Đây là những đúc rút của thầy Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên, TP Hà Nội) chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân về kỷ niệm của nhà trường với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một cựu học sinh xuất sắc của ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử trong sự nghiệp “trồng người” đáng tự hào này.
Bài học lớn về đạo lý “tôn sư trọng đạo” từ Tổng Bí thư
Đúng giờ hẹn với thầy Lê Trung Kiên, chúng tôi có mặt tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, ngôi trường Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng theo học trong 6 năm từ 1957-1963 để ghi lại những lời tâm tư, tình cảm của thầy và trò nơi đây.
Bước chân vào sân trường, ấn tượng ngay giây phút ban đầu với chúng tôi là lá cờ rủ đã được nhà trường treo lên, bất giác một cảm xúc nghẹn ngào xâm chiếm tâm trí tất cả chúng tôi, có lẽ đây cũng là cảm xúc chung của hàng triệu người dân Việt Nam lúc này, cảm xúc của một sự mất mát, tiếc thương… Như hiểu tâm tư của chúng tôi lúc đó, thầy Kiên cũng bộc bạch xúc động: “Khi các phương tiện thông tin chính thống phát đi thông báo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, dẫu biết sinh lão bệnh tử là quy luật nhân sinh nhưng bản thân tôi cùng toàn thể các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều vẫn không khỏi bàng hoàng, tiếc thương vô hạn một cựu học sinh xuất sắc, một nhà lãnh đạo lớn của Đảng, Nhà nước suốt đời cống hiến vì nước vì dân”.
Sau một vài phút, khi cảm xúc lắng xuống, thầy Kiên chia sẻ rằng, trong quá trình công tác, thầy vinh dự được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đôi ba lần, trong đó một kỷ niệm sẽ không bao giờ quên được đối với thầy.
Đó là vào cuối năm 2020, Trường Nguyễn Gia Thiều kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập. Thầy Lê Trung Kiên với chức trách là hiệu trưởng nhà trường, đã vinh dự được gặp trực tiếp đưa thư mời Tổng Bí thư về dự lễ kỷ niệm của trường. Ấn tượng đầu tiên của các thầy cô có mặt khi đó là Tổng Bí thư đã mở lời “em chào thầy, em chào cô”. Cách xưng hô “em” với “thầy cô” đã khiến cho thầy cô nhà trường khi đó lặng người đi vì xúc động. Bởi lẽ, ai có thể ngờ trên cương vị là người đứng đầu Đảng, Nhà nước, quyền cao chức trọng là vậy nhưng Tổng Bí thư vẫn luôn giữ một sự tế nhị, thân tình, khiêm nhường hiếm có. Tiếp các thầy cô trường cũ dù họ chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu mình nhưng Tổng Bí thư vẫn một mực thể hiện sự tôn trọng, trân quý nghề nhà giáo khi gọi “thầy cô” xưng “em”.
Cũng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Ttrường Nguyễn Gia Thiều, đức tính khiêm nhường, tinh thần tôn sư trọng đạo cũng được Tổng Bí thư thể hiện qua những ứng xử, lời nói tri ân với các thầy cô giáo, đặc biệt đối với thầy giáo từng chủ nhiệm lớp mình. Theo lời kể của thầy Kiên, khi gặp thầy Lê Đức Giảng, giáo viên chủ nhiệm lớp 10B khi xưa, Tổng Bí thư đã dùng những ngôn từ hết sức gần gũi, chu đáo và tế nhị. Khi Tổng Bí thư hỏi về tình hình mọi người trong gia đình của thầy giáo chủ nhiệm, Tổng Bí thư hỏi là “thầy ơi sức khỏe của cô thế nào”, hỏi về các con của thầy thì Tổng Bí thư đều hỏi là “các em trong nhà mình ra sao”. Tất cả những ngôn từ dung dị, gần gũi này đều thể hiện một giá trị tuyệt đối trong tinh thần tôn sư trọng đạo, sự tôn kính dành cho những người thầy của mình.
