Tâm sự đảng viên: Bắt “bệnh” lười học tập lý luận chính trị

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục LLCT vẫn còn một số tồn tại, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chất lượng và hiệu quả còn thấp so với yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay.

Có thể nhận thấy, tuy đã được đổi mới ở các mức độ khác nhau nhưng nhìn chung, nội dung, chương trình giáo dục LLCT vẫn nặng về lý thuyết, kinh viện, tính ứng dụng còn hạn chế. Tình trạng phổ biến hiện nay là giảng dạy LLCT chỉ nhằm mục đích phục vụ cho thi, kiểm tra, ít gắn với nhận thức của người học và giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Tính ứng dụng của kiến thức hạn chế nên cán bộ, đảng viên chưa cảm nhận sâu sắc lợi ích, vai trò quan trọng của việc học tập LLCT.


 
Tình trạng ngại học, lười học LLCT đã, đang diễn ra và có nguy cơ trở thành một “căn bệnh” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay. Chính điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc một số cán bộ, đảng viên khi đối diện với những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch thì tỏ ra lúng túng, hiểu nửa vời, thiếu lý lẽ để lý giải cho mình và không có lý luận, phương pháp để đấu tranh phản bác lại. Việc nhận thức không đúng về vai trò của lý luận và LLCT, lười học LLCT chính là biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị. Sự suy thoái này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc hằng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên mà còn khiến họ gặp khó khăn trong công tác vận động quần chúng; thậm chí không giữ được lập trường trước những cám dỗ vật chất tầm thường.


Xét trên mọi khía cạnh, nguyên nhân sâu xa dẫn đến căn bệnh lười học tập LLCT xuất phát trước hết từ chính người học. Hiện nay, một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa xác định đúng và rõ ràng mục tiêu, động cơ học tập LLCT của bản thân. Bên cạnh đó, một số cấp ủy có lúc, có nơi chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn công tác giáo dục LLCT, có hiện tượng khoán trắng cho cơ quan tham mưu; buông lỏng kiểm tra, giám sát, nhất là về thời gian, nội dung, chương trình, số lượng và kết quả học tập.


Một nguyên nhân nữa không thể không nhắc đến đó là sự mâu thuẫn giữa lý tưởng và hiện thực, những hiện tượng trái ngược giữa lý thuyết và thực tiễn nhưng chưa được lý giải thỏa đáng, dẫn đến nhiều nội dung giáo dục LLCT trở nên xa vời, thiếu hấp dẫn, trở thành lý thuyết suông và không đi vào cuộc sống.


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Do kém về lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông, nhiều cán bộ, đảng viên của ta mắc phải bệnh chủ quan, gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo; không biết nhận rõ điều kiện, hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào, làm thế ấy. Kết quả thường thất bại”. Thực tế cho thấy, chỉ khi lý luận góp phần giải quyết những vấn đề mới và khó đặt ra từ thực tiễn, cũng như vận dụng trong giải quyết công việc cụ thể của từng cá nhân thì lúc đó mới thuyết phục được người học tham gia học tập với tinh thần, thái độ thực sự nghiêm túc.


NGUYỄN HẢI HÀ


*Mời bạn đọc vào chuyên mục Chính trị xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom