Tân Thủ tướng Anh Keir Starmer và chiến lược “chiếc bình nhà Minh”

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Chiến lược “chiếc bình nhà Minh”

Tân Thủ tướng Keir Starmer có ít nhất ba điểm chung với cựu Thủ tướng Anh Tony Blair.


Trước hết, ngôi nhà số 10 Phố Downing (Phủ thủ tướng) từng là nơi Công đảng đặt trụ sở. Ông Starmer giống như người tiền nhiệm Tony Blair, sau chiến thắng của Công đảng trong cuộc tổng tuyển cử ở Anh vào ngày 4-7, đã trở thành chủ nhân ngôi nhà số 10 Phố Downing.


Thứ hai, với số điểm áp đảo mà Công đảng đã giành được, bảo đảm cho đảng này có 412 ghế trong tổng số 650 ghế tại Hạ viện, nhiều hơn 326 ghế cần thiết để đạt được đa số tuyệt đối. Con số này gần bằng mức 418 ghế mà Công đảng giành được trong chiến thắng năm 1997 dưới sự dẫn dắt của ông Tony Blair.


Cuối cùng, hai chiến dịch tranh cử của ông Blair và ông Starmer đều gắn liền với cùng một chiến lược, đó là “chiếc bình nhà Minh”.


 
“Chiếc bình nhà Minh vẫn an toàn,” một người Anh viết trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) ngày 5-7. “Đã đến lúc cắm vài bông hoa vào chiếc bình thời Minh này và chiêm ngưỡng chúng”, một người khác viết. Trong khi đó, một cư dân mạng ở Scotland bày tỏ trên mạng xã hội X: “Khi ai đó hỏi tôi muốn gì trong sinh nhật tới, tôi sẽ trả lời là “một chiếc bình nhà Minh”.


Sự tương đồng này về mặt lịch sử được cho là do thủ lĩnh Công đảng, ông Roy Jenkins, người qua đời năm 2003. Trước chiến thắng lịch sử năm 1997 của ông Blair, ông Jenkins đã so sánh vị cố vấn Blair của mình với hình ảnh một người đàn ông “đi ngang qua căn phòng có sàn bóng loáng mang theo một chiếc bình thời Minh có giá trị không thể đánh giá được”. Ngày nay, “chiếc bình nhà Minh” được mô tả là một chiến lược, trong đó có cách đi an toàn để duy trì vị trí dẫn đầu.


Chiến dịch thực tế và không có bất ngờ


Hình ảnh này xuyên suốt chiến dịch tranh cử của ông Starmer. Một chiến dịch mà ông Starmer không mang đến những đề xuất hay bất ngờ mới nào. Thay vào đó, lãnh đạo Công đảng sử dụng những thất bại của phe bảo thủ, giữa những hớ hênh và bê bối, để lên chiến lược tranh cử cho chính mình. Tuy nhiên, chiến lược này khi đó bị coi là thiếu lôi cuốn hoặc thậm chí nhàm chán. Trong cuộc phỏng vấn với Guardian hai ngày trước cuộc tranh luận đầu tiên ngày 4-6 với đối thủ Rishi Sunak, ông Starmer vẫn giữ thái độ “bình tĩnh và cân nhắc” khi nói: “Tôi đã mang chiếc bình này được một thời gian rồi, tôi sẽ tránh bị cám dỗ để tung hứng với nó”.


Cuộc hành trình để đến ngôi nhà số 10 Phố Downing của ông Keir Starmer bắt đầu từ ngày 22-5 và khi Thủ tướng Rishi Sunak thông báo về cuộc bầu cử sớm. Kể từ khi lên nắm quyền lãnh đạo Công đảng vào tháng 4-2020, cựu luật sư 61 tuổi Starmer đã nỗ lực hình thành cho mình một phong cách không nhượng bộ đối với những người cực tả khi họ cáo buộc ông phản bội một số cam kết của Công đảng, đặc biệt là cam kết bãi bỏ học phí đại học. Ông Starmer cũng chủ động tấn công lại những cáo buộc về chủ nghĩa bài Do Thái trong Công đảng, quyết định đình chỉ Jeremy Corbyn-người tiền nhiệm của ông trong Công đảng (ông Corbyn đã được bầu lại Hạ viện trong cuộc bầu cử ngày 4-7 với tư cách là ứng cử viên độc lập).


 
Trong chiến dịch tranh cử, ông Starmer đã trình bày một chương trình rất thận trọng, không có những hứa hẹn ngoạn mục, với lý do tình hình tài chính công rất mong manh. Các biện pháp chính của ông Starmer tập trung vào tăng hoặc duy trì thuế (nhưng không tăng thuế đối với người lao động và công ty); từ bỏ dự án gây tranh cãi trục xuất người di cư đến Rwanda (nhưng hứa hẹn giảm nhập cư); thành lập công ty năng lượng sạch của nhà nước nhằm tăng cường an ninh năng lượng, áp thuế lợi tức phụ thu (windfall tax) đánh vào các công ty dầu khí lớn; đánh thuế các trường tư thục để trả lương cho hàng nghìn giáo viên mới tại các trường công lập; đồng thời giảm thời gian chờ đợi khám chữa bệnh trong hệ thống NHS… Với các biện pháp kinh tế hợp lý khác xa so với những biện pháp của người tiền nhiệm trong Công đảng, Keir Starmer muốn mang đến hình ảnh một đảng có lợi cho các doanh nghiệp, để không làm hoảng sợ các thị trường vẫn còn bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế do chính phủ Liz Truss gây ra vào năm 2022.


“Làn sóng thủy triều không có tình yêu”


“Thay đổi” là khẩu hiệu của ông Starmer sau 14 năm nắm quyền của chính phủ đảng Bảo thủ. Ông từng nói trong chiến dịch tranh cử của mình: “Tôi là ứng cử viên cho chức Thủ tướng, không phải giám đốc rạp xiếc”.


 
Nếu chiến lược “không sóng gió” và tỉnh táo này góp phần nới rộng khoảng cách trong các cuộc thăm dò, giúp ông Starmer dẫn trước ông Sunak 18 điểm một ngày trước cuộc bầu cử, thì nó cũng có những giới hạn. Bắt đầu với nguy cơ từ một chính sách mơ hồ. Vào giữa tháng 5, một cuộc khảo sát do cơ quan truyền thông chính trị Portland thực hiện chỉ ra rằng, chỉ 31% trong số 2.016 người được khảo sát cho biết họ “hiểu được tầm nhìn của Starmer đối với đất nước”. Andrew Cooper, cựu cố vấn của đảng Bảo thủ, hiện là người ủng hộ Công đảng, cảnh báo: Công đảng “rất ngại nói bất cứ điều gì mới. Họ đang tính đến những yếu tố khiến đảng Bảo thủ cầm quyền không được ưa chuộng để từ đó xây dựng chiến lược riêng”. Một nguồn tin được Sky News tiết lộ cho biết, bằng cách dựa vào những thất bại của phe đối lập, Công đảng đã giành được chiến thắng dưới dạng “làn sóng thủy triều không có tình yêu”.


Việc giành số ghế áp đảo tại Hạ viện không phải là chiến thắng dành cho Công đảng mà là sự thất bại dành cho đảng Bảo thủ. Theo ghi nhận của AFP, Công đảng đã thu được ít phiếu bầu hơn so với lần thất bại năm 2019, bất chấp số ghế giành được cao hơn. Các đảng nhỏ, chẳng hạn như đảng Cải cách Vương quốc Anh đã đạt được tiến bộ. Do đó, rủi ro rất lớn đối với Công đảng là làm thất vọng những cử tri bị thu hút bởi lời hứa về sự thay đổi.


PHƯƠNG LINH (theo Huffingtonpost)


*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom