Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa tổ chức hội nghị đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn. Theo thống kê, hiện Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Doanh thu của các làng nghề ước đạt hơn 24.000 tỷ đồng/năm. Tuy vậy, làng nghề Hà Nội vẫn bộc lộ bất cập, chưa tương xứng tiềm năng và lợi thế. Chuỗi liên kết giá trị của nhiều làng nghề còn hạn chế, cơ sở hạ tầng và công nghệ chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nhỏ lẻ hoạt động tại các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn. Thành phố đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ làng nghề, nhưng còn nhỏ lẻ, lồng ghép, thiếu chiến lược phát triển tổng thể dài hạn, ít nhất là chiến lược phát triển trong 10 năm tới...

Tại buổi đối thoại, hàng chục doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản xuất tại các làng nghề đã phản ánh, kiến nghị nhiều vấn đề bất cập liên quan các lĩnh vực quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề; xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu... Bà Nguyễn Thị Lương, đại diện Công ty Mây tre đan xuất khẩu Hiền Lương (xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên) cho biết, công ty chuyên làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu, châu Mỹ.

Thời gian qua, công ty nhận được sự hỗ trợ của thành phố và huyện trong công tác đào tạo nghề, nhất là các mặt hàng xuất khẩu được hỗ trợ 100% về thuế suất; thủ tục hải quan... Tuy nhiên, công ty vẫn gặp những khó khăn về chi phí vận chuyển, thiếu mặt bằng để sản xuất. Do đó, công ty kiến nghị thành phố tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất, tiếp cận các gói vay ưu đãi; hỗ trợ xúc tiến thương mại, nhất là được tham gia các hội chợ quốc tế...

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Phú Thành Phát (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên) cho biết: “Lao động ở các làng nghề hiện chủ yếu là người già, nông dân, sản xuất mang tính chất “cha truyền, con nối”, chưa được đào tạo bài bản. Do đó, đề nghị thành phố hỗ trợ các chương trình đào tạo nghề để nâng cao kỹ thuật, tay nghề, khuyến khích người dân tham gia học tập, sản xuất, làm nghề thủ công truyền thống”. Ông Lê Văn Nguyên, chủ cơ sở sản xuất tranh thêu tay truyền thống Xuân Nguyên (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín) đề nghị được hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; được đào tạo, tập huấn bán hàng online để bắt nhịp với xu hướng tiêu dùng hiện đại.

Về vấn đề vốn vay, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh thành phố Hà Nội cho biết, ngành ngân hàng đã có các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, khách hàng; có những sản phẩm gói tín dụng, sản phẩm vay ưu đãi tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp làng nghề có thể tiếp cận... Thành phố hiện có Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội. Nếu các doanh nghiệp làng nghề có nhu cầu vay vốn thì liên hệ với quỹ này để được hướng dẫn thủ tục.


Liên quan vấn đề xúc tiến thương mại, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội (HPA) Nguyễn Ánh Dương cho biết, HPA đã phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức, tham gia nhiều hội chợ, triển lãm tại Hà Nội và các địa phương trên cả nước. Tại các hội chợ này, HPA đã xây dựng không gian trưng bày, giới thiệu và trình diễn sản phẩm làng nghề. HPA mong muốn tiếp tục kết nối với các hiệp hội, doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm làng nghề tại các chương trình lớn như: Ðặc sản vùng miền, các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô...

Thành phố đang xây dựng “Ðề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050” nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề; trong đó, tập trung bảo tồn và phát huy giá trị, tôn vinh nghệ nhân; bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống; phát triển nghề mới; phát triển các dịch vụ hỗ trợ...

Nguyễn Xuân Ðại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đánh giá, lĩnh vực làng nghề của Thủ đô vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng, chưa tương xứng với tiềm năng. Thời gian tới, thành phố sẽ có chính sách thông thoáng hơn để người sản xuất tại làng nghề tiếp cận đất đai, nguồn vốn, khoa học công nghệ, thị trường thuận lợi hơn.

Ðồng thời, lãnh đạo thành phố sẽ chỉ đạo các sở, ngành cụ thể hóa thành các chương trình, đề án, kế hoạch để Luật Thủ đô (sửa đổi) đi vào thực tiễn, thúc đẩy phát triển các làng nghề. Lãnh đạo thành phố mong muốn nhận được sự ủng hộ và tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thủ đô, nhằm thúc đẩy làng nghề phát triển, hướng đến xây dựng Thủ đô “văn hiến-văn minh-hiện đại”.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom