Tân Kỳ - Vĩnh Linh: Có một quê chung

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Bà Phan Thị Hoa đã bật cười rổn rảng khi được nhắc lại câu chuyện 56 năm về trước.

...

Ngồi trong căn nhà nhỏ ngay trung tâm thị trấn Tân Kỳ, bà Hoa cho biết: Khoảng cuối năm 1967, gia đình bà đón một hộ 4 mẹ con từ Vĩnh Linh tới cùng ăn ở, sinh hoạt theo Kế hoạch K10.

“Tôi nghe mệ kể lại, khi ấy, bà Huệ có 3 người con trai, lần lượt là các anh Lịch, Sự và Thiện. Riêng anh Thiện lúc này mới vừa tròn 2 tháng tuổi. Mệ Phạm Thị Sơn cũng vừa sinh tôi không được bao lâu”, bà Hoa nói.

Sau vài tuần ổn định chỗ ở, một ngày, người mẹ tới từ Vĩnh Linh bắt đầu phải phát nương, làm rẫy. Bé Thiện được gửi lại nhờ mệ Sơn, khi ấy còn đang ở cữ chăm lo. Nhưng vắng mẹ, Thiện cứ ngằn ngặt khóc. Mệ Sơn, một tay bồng cô con gái nhỏ, tay kia ẵm em bé Vĩnh Linh đung đưa, ầu ơ hát.

Thoáng thấy hơi ấm, cậu bé 2 tháng tuổi, theo bản năng cố với tìm bầu sữa. Mệ Sơn chẳng ngại ngần, ngay lập tức chia đôi bầu sữa. Phía ngực phải, bà Sơn dành cho bé Hoa đang mơ màng, ọ ẹ. Nơi bầu ngực trái, bà áp đôi môi nhỏ xíu của bé Thiện vào rồi cất tiếng vỗ về “ à ơi ru con con ngủ cho ngoan, mẹ con gieo lúa trên nương chưa về".

Mệ Sơn chẳng ngại ngần, ngay lập tức chia đôi bầu sữa. Phía ngực phải, bà Sơn dành cho bé Hoa đang mơ màng, ọ ẹ. Nơi bầu ngực trái, bà áp đôi môi nhỏ xíu của bé Thiện vào rồi cất tiếng vỗ về “ à ơi ru con con ngủ cho ngoan, mẹ con gieo lúa trên nương chưa về”.

Sau bữa ấy, ròng rã nhiều tháng tiếp theo, mệ Sơn trở thành mẹ của cả hai sinh linh bé bỏng, vốn cách nhau cả ngàn cây số. Bà gọi cả hai là con, chăm bẵm từng chút một.

“Ngày còn sống, mệ cứ kể mãi về ‘lần đầu tiên’ ấy và bảo: Mỗi lần cho con bú sữa, mệ đều nhìn ngắm rất kỹ hai anh em. Hoa thì giống bố như đúc, còn Thiện thì mặc dù chẳng giống ai, nhưng càng vì thế, mệ càng thương anh hơn”, bà Hoa vừa lật giở album ảnh gia đình, vừa nói.

Nhờ dòng sữa ấy, cả Hoa và Thiện đều lớn nhanh như thổi, rất ít bệnh tật. Nhìn con ngày càng quấn “mệ Sơn”, bà Huệ cũng cảm thấy an lòng.

Bẵng đi vài năm, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, gia đình bà Huệ trở về Vĩnh Linh. Hai bên mất liên lạc với nhau từ đây. Thế nhưng, những ký ức thời thơ ấu vẫn thôi thúc cậu bé Đỗ Hữu Thiện tìm cách nối lại mối ân tình đặc biệt. Mãi đến gần 40 năm sau, anh mới có duyên tìm được những tín hiệu đầu tiên về người mẹ đã nuôi mình bằng bầu sữa năm xưa...


Thông qua nhiều nguồn tin, anh Thiện gặp được với chị Nguyễn Thị Thương, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện Tân Kỳ trong một lần chị tới Vĩnh Linh công tác vào năm 2012.

“Ngay khi biết chị Thương tới từ Tân Kỳ, tôi đã cố gắng xin số điện thoại. Vài ngày sau, tôi liên lạc và giới thiệu mình là con ông Phong, bà Huệ vốn ở nhà mệ Sơn ở xã Hương Sơn và từng được mệ Sơn cho bú mớm năm xưa”, ông Thiện nói với phóng viên qua điện thoại từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Nghe chuyện, chị Thương bắt đầu xác minh thông tin, dò hỏi và xác định được nhà mệ Sơn đã chuyển ra trung tâm huyện. Lúc này, mệ Sơn do tuổi cao, bị tai biến nên phải di chuyển bằng xe lăn.

Đúng giai đoạn này, Đài PTTH Nghệ An và Đài PTTH Quảng Trị phối hợp tổ chức Cầu truyền hình đặc biệt mang tên “Quê chung” tại hai điểm cầu huyện Tân Kỳ và huyện Vĩnh Linh. Chị Thương liên hệ với ekip tổ chức để thông tin về câu chuyện của ông Thiện. Ngay lập tức, một kịch bản mới được gấp rút chuẩn bị. Vài ngày sau, ông Thiện được mời từ Thành phố Hồ Chí Minh về “quê chung”.

“Chúng tôi xác định sẽ phải giữ bí mật tới phút cuối. Sáng 26/9, anh Thiện đã có mặt, nhưng không được tới gặp mệ Sơn luôn. Tối hôm đó, khi chương trình diễn ra, ekip mới để anh từ sân khấu bước xuống tận xe lăn mệ ngồi”, chị Thương kể.

Trong khi đó, ông Thiện hồi tưởng: Khi ấy, thoáng nhìn thấy mệ, những ký ức xưa trong phút chốc ùa về. Ông chỉ kịp chạy lại, quỳ xuống ôm bà mà nức nở: Con Thiện đây. Con trở về với mệ đây. Phút chốc, cả hội trường vỡ òa cảm xúc. Tất cả, chẳng ai bảo ai, đều rơm rớm nước mắt.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom