- Bài viết
- 320
- Xu
- 17,282
Tết Trùng Dương (hay còn gọi là Tết Trùng Cửu) là một trong những ngày lễ quan trọng của người Trung Quốc, được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 âm lịch hàng năm. Tết Trùng Dương có lịch sử lâu đời và mang nhiều ý nghĩa đặc biệt.
Người Trung Quốc xưa tính ngày tháng theo âm lịch. Khi đó, họ quan niệm khi hai số 9 (九 /jiǔ/) hợp nhất, một năm mới bắt đầu, vạn vật vươn mình đổi mới. Vì vậy, họ tin rằng ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch là một ngày tốt lành và đáng được kỷ niệm. Bên cạnh đó, vào ngày này, mặt trời và mặt trăng trùng nhau vào ngày thứ chín, do vậy, cái tên “Trùng Cửu” ( 重九 /chóng jiǔ/ – nghĩa là hai số 9 trùng nhau) ra đời. Thêm vào đó, theo “Kinh dịch”, số 9 cũng đồng thời là số dương nên ngày này còn có một cái tên khác là “Trùng Dương” ( 重阳 /chóng yáng/) .
Ở Trung Quốc, Tết Trùng Dương có nguồn gốc từ một loạt các truyền thuyết và điển cố điển tích. Dưới đây là hai câu chuyện được biết đến nhiều nhất về ngày lễ này:
Bài viết Tết Trùng Cửu sao lại gọi là Trùng Dương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bề Đề Cổ Tự.
Xem tiếp...
Vì sao có tên gọi là Tết Trùng Cửu ?
Người Trung Quốc xưa tính ngày tháng theo âm lịch. Khi đó, họ quan niệm khi hai số 9 (九 /jiǔ/) hợp nhất, một năm mới bắt đầu, vạn vật vươn mình đổi mới. Vì vậy, họ tin rằng ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch là một ngày tốt lành và đáng được kỷ niệm. Bên cạnh đó, vào ngày này, mặt trời và mặt trăng trùng nhau vào ngày thứ chín, do vậy, cái tên “Trùng Cửu” ( 重九 /chóng jiǔ/ – nghĩa là hai số 9 trùng nhau) ra đời. Thêm vào đó, theo “Kinh dịch”, số 9 cũng đồng thời là số dương nên ngày này còn có một cái tên khác là “Trùng Dương” ( 重阳 /chóng yáng/) .
Nguồn gốc của ngày Tết Trùng Cửu
Ở Trung Quốc, Tết Trùng Dương có nguồn gốc từ một loạt các truyền thuyết và điển cố điển tích. Dưới đây là hai câu chuyện được biết đến nhiều nhất về ngày lễ này:
- Câu chuyện thứ nhất là vào thời Đông Hán, Hoàn Cảnh – người huyện Nhữ Nam đã bái sư học tập để loại trừ dịch bệnh. Sau 9 năm học tập miệt mài, Hoàn Cảnh cuối cùng đã đánh bại được bệnh dịch. Sau đó, để phòng ngừa dịch bệnh tái bùng phát, vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch, Hoàn Cảnh đã đưa người dân lên núi cao lánh nạn. Kể từ đó, người dân cứ vào mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm sẽ lên núi cao để phòng ngừa bệnh dịch, dần dần hình thành nên tập tục Tết Trùng Dương.
- Câu chuyện thứ hai kể rằng vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch, khi người xưa lên núi hái cây thù du (một loại tiêu), họ thường đem theo một bình rượu hoa cúc để xua đuổi tà ma. Rượu hoa cúc có công dụng dưỡng nhan, giúp thân thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật. Từ đó, uống rượu hoa cúc và ngắm hoa cúc trong ngày này dần trở thành tập tục dân gian của Tết Trùng Dương cổ đại.
Người Trung Quốc làm gì vào ngày Tết Trùng Dương ?
- Một trong những hoạt động truyền thống phổ biến nhất là leo núi. Sau ngày Trùng Dương là mùa đông, cây cối không có sức sống, không thích hợp để đi chơi ở vùng ngoại ô. Vì thế, Tết Trùng Dương là cơ hội đi chơi sau cùng của mọi người khi thời tiết sang đông. Vào Tết Trùng Dương hàng năm, thành phố Thái An (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) nằm ở chân núi Thái Sơn thường tổ chức cuộc thi leo núi, thu hút nhiều người đến tham gia.
- Hàng năm đến Tết Trùng Dương, khắp nơi trong cả nước sẽ tổ chức các hoạt động theo chủ đề kính lão bởi Tết Trùng Dương cũng được coi là Tết của người cao tuổi. Kính trọng người cao tuổi, quan tâm đến mọi mặt và chăm sóc người cao tuổi đã trở thành nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người con, mỗi gia đình, mỗi một vùng miền và cả nước Trung Quốc.
- Trong quan niệm phong tục dân gian, chữ “九九” (cửu cửu) đồng âm với “久久” (cửu cửu) – nghĩa là trường tồn lâu dài, ngụ ý cầu mong mạnh khỏe trường thọ. Do vậy, hàng năm cứ đến dịp Tết Trùng Dương mồng 9 tháng 9 âm lịch, nhiều người Trung Quốc lại dìu già dắt trẻ, đi leo núi, ngắm hoa cúc, ăn bánh bò,…
Món ăn phổ biến trong ngày Tết Trùng Dương – 重阳糕
- Vào dịp Tết Trùng Cửu, người ta còn làm loại bánh mang tên “bánh Trùng Dương”. Loại bánh này bắt nguồn từ những nơi không có núi. Trong tiếng Hán, “糕点” nghĩa là bánh điểm tâm, trong đó có chữ “糕” (cao) phát âm giống với chữ “高” (cao) trong từ “登高” (lên cao). Vì vậy, mọi người cho rằng, ăn bánh Trùng Dương còn có thể thay thế cho việc leo lên núi cao.
- Ở những khu vực không có núi non, việc chế biến bánh Trùng Dương được biến tấu và kết hợp hài hòa với đặc trưng ẩm thực các vùng miền. Các loại bánh Trùng Dương không chỉ sử dụng nguyên liệu khác nhau mà ngay cách chế biến cũng khác nhau. Chính vì vậy, hương vị của bánh Trùng Dương trở nên vô cùng phong phú và đa dạng.
-
Bài viết Tết Trùng Cửu sao lại gọi là Trùng Dương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bề Đề Cổ Tự.
Xem tiếp...