Được tận mắt chứng kiến những đức tính cao đẹp, nhân cách lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thầy và trò trường Nguyễn Gia Thiều hôm nay luôn trân trọng và xem đây là tấm gương soi để rèn giũa bản thân ngày một tiến bộ, trưởng thành. “May mắn thầy trò chúng tôi được tiếp xúc với Tổng Bí thư, chúng tôi học được rất nhiều bài học vô giá về đạo làm thầy, làm trò, đạo lý tôn sư trọng đạo vô cùng nhân văn của dân tộc Việt Nam, từ đó ra sức rèn đức, luyện tài, thêm yêu nghề, thêm trách nhiệm với sự nghiệp “trồng người”, thầy Kiên xúc động nói.
Tư duy giáo dục của Tổng Bí thư là kim chỉ nam cho hành động
Chúng ta đều biết rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận rất lỗi lạc, nhà cách mạng kiên trung, tư tưởng của Tổng Bí thư cũng mang đến thế giới quan rất phong phú trên mọi lĩnh vực từ văn hóa, kinh tế cho đến chính trị, đời sống xã hội, giúp đất nước ta có được vị thế, cơ đồ như ngày hôm nay. Trả lời cho câu hỏi của phóng viên “Tư duy, triết lý giáo dục của nhà trường có chịu ảnh hưởng, tác động từ tư tưởng, tư duy của Tổng Bí thư hay không?". Về vấn đề này, thầy Hiệu trưởng Lê Trung Kiên khẳng định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một chiến sĩ cộng sản kiên trung, tài đức và còn là cựu học sinh của trường, do đó chắc chắn rằng tư duy giáo dục, tư tưởng, đạo đức lối sống của Tổng Bí thư sẽ luôn được vận dụng, lan tỏa trong nhà trường, để các thế hệ học sinh luôn tự hào rằng nhà trường đã từng có một học sinh ưu tú như vậy.
“Trong quá trình phát triển, nhà trường luôn vận dụng được lý luận tư tưởng của Tổng Bí thư vào vấn đề giáo dục các thế hệ học sinh. Đó là tình yêu thương đất nước, tình yêu thương con người và sự nỗ lực trong từng giờ học để xây dựng đội ngũ thanh niên có trí tuệ, dám mơ ước, có hoài bão trong tương lai”, thầy Kiên giãi bày.
Theo thầy Kiên, hiện nay nhà trường đang theo đuổi giá trị cốt lõi là trường học hạnh phúc, nơi dành tặng tình yêu thương. Nhà trường quan niệm sự thành công của mỗi học sinh là niềm hạnh phúc không chỉ của gia đình các em mà còn là của nhà trường và cả các thầy cô; hạnh phúc của học trò là được đón nhận tình yêu thương, dạy dỗ và được phát triển toàn diện về năng lực, thể chất cũng như phẩm chất đạo đức.
Rèn đức luyện tài theo gương sáng Tổng Bí thư
Trái tim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ngừng đập, nhưng những giá trị về tư tưởng, những lời căn dặn mang tính nhân văn sâu sắc, nhân cách sáng ngời của Tổng Bí thư để lại cho đời, cho nhân dân Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị.
Trong thâm tâm thầy trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi là niềm tự hào, là hiện thân của tinh thần tận hiến đến cuối đời cho Tổ quốc và nhân dân, là nguồn cảm hứng bất diệt cho các thế hệ giáo viên và học sinh của nhà trường noi theo, không ngừng tu dưỡng, hoàn thiện nhân cách, đạo đức và lối sống.
Cô Vũ Kim Phượng, giáo viên dạy Văn có thâm niên tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều may mắn được tiếp xúc mỗi dịp Tổng Bí thư về thăm trường; được tin Tổng Bí thư từ trần cô không khỏi nghẹn ngào, xót xa, cảm giác mất mát khó diễn tả thành lời... Hồi tưởng những lần Tổng Bí thư về thăm trường, cô nói: "Những bài học mà Tổng Bí thư định hướng cho nhà trường thật sự rất gần gũi, đặc biệt là về công tác giáo dục con người, nhân cách của học sinh. Qua những bài phát biểu hay câu chuyện chân tình của Tổng Bí thư, cũng chính là mong muốn của Tổng Bí thư với thế hệ sau trở thành những con người đủ đức, đủ tài, có ích cho xã hội, chúng tôi lĩnh hội được rằng bên cạnh việc giáo dục tri thức thì việc giáo dục về nhân cách học sinh cũng rất quan trọng”, cô nói.
