Tản mạn chuyện tâm linh

Woodcolo

Củi Mục
Bài viết
205
Xu
878
Tiếp nối nguồn thớt từ bác Cucuvn một phần vừa để lưu trữ và chia sẻ đồng thời nếu có dịp nào đấy bác sang đây sinh hoạt cũng có sẵn topic.

Bài 1: về thiện trí thức và đạo hữu

  • Thiện trí thức nói đơn giản thì phải có trí thức và có tâm hướng Thiện. Không có trí thức mà cứ nói bừa, chẳng phải tự mê hoặc mình hay sao?
  • Thứ nữa và quan trọng hơn. Không có trí thức, không phân biệt được đúng sai, thì làm sao biết được việc mình làm, lời mình nói, tâm trí của mình có thực sự hướng Thiện không? Hay lại “đổ dầu vào lửa” “cho cướp mượn đao”?
Càng có trí thức thì nói chuyện càng phải chi tiết, cụ thể. Nhất là chuyện tâm linh, vốn dĩ 99,99% chưa bao giờ nhìn thấy.
Nhìn thấy rồi còn chưa chắc phân biệt được đúng sai. Sao dám nói mình là Thiện?

- Đạo hữu: khác với nhà Phật, chủ trương “vô vi”, “trời xanh vốn dĩ vô tình, không vì người khát mà tạo mưa”. Yếu tố Thiện gần như không có mà quan trọng là hành động phù hợp với sự vận động của trời đất.

- Tuy nhiên, trước chữ Hữu là chữ Đạo. Muốn được xem như bằng hữu, còn phải xem có Đạo hay không?
Nhiều người đến đây lại lầm tưởng, nghĩ rằng Đạo là “phép màu”, là một thứ gì đó cao siêu không tiếp cận được. Rồi tô vẽ này nọ, thêm thắt các yếu tố huyền bí, bảo đấy là Đạo.
Hãy suy nghĩ đơn giản thôi, Đạo là tri thức, là quy luật vận động của mọi sự vật. Hiểu được nguyên lý của “tích điện” thì làm phim về thần Thỏ, không hiểu thì lập điện thờ, khắc bia đá biểu dương công đức.

Thế đấy, quan điểm cá nhân là, đạo nào cũng vậy. Nếu không có tri thức thì là mê tín hết, thậm chí còn chả phải là người theo Đạo. Hết :))
 
Tiếp nối nguồn thớt từ bác Cucuvn một phần vừa để lưu trữ và chia sẻ đồng thời nếu có dịp nào đấy bác sang đây sinh hoạt cũng có sẵn topic.

Bài 1: về thiện trí thức và đạo hữu

  • Thiện trí thức nói đơn giản thì phải có trí thức và có tâm hướng Thiện. Không có trí thức mà cứ nói bừa, chẳng phải tự mê hoặc mình hay sao?
  • Thứ nữa và quan trọng hơn. Không có trí thức, không phân biệt được đúng sai, thì làm sao biết được việc mình làm, lời mình nói, tâm trí của mình có thực sự hướng Thiện không? Hay lại “đổ dầu vào lửa” “cho cướp mượn đao”?
Càng có trí thức thì nói chuyện càng phải chi tiết, cụ thể. Nhất là chuyện tâm linh, vốn dĩ 99,99% chưa bao giờ nhìn thấy.
Nhìn thấy rồi còn chưa chắc phân biệt được đúng sai. Sao dám nói mình là Thiện?

- Đạo hữu: khác với nhà Phật, chủ trương “vô vi”, “trời xanh vốn dĩ vô tình, không vì người khát mà tạo mưa”. Yếu tố Thiện gần như không có mà quan trọng là hành động phù hợp với sự vận động của trời đất.

- Tuy nhiên, trước chữ Hữu là chữ Đạo. Muốn được xem như bằng hữu, còn phải xem có Đạo hay không?
Nhiều người đến đây lại lầm tưởng, nghĩ rằng Đạo là “phép màu”, là một thứ gì đó cao siêu không tiếp cận được. Rồi tô vẽ này nọ, thêm thắt các yếu tố huyền bí, bảo đấy là Đạo.
Hãy suy nghĩ đơn giản thôi, Đạo là tri thức, là quy luật vận động của mọi sự vật. Hiểu được nguyên lý của “tích điện” thì làm phim về thần Thỏ, không hiểu thì lập điện thờ, khắc bia đá biểu dương công đức.

Thế đấy, quan điểm cá nhân là, đạo nào cũng vậy. Nếu không có tri thức thì là mê tín hết, thậm chí còn chả phải là người theo Đạo. Hết :))
Có km gì mới chưa .
 
Bài 2: Ma và Quỷ
- Trong thế giới tâm linh, ma được xem như 1 hình thái của linh hồn con người sau khi chết đi. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ ràng giữa 3 dạng thức khác nhau của linh hồn sau khi chết đi.

1. Linh hồn sau khi chết 100 ngày, ở VN và ở khá nhiều quốc gia Châu Á có phong tục - tạm gọi là “giỗ 100 ngày”. Tại sao lại là 100 ngày mà không phải là 7x7=49 ngày hay là 120 ngày?

