Nguyên nhân chủ quan: Hai triều đại Lý – Trần đã biết vận dụng các đặc điểm tâm lý chung của dân tộc để đưa ra chiến lược phát triển dài hạn cho cả quốc gia.
Thế nào là đặc điểm tâm lý chung của dân tộc, đây là vấn đề gây nhiều tranh luận trong học thuật. Khái niệm tâm lý dân tộc tôi xin được sử dụng học thuyết phân tâm học tộc người của Georges Devereux. Ông cho rằng những đặc điểm tâm lý chung của một dân tộc là do hưởng của đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên khiến cộng đồng người nào đó có chung một cách hành xử, lâu ngày cách hành xử này tạo thành thói quen và những thế hệ sau cứ vô thức hành động mà không biết tại sao. Với đặc điểm tự nhiên của Đại Việt, ta có thể thấy có các đặc điểm sau: ý thức tập thể do phải đoàn kết để trị thủy và đánh giặc; tâm lý biến đổi do phải liên tục đối phó với thiên tai; đức tính nhẫn nhịn do một quá trình dài phải đương đầu với phương Bắc hùng mạnh; tâm lý tiểu nông do dải đồng bằng nhỏ hẹp; khả năng hòa nhập văn hóa do nằm trên tuyến giao thương nối liền miền Nam Ấn Độ và miền Nam Trung Hoa. Nhiều nhà phản biện xã hội Việt Nam hiện đại cho rằng đó là những điểm yếu kém của người Việt, đó là nhận định chủ quan và sùng bái phương Tây bởi không một tích cách nào nào tích cực hoàn toàn hay tiêu cực hoàn toàn. Trong lịch sử, triều đình nhà Lý và triều đình nhà Trần đã biết cách tận dụng lợi thế của những đặc điểm tâm lý này tạo nên chiến lược phát triển đúng đắn cho quốc gia.
Hệ thống tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” được đề xướng và áp dụng từ trên xuống dưới, bởi lẽ người Việt rất dễ tiếp thu các luồng tư tưởng và dễ dao động trong lối suy nghĩ. Nếu cứ khăng khăng cả dân tộc đi theo một hình mẫu tư duy và nhận thức, khó tránh khỏi sự chống đối, bất bình ở người dân. Ngay đến khoa cử để tuyển lựa hiền tài cho triều đình cũng phải dựa trên Tam giáo là một chính sách tránh được rất nhiều xung đột hệ tư tưởng thường thấy ở Trung Hoa, thậm chí cả ở Ấn Độ và Phương Tây. Như đã nói ở trên, ba tư tưởng đều có những ảnh hưởng khác nhau: Vua theo Phật giáo, Quan lại và các tướng theo Nho giáo, người dân vừa tôn sùng Phật giáo vừa tôn sùng Đạo giáo. Tổng kết lại, ta có thể rút ra một thế chân kiềng vững chắc : Vua dùng Đạo trị (Đạo ở đây có nghĩa là quy luật tự nhiên chứ không phải Đạo giáo), Quan dùng Pháp trị, Dân dùng Nhân trị. Tức là vua thì phải biết nắm bắt các quy luật tự nhiên để đưa ra quyết sách, quan phải biết tuân thủ pháp luât và đạo vua tôi, dân phải biết lấy nhân nghĩa để đối đãi với nhau không phân biệt. Tam giáo mỗi hệ một nhiệm vụ đi kèm với quyền ảnh hưởng, vừa bổ khuyết cho nhau để mang đến sự phát triển tâm thức của người dân, lại vừa hạn chế nhau để tạo thành thế cân bằng tránh sự độc tôn tư tưởng dễ dẫn đến tư duy một chiều. Nhờ thế mà giá trị nhân bản được đặt cao hơn các tư tưởng siêu hình hay các học thuyết áp đặt về phận vị. Khi con người được đề cao, sự phát triển của đời sống người dân quan trọng hơn quyền lực của triều đình và sự thịnh vượng quan trọng hơn sức mạnh quân đội. Cả hệ thống chính trị của triều đại Lý – Trần đã đi theo xu hướng đó và tạo ra thời kỳ rực rỡ nhất của văn minh Đại Việt.
Sau thời Lý là triều Lê, dù quyền lực phong kiến tập trung và uy quyền nhà nước bao trùm nhưng đời sống người dân không đạt được sự thịnh vượng, sở dĩ bởi chính sách tập quyền sở hữu và độc tôn Nho giáo. Cuối thời Hậu Lê kéo dài cho đến triều Nguyễn, lãnh thổ mở rộng hơn gây ra nhiều xung đột và chiến loạn liên miên kéo dài cho tới tận ngày nay. Nhiều người đã tự hỏi, không biết đến bao giờ Việt Nam mới đạt được sự phát triển đồng đều của các lĩnh vực đời sống, hay nói ngắn gọn hơn là sự thịnh vượng xã hội tương tự như dưới triều đại Lý Trần.
Điều này không khó! Nếu nhìn một cách tổng thể tiến trình lịch sử, ta có thể thấy Việt Nam hiện nay đã đi qua giai đoạn ổn định lãnh thổ nhưng vẫn ở trong giai đoạn xung đột văn hóa. Tuy nhiên phát triển phương tiện truyền thông đang dần dần giải quyết vấn đề này để đi đến sự dung hòa văn với. Một khi văn hóa đã được dung hòa thì cơ hội để phát triển đã bắt đầu. Bên cạnh đó, rõ ràng sự ảnh hưởng của Trung Quốc đến Việt Nam đang ngày một giảm do tình trạng hội nhập toàn cầu. Bởi thế, đây là lúc để chúng ta bắt đầu khuếch trương tính nhân văn, tính dân tộc và sự học hỏi tri thức nhân loại để kiến tạo một nền văn minh tương lai thịnh vượng hơn.
Thế nào là đặc điểm tâm lý chung của dân tộc, đây là vấn đề gây nhiều tranh luận trong học thuật. Khái niệm tâm lý dân tộc tôi xin được sử dụng học thuyết phân tâm học tộc người của Georges Devereux. Ông cho rằng những đặc điểm tâm lý chung của một dân tộc là do hưởng của đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên khiến cộng đồng người nào đó có chung một cách hành xử, lâu ngày cách hành xử này tạo thành thói quen và những thế hệ sau cứ vô thức hành động mà không biết tại sao. Với đặc điểm tự nhiên của Đại Việt, ta có thể thấy có các đặc điểm sau: ý thức tập thể do phải đoàn kết để trị thủy và đánh giặc; tâm lý biến đổi do phải liên tục đối phó với thiên tai; đức tính nhẫn nhịn do một quá trình dài phải đương đầu với phương Bắc hùng mạnh; tâm lý tiểu nông do dải đồng bằng nhỏ hẹp; khả năng hòa nhập văn hóa do nằm trên tuyến giao thương nối liền miền Nam Ấn Độ và miền Nam Trung Hoa. Nhiều nhà phản biện xã hội Việt Nam hiện đại cho rằng đó là những điểm yếu kém của người Việt, đó là nhận định chủ quan và sùng bái phương Tây bởi không một tích cách nào nào tích cực hoàn toàn hay tiêu cực hoàn toàn. Trong lịch sử, triều đình nhà Lý và triều đình nhà Trần đã biết cách tận dụng lợi thế của những đặc điểm tâm lý này tạo nên chiến lược phát triển đúng đắn cho quốc gia.
Hệ thống tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” được đề xướng và áp dụng từ trên xuống dưới, bởi lẽ người Việt rất dễ tiếp thu các luồng tư tưởng và dễ dao động trong lối suy nghĩ. Nếu cứ khăng khăng cả dân tộc đi theo một hình mẫu tư duy và nhận thức, khó tránh khỏi sự chống đối, bất bình ở người dân. Ngay đến khoa cử để tuyển lựa hiền tài cho triều đình cũng phải dựa trên Tam giáo là một chính sách tránh được rất nhiều xung đột hệ tư tưởng thường thấy ở Trung Hoa, thậm chí cả ở Ấn Độ và Phương Tây. Như đã nói ở trên, ba tư tưởng đều có những ảnh hưởng khác nhau: Vua theo Phật giáo, Quan lại và các tướng theo Nho giáo, người dân vừa tôn sùng Phật giáo vừa tôn sùng Đạo giáo. Tổng kết lại, ta có thể rút ra một thế chân kiềng vững chắc : Vua dùng Đạo trị (Đạo ở đây có nghĩa là quy luật tự nhiên chứ không phải Đạo giáo), Quan dùng Pháp trị, Dân dùng Nhân trị. Tức là vua thì phải biết nắm bắt các quy luật tự nhiên để đưa ra quyết sách, quan phải biết tuân thủ pháp luât và đạo vua tôi, dân phải biết lấy nhân nghĩa để đối đãi với nhau không phân biệt. Tam giáo mỗi hệ một nhiệm vụ đi kèm với quyền ảnh hưởng, vừa bổ khuyết cho nhau để mang đến sự phát triển tâm thức của người dân, lại vừa hạn chế nhau để tạo thành thế cân bằng tránh sự độc tôn tư tưởng dễ dẫn đến tư duy một chiều. Nhờ thế mà giá trị nhân bản được đặt cao hơn các tư tưởng siêu hình hay các học thuyết áp đặt về phận vị. Khi con người được đề cao, sự phát triển của đời sống người dân quan trọng hơn quyền lực của triều đình và sự thịnh vượng quan trọng hơn sức mạnh quân đội. Cả hệ thống chính trị của triều đại Lý – Trần đã đi theo xu hướng đó và tạo ra thời kỳ rực rỡ nhất của văn minh Đại Việt.
Sau thời Lý là triều Lê, dù quyền lực phong kiến tập trung và uy quyền nhà nước bao trùm nhưng đời sống người dân không đạt được sự thịnh vượng, sở dĩ bởi chính sách tập quyền sở hữu và độc tôn Nho giáo. Cuối thời Hậu Lê kéo dài cho đến triều Nguyễn, lãnh thổ mở rộng hơn gây ra nhiều xung đột và chiến loạn liên miên kéo dài cho tới tận ngày nay. Nhiều người đã tự hỏi, không biết đến bao giờ Việt Nam mới đạt được sự phát triển đồng đều của các lĩnh vực đời sống, hay nói ngắn gọn hơn là sự thịnh vượng xã hội tương tự như dưới triều đại Lý Trần.
Điều này không khó! Nếu nhìn một cách tổng thể tiến trình lịch sử, ta có thể thấy Việt Nam hiện nay đã đi qua giai đoạn ổn định lãnh thổ nhưng vẫn ở trong giai đoạn xung đột văn hóa. Tuy nhiên phát triển phương tiện truyền thông đang dần dần giải quyết vấn đề này để đi đến sự dung hòa văn với. Một khi văn hóa đã được dung hòa thì cơ hội để phát triển đã bắt đầu. Bên cạnh đó, rõ ràng sự ảnh hưởng của Trung Quốc đến Việt Nam đang ngày một giảm do tình trạng hội nhập toàn cầu. Bởi thế, đây là lúc để chúng ta bắt đầu khuếch trương tính nhân văn, tính dân tộc và sự học hỏi tri thức nhân loại để kiến tạo một nền văn minh tương lai thịnh vượng hơn.
Tại sao hai triều đại Lý Trần lại đạt được sự thịnh vượng?
Thời kỳ cầm quyền của nhà Lý (1009-1225) và nhà Trần (1226-1400) là hai triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay. Nhiều sách sử cho rằng triều đại nhà Lê mới là triều đại mạnh nhất, nhưng đa số người đọc đã bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm: sự thịnh vượng và tập trung...
www.chungta.com