Em Nguyễn Đức Tuấn, cũng như bao học sinh khác đã và đang học tập dưới mái trường này cảm thấy vô cùng tự hào là học sinh tại ngôi trường Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng học tập.
Tuấn cũng chia sẻ rằng, tuy chưa được gặp Tổng Bí thư trực tiếp nhưng thông qua những nội dung giáo dục truyền thống của nhà trường, các em luôn ghi nhớ những điều nhắn nhủ của Tổng Bí thư đến thế hệ mai sau, không ngừng cố gắng trong học tập, tu dưỡng đạo đức, nhân cách, noi gương theo Tổng Bí thư để trở thành công dân có ích cho xã hội.
Học tập và thấm nhuần những lời căn dặn của Tổng Bí thư, với sự nỗ lực phấn đấu bền bỉ của cả thầy và trò nhà trường, trong nhiều năm qua Trường THPT Nguyễn Gia Thiều luôn nằm trong tốp đầu những trường có chất lượng đầu vào cao nhất của TP Hà Nội, hàng năm nhà trường luôn đạt được nhiều thành tích cao trong công tác giảng dạy và học tập. Đặc biệt, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, nhà trường vinh dự có em Nguyễn Hà Nhi, học sinh lớp 12 D1 là thủ khoa toàn quốc với 3 điểm 10.
Về định hướng của nhà trường trong thời gian tới, thầy Lê Trung Kiên khẳng định phát huy những hiệu quả trong phương pháp giáo dục những năm qua, trong chương trình học tập, nhà trường sẽ đưa hình ảnh đậm nét hơn, có chiều sâu hơn có tính nhân văn sâu sắc về tư tưởng, phong cách sống và tinh thần chiến sĩ cách mạng trung kiên của Tổng Bí thư để thế hệ học sinh nhà trường hôm nay cũng như mai sau mãi noi gương, học tập theo, để sau này các em sẽ trở thành những người công dân tốt, mẫu mực, tiêu biểu góp phần vào xây dựng tiền đồ đất nước thêm phần to đẹp hơn.
Bài, ảnh: ĐOÀN TRUNG - PHẠM ĐIỆP
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Chính trị xem các tin, bài liên quan.
Xem tiếp...
Bài học lớn về đạo lý “tôn sư trọng đạo” từ Tổng Bí thư
Đúng giờ hẹn với thầy Lê Trung Kiên, chúng tôi có mặt tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, ngôi trường Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng theo học trong 6 năm từ 1957-1963 để ghi lại những lời tâm tư, tình cảm của thầy và trò nơi đây.
Bước chân vào sân trường, ấn tượng ngay giây phút ban đầu với chúng tôi là lá cờ rủ đã được nhà trường treo lên, bất giác một cảm xúc nghẹn ngào xâm chiếm tâm trí tất cả chúng tôi, có lẽ đây cũng là cảm xúc chung của hàng triệu người dân Việt Nam lúc này, cảm xúc của một sự mất mát, tiếc thương… Như hiểu tâm tư của chúng tôi lúc đó, thầy Kiên cũng bộc bạch xúc động: “Khi các phương tiện thông tin chính thống phát đi thông báo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, dẫu biết sinh lão bệnh tử là quy luật nhân sinh nhưng bản thân tôi cùng toàn thể các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều vẫn không khỏi bàng hoàng, tiếc thương vô hạn một cựu học sinh xuất sắc, một nhà lãnh đạo lớn của Đảng, Nhà nước suốt đời cống hiến vì nước vì dân”.
Sau một vài phút, khi cảm xúc lắng xuống, thầy Kiên chia sẻ rằng, trong quá trình công tác, thầy vinh dự được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đôi ba lần, trong đó một kỷ niệm sẽ không bao giờ quên được đối với thầy.
