Người xưa thường ưa thích văn thơ. Họ cho rằng thơ văn là phát tiết của tinh hoa, chính khí và chí hướng của kẻ sĩ. Lắm lúc có những thi nhân nhỏ tuổi mà văn thơ quá xuất chúng thì đa phần sẽ yểu mệnh vì tinh hoa phát tiết quá sớm.
Lời thơ văn mà ta yêu thích là vì có sự tương đồng với tâm tư của tác giả. Khéo phân tích thì ta thậm chí có thể thấy được vận số của mình trong cái nét tinh hoa đó.
Có câu chuyện như sau. Một vị thầy già thấy trời mưa nên học trò không về được mà ứng khẩu một câu:
- Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách.
( Trời mưa không xiềng xích nhưng vẫn giữ được chân người khách)
Có anh học trò nhanh ý đối lại một câu như sau:
- Sắc bất ba đào dị mịch nhân.
( Nhan sắc không phải sóng to bão lớn mà vẫn có thể làm người đắm chìm)
Câu thơ đối hay là vậy, ý tứ lại rất chỉnh chu. Ai cũng khen hay nhưng vị thầy trong lòng lại có chút phần tiếc nuối. Tiếc vì nỗi cậu học trò mình giỏi nhưng tương lai e là sẽ bị cái họa lớn vì nhan sắc. Sau quả cậu học trò bị họa vì nhan sắc.
Đó là chuyện xưa, xin kể một câu chuyện hiện tại gần đây. Tôi có quen một người phụ nữ. Từ trẻ đã rất thích câu thơ sau:
"Đập cổ kính ra tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại để dành hơi. "
Cái ý tứ bài thơ này thật hay lắm nhưng nó uẩn ức trong đó là sự nhung nhớ vì xa cách người mình yêu thương. Đời tình cảm luôn chỉ nằm trong hoài niệm. Quả vậy, trong lúc mặn nồng yêu thương thì chồng cô ta luôn đi xa, ít khi ở gần. Còn lúc ở gần nhau thì hai người lại cứ như xa cách...
Hay như tôi có một người quen thích câu thơ sau:
"Khách về bỏ dở chung trà nguội
Mới biết tri âm chẳng dễ là "
Câu thơ này hay nhưng ẩn trong đó là một sự lạc điệu, thiếu vắng đi một tình tri kỉ lứa đôi, bầu bạn đêm ngày. Ngoài ra ta cũng thấy được tâm tư mong muốn kiếm được người tâm giao hiểu mình. Tiếc thay người không hiểu mình thì nhiều. Người thật hiểu được mình, "tri được âm" của mình thật rất ít. Quả đời cô ta đúng là như vậy.
Vài dòng tản mạn,
Vậy câu thơ mà bạn thích nhất là gì? Hãy cho tôi biết. Biết đâu nếu đầy đủ nhân duyên tôi sẽ luận được vận số của đời bạn qua câu thơ đó.
~ nguồn fb Tử Minh
Vậy câu thơ mà bạn thích nhất là gì? Biết đâu qua đó bạn tự thấy được vận số của chính mình.
Lời thơ văn mà ta yêu thích là vì có sự tương đồng với tâm tư của tác giả. Khéo phân tích thì ta thậm chí có thể thấy được vận số của mình trong cái nét tinh hoa đó.
Có câu chuyện như sau. Một vị thầy già thấy trời mưa nên học trò không về được mà ứng khẩu một câu:
- Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách.
( Trời mưa không xiềng xích nhưng vẫn giữ được chân người khách)
Có anh học trò nhanh ý đối lại một câu như sau:
- Sắc bất ba đào dị mịch nhân.
( Nhan sắc không phải sóng to bão lớn mà vẫn có thể làm người đắm chìm)
Câu thơ đối hay là vậy, ý tứ lại rất chỉnh chu. Ai cũng khen hay nhưng vị thầy trong lòng lại có chút phần tiếc nuối. Tiếc vì nỗi cậu học trò mình giỏi nhưng tương lai e là sẽ bị cái họa lớn vì nhan sắc. Sau quả cậu học trò bị họa vì nhan sắc.
Đó là chuyện xưa, xin kể một câu chuyện hiện tại gần đây. Tôi có quen một người phụ nữ. Từ trẻ đã rất thích câu thơ sau:
"Đập cổ kính ra tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại để dành hơi. "
Cái ý tứ bài thơ này thật hay lắm nhưng nó uẩn ức trong đó là sự nhung nhớ vì xa cách người mình yêu thương. Đời tình cảm luôn chỉ nằm trong hoài niệm. Quả vậy, trong lúc mặn nồng yêu thương thì chồng cô ta luôn đi xa, ít khi ở gần. Còn lúc ở gần nhau thì hai người lại cứ như xa cách...
Hay như tôi có một người quen thích câu thơ sau:
"Khách về bỏ dở chung trà nguội
Mới biết tri âm chẳng dễ là "
Câu thơ này hay nhưng ẩn trong đó là một sự lạc điệu, thiếu vắng đi một tình tri kỉ lứa đôi, bầu bạn đêm ngày. Ngoài ra ta cũng thấy được tâm tư mong muốn kiếm được người tâm giao hiểu mình. Tiếc thay người không hiểu mình thì nhiều. Người thật hiểu được mình, "tri được âm" của mình thật rất ít. Quả đời cô ta đúng là như vậy.
Vài dòng tản mạn,
Vậy câu thơ mà bạn thích nhất là gì? Hãy cho tôi biết. Biết đâu nếu đầy đủ nhân duyên tôi sẽ luận được vận số của đời bạn qua câu thơ đó.
~ nguồn fb Tử Minh
Vậy câu thơ mà bạn thích nhất là gì? Biết đâu qua đó bạn tự thấy được vận số của chính mình.