2. Mật tông Tây Tạng gọi là “Thân Trung Ẩm”, quan niệm rằng sau 100 ngày linh hồn sẽ đi đầu thai kiếp khác.
Các vị Lạt Ma nói rằng, họ có thể trò chuyện được với các linh hồn trong khoảng thời gian này, trước là “an ủi” hoặc “tụng kinh” để các linh hồn này “buông bỏ chấp niệm” đi đầu thai kiếp khác.
Một số người có “năng lực đặc biệt” hoặc ở một số điều kiện “không gian đặc biệt” có thể nhìn thấy các linh hồn này và gọi là Ma.

3. Trong Đạo gọi là “Linh”, lại chia ra làm 3 loại “U Linh”, “Ác Linh”, “Tiên Linh”, tuỳ vào năng lực tu hành mà đi các con đường khác nhau.
- U Linh là các linh hồn bình thường (người thường), sau khi chết sẽ đến các “Thành U Linh” (có nhiều U Linh Thành) để chuẩn bị đi xuống địa ngục (có thể xem là các trạm trung chuyển).
Rất nhiều người dừng chân tại đây để làm việc cho Âm Ti (các công việc hướng dẫn linh hồn) hoặc là bị “kẹt” lại đây, do nhiều lý do khác nhau (sẽ trình bày ở bài khác).

- Ác Linh là các linh hồn “giận dữ”, hoặc “tham lam”, hoặc “chấm mê thế gian” không chịu rời bỏ.
Những linh hồn này bị mắc kẹt tại những “khoảng không gian” hoặc “thời gian” nhất định. Đây là lý do vì sao con người thi thoảng, trong những không gian, điều kiện nhất định sẽ có tiếp xúc với các linh hồn này.
Do thời gian lâu dài, các linh hồn này thường tìm mọi cách để bám vào người sống (dân gian gọi là ám), để “hấp thụ linh khí” của người sống, hòng duy trì sự “tồn tại” và “chấp niệm” của nó (sẽ trình bày sâu hơn ở bài khác).

- Tiên Linh là các linh hồn đã đạt được các thành tựu tu hành to lớn, bản thân họ cũng không hẳn được xem như là “linh hồn” nữa mà trở thành 1 dạng thực thể Thiện, tồn tại giữa các không, thời gian khác nhau.
Tiên Linh cũng có rất nhiều cấp độ khác nhau, nhưng chia ra làm 2 thành tựu chính là Thần và Tiên (sẽ đi sâu hơn ở bài khác).
Nói chung mục đích của người tu Đạo nằm ở đây, trở thành Tiên Linh sau 1 kiếp. Hết
 
Bài 3 - 3 hồn 7 vía

Người xưa quan niệm con người có tất cả 3 hồn 7 vía, trong đó phần hồn (nhẹ) tượng trưng cho dương khí luôn luôn có xu hướng bay lên. Phần vía (nặng) tượng trưng cho âm khí thì ngược lại, có xu hướng cô đọng, kết tinh.

Cứ 1 hồn sẽ kết hợp với 2 vía tạo thành một thần thức. 3 thần thức này kết nối với nhau bằng 1 vía rất đặc biệt sẽ tạo thành một linh hồn hoàn chỉnh.

Nghe đến đây chắc nhiều thằng sẽ nghĩ rằng mình có tận 3 thần thức, tha hồ làm phép xuất hồn hay tập luyện để 1 thần thức tu hành còn 2 thần thức đi hưởng lạc (như 1 số bộ môn tu tập láo toét hướng dẫn), nhưng đấy là hiểu sai hoàn toàn.

Trong 3 thần thức này thì có tới 2 thần thức đại diện cho “thiên & địa”, là tự nhiên, là bản năng của con người.
Kiểu như đẻ ra đã biết khóc, biết bú, 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi… đút trym vào bím là tự động chịch… Không cần ai dạy cũng biết :))
Chỉ có 1 thần thức đại diện cho phần “nhân” là có thể tu tập, tuỳ vào hoàn cảnh giáo dục mà hình thành tính cách của con người. Thế nên đéo có chuyện tách “thần thức”, nhập vào cơ thể này kia để đi “đánh bạc, chơi gái” đâu nhé :))
Nhưng cũng chính vì 1 phần thần thức này có thể tự do suy nghĩ, tự do vận động nên đây cũng chính là nơi phát sinh ra “tham-sân-si” tam độc, và cũng là nơi xây dựng “Chánh-Định-Tuệ” vượt ra khỏi luân hồi, vượt lên trên các “định luật vật lý”.
(Cái này tao không bàn, tự thân chúng mày tìm hiểu mà tu tập)

Ngược lại, các vị thầy mo, phù thủy cũng dựa vào 1 hồn 2 vía này mà tác oai, tác quái. Luyện thành những phép “xuất hồn”, “ly hồn”.. trong đó ghê gớm nhất là “đoạt hồn”, biến 1 con người đang có lý trí trở thành 1 kẻ lờ đờ, sống vật vờ (zombie), để cho các lão ấy sai khiến. Nhẹ thì làm nô lệ, nặng thì đi cướp của giết người thay cho thầy mo, phù thủy. Hết
 
Thế hôm bữa thấy nói bên kia ồn ào quá muốn chuyển chỗ, có người giới thiệu bên này mà bác Cuccu không qua đây à.
 
Dắt gạch
 
Back
Top Bottom