Đó là vào cuối năm 2020, Trường Nguyễn Gia Thiều kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập. Thầy Lê Trung Kiên với chức trách là hiệu trưởng nhà trường, đã vinh dự được gặp trực tiếp đưa thư mời Tổng Bí thư về dự lễ kỷ niệm của trường. Ấn tượng đầu tiên của các thầy cô có mặt khi đó là Tổng Bí thư đã mở lời “em chào thầy, em chào cô”. Cách xưng hô “em” với “thầy cô” đã khiến cho thầy cô nhà trường khi đó lặng người đi vì xúc động. Bởi lẽ, ai có thể ngờ trên cương vị là người đứng đầu Đảng, Nhà nước, quyền cao chức trọng là vậy nhưng Tổng Bí thư vẫn luôn giữ một sự tế nhị, thân tình, khiêm nhường hiếm có. Tiếp các thầy cô trường cũ dù họ chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu mình nhưng Tổng Bí thư vẫn một mực thể hiện sự tôn trọng, trân quý nghề nhà giáo khi gọi “thầy cô” xưng “em”.
Cũng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Ttrường Nguyễn Gia Thiều, đức tính khiêm nhường, tinh thần tôn sư trọng đạo cũng được Tổng Bí thư thể hiện qua những ứng xử, lời nói tri ân với các thầy cô giáo, đặc biệt đối với thầy giáo từng chủ nhiệm lớp mình. Theo lời kể của thầy Kiên, khi gặp thầy Lê Đức Giảng, giáo viên chủ nhiệm lớp 10B khi xưa, Tổng Bí thư đã dùng những ngôn từ hết sức gần gũi, chu đáo và tế nhị. Khi Tổng Bí thư hỏi về tình hình mọi người trong gia đình của thầy giáo chủ nhiệm, Tổng Bí thư hỏi là “thầy ơi sức khỏe của cô thế nào”, hỏi về các con của thầy thì Tổng Bí thư đều hỏi là “các em trong nhà mình ra sao”. Tất cả những ngôn từ dung dị, gần gũi này đều thể hiện một giá trị tuyệt đối trong tinh thần tôn sư trọng đạo, sự tôn kính dành cho những người thầy của mình.
Được tận mắt chứng kiến những đức tính cao đẹp, nhân cách lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thầy và trò trường Nguyễn Gia Thiều hôm nay luôn trân trọng và xem đây là tấm gương soi để rèn giũa bản thân ngày một tiến bộ, trưởng thành. “May mắn thầy trò chúng tôi được tiếp xúc với Tổng Bí thư, chúng tôi học được rất nhiều bài học vô giá về đạo làm thầy, làm trò, đạo lý tôn sư trọng đạo vô cùng nhân văn của dân tộc Việt Nam, từ đó ra sức rèn đức, luyện tài, thêm yêu nghề, thêm trách nhiệm với sự nghiệp “trồng người”, thầy Kiên xúc động nói.
Tư duy giáo dục của Tổng Bí thư là kim chỉ nam cho hành động
Chúng ta đều biết rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận rất lỗi lạc, nhà cách mạng kiên trung, tư tưởng của Tổng Bí thư cũng mang đến thế giới quan rất phong phú trên mọi lĩnh vực từ văn hóa, kinh tế cho đến chính trị, đời sống xã hội, giúp đất nước ta có được vị thế, cơ đồ như ngày hôm nay. Trả lời cho câu hỏi của phóng viên “Tư duy, triết lý giáo dục của nhà trường có chịu ảnh hưởng, tác động từ tư tưởng, tư duy của Tổng Bí thư hay không?". Về vấn đề này, thầy Hiệu trưởng Lê Trung Kiên khẳng định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một chiến sĩ cộng sản kiên trung, tài đức và còn là cựu học sinh của trường, do đó chắc chắn rằng tư duy giáo dục, tư tưởng, đạo đức lối sống của Tổng Bí thư sẽ luôn được vận dụng, lan tỏa trong nhà trường, để các thế hệ học sinh luôn tự hào rằng nhà trường đã từng có một học sinh ưu tú như vậy.
“Trong quá trình phát triển, nhà trường luôn vận dụng được lý luận tư tưởng của Tổng Bí thư vào vấn đề giáo dục các thế hệ học sinh. Đó là tình yêu thương đất nước, tình yêu thương con người và sự nỗ lực trong từng giờ học để xây dựng đội ngũ thanh niên có trí tuệ, dám mơ ước, có hoài bão trong tương lai”, thầy Kiên giãi bày.
Theo thầy Kiên, hiện nay nhà trường đang theo đuổi giá trị cốt lõi là trường học hạnh phúc, nơi dành tặng tình yêu thương. Nhà trường quan niệm sự thành công của mỗi học sinh là niềm hạnh phúc không chỉ của gia đình các em mà còn là của nhà trường và cả các thầy cô; hạnh phúc của học trò là được đón nhận tình yêu thương, dạy dỗ và được phát triển toàn diện về năng lực, thể chất cũng như phẩm chất đạo đức.
Rèn đức luyện tài theo gương sáng Tổng Bí thư
Trái tim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ngừng đập, nhưng những giá trị về tư tưởng, những lời căn dặn mang tính nhân văn sâu sắc, nhân cách sáng ngời của Tổng Bí thư để lại cho đời, cho nhân dân Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị.
Trong thâm tâm thầy trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi là niềm tự hào, là hiện thân của tinh thần tận hiến đến cuối đời cho Tổ quốc và nhân dân, là nguồn cảm hứng bất diệt cho các thế hệ giáo viên và học sinh của nhà trường noi theo, không ngừng tu dưỡng, hoàn thiện nhân cách, đạo đức và lối sống.
Cô Vũ Kim Phượng, giáo viên dạy Văn có thâm niên tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều may mắn được tiếp xúc mỗi dịp Tổng Bí thư về thăm trường; được tin Tổng Bí thư từ trần cô không khỏi nghẹn ngào, xót xa, cảm giác mất mát khó diễn tả thành lời... Hồi tưởng những lần Tổng Bí thư về thăm trường, cô nói: "Những bài học mà Tổng Bí thư định hướng cho nhà trường thật sự rất gần gũi, đặc biệt là về công tác giáo dục con người, nhân cách của học sinh. Qua những bài phát biểu hay câu chuyện chân tình của Tổng Bí thư, cũng chính là mong muốn của Tổng Bí thư với thế hệ sau trở thành những con người đủ đức, đủ tài, có ích cho xã hội, chúng tôi lĩnh hội được rằng bên cạnh việc giáo dục tri thức thì việc giáo dục về nhân cách học sinh cũng rất quan trọng”, cô nói.
Em Nguyễn Đức Tuấn, cũng như bao học sinh khác đã và đang học tập dưới mái trường này cảm thấy vô cùng tự hào là học sinh tại ngôi trường Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng học tập.
Tuấn cũng chia sẻ rằng, tuy chưa được gặp Tổng Bí thư trực tiếp nhưng thông qua những nội dung giáo dục truyền thống của nhà trường, các em luôn ghi nhớ những điều nhắn nhủ của Tổng Bí thư đến thế hệ mai sau, không ngừng cố gắng trong học tập, tu dưỡng đạo đức, nhân cách, noi gương theo Tổng Bí thư để trở thành công dân có ích cho xã hội.
Học tập và thấm nhuần những lời căn dặn của Tổng Bí thư, với sự nỗ lực phấn đấu bền bỉ của cả thầy và trò nhà trường, trong nhiều năm qua Trường THPT Nguyễn Gia Thiều luôn nằm trong tốp đầu những trường có chất lượng đầu vào cao nhất của TP Hà Nội, hàng năm nhà trường luôn đạt được nhiều thành tích cao trong công tác giảng dạy và học tập. Đặc biệt, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, nhà trường vinh dự có em Nguyễn Hà Nhi, học sinh lớp 12 D1 là thủ khoa toàn quốc với 3 điểm 10.
Về định hướng của nhà trường trong thời gian tới, thầy Lê Trung Kiên khẳng định phát huy những hiệu quả trong phương pháp giáo dục những năm qua, trong chương trình học tập, nhà trường sẽ đưa hình ảnh đậm nét hơn, có chiều sâu hơn có tính nhân văn sâu sắc về tư tưởng, phong cách sống và tinh thần chiến sĩ cách mạng trung kiên của Tổng Bí thư để thế hệ học sinh nhà trường hôm nay cũng như mai sau mãi noi gương, học tập theo, để sau này các em sẽ trở thành những người công dân tốt, mẫu mực, tiêu biểu góp phần vào xây dựng tiền đồ đất nước thêm phần to đẹp hơn.
Bài, ảnh: ĐOÀN TRUNG - PHẠM ĐIỆP
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Chính trị xem các tin, bài liên quan.
Xem tiếp...