Tại sao trẻ nổi hạch nách sau tiêm ngừa?

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Bé 2 tuổi, sau khi tiêm vaccine ngừa lao thì xuất hiện hạch ở nách trái, xì mủ, tại sao và nguy hiểm không? Tôi nên cho bé đắp thuốc, chọc hút hay phẫu thuật? (Nhi Phan, 27 tuổi, TP HCM)


Trả lời:

Hạch nách là một nhóm hạch bạch huyết có hình hạt đậu nằm ở vùng nách của trẻ. Đây là một phần của hệ miễn dịch chứa các tế bào bạch huyết (tế bào lympho), có vai trò lọc chất di chuyển qua dịch bạch huyết, từ đó chống lại tác nhân gây bệnh.

Sau khi tiêm ngừa lao (vaccine BCG), trẻ có thể gặp những phản ứng phụ như sốt nhẹ, kích ứng da tại chỗ tiêm, quấy khóc, nổi hạch nách... Từ 2 tuần đến 6 tháng sau, vaccine bắt đầu được vận chuyển đến các tế bào bạch huyết của cơ thể và tạo miễn dịch làm hạch lớn và nổi lên.

Thông thường, tình trạng này tự biến mất sau một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, trường hợp con của chị nếu vị trí tiêm bị sưng, tấy đỏ, chảy mủ, sốt cao, quấy khóc dữ dội... cần đến bệnh viện khám.

Hạch ở nách thường có hai dạng chính là mưng mủ và không mưng mủ. Khi hạch mưng mủ, có thể ổ viêm đã khu trú. Tùy tình trạng bác sĩ cho dùng kháng sinh, chống viêm... Trường hợp nặng hơn có thể dùng kim chọc hút dịch mủ, nếu thực hiện hai lần vẫn thất bại thì cần phẫu thuật.

Trường hợp khác hạch của bé đã tồn tại dai dẳng trên 6 tháng mà không hết, kích thước to dần và lớn hơn 2 cm hoặc tạo thành chùm thì cần cân nhắc phẫu thuật. Bởi lúc này nó không thể tự tiêu và có thể diễn tiến nguy hiểm hơn. Đây là thủ thuật đơn giản, có thể điều trị tận gốc, ít xảy ra biến chứng nên phụ huynh không cần quá lo lắng.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM từng tiếp nhận bé trai 2 tuổi nhập viện trong tình trạng hạch nách trái đã vỡ mủ, không ho, không sốt. Kết quả chẩn đoán xác định bé bị viêm hạch bạch huyết nách trái sau chích ngừa lao đã vỡ, có tình trạng bội nhiễm (xuất hiện thêm một hay nhiều vi khuẩn, virus). phẫu thuật cắt hạch cho bé. Sau vài giờ, vết mổ khô, lành nhanh, bệnh nhi được xuất viện ngay trong ngày và sinh hoạt bình thường.



Bác sĩ Đỗ Trọng (bên phải) phẫu thuật nạo hạch lao cho bệnh nhi. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Sau khi , trẻ cần được chăm sóc vết thương đúng cách, uống thuốc phòng tránh nhiễm trùng. Phụ huynh cần theo dõi trẻ sát sao để phát hiện sớm bất thường nếu có. Nổi hạch sau khi tiêm vaccine ngừa lao không quá nguy hiểm. Tuy nhiên bố mẹ không nên tự điều trị tại nhà hoặc đắp lá thuốc. Bé cần đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng
Chuyên khoa Ngoại Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả gửi câu hỏi về Nhi - Sơ sinh để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom