Phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống đã trao đổi với ThS.BS Tạ Đình Cao - Phó trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, BV Tâm thần Trung ương 1.
PV: Thưa bác sĩ, tại Việt Nam số lượng bệnh nhân tâm thần tính đến thời điểm hiện tại là bao nhiêu? Cả nước có bao nhiêu trung tâm chăm sóc bệnh nhân tâm thần? Riêng tại BV Tâm thần trung ương 1 đang chăm sóc, điều trị cho bao nhiêu bệnh nhân?
ThS.BS Tạ Đình Cao: Theo phân loại bệnh của Tổ chức Y tế Thế giới (ICD-10) thì rối loạn tâm thần và hành vi có khoảng 300 mã bệnh.
Tại Việt Nam, năm 2002 đã thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Bộ do BV Tâm thần Trung ương 1 chủ trì nghiên cứu về tỷ lệ mắc 10 loại rối loạn tâm thần phổ biến.
Bệnh nhân tâm thần đang được các bác sĩ chăm sóc tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1. Ảnh: Quỳnh Mai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ tính riêng 10 bệnh tâm thần phổ biến như tâm thần phân liệt, trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên, mất trí, nghiện rượu,… chiếm tỷ lệ 14,9%. Nếu tính theo dân số của nước ta hiện nay khoảng 96 triệu người thì số người mắc khoảng trên 14 triệu người.
Tuy nhiên, số người bệnh được quản lý, điều trị tại cộng đồng mới chỉ được triển khai ở 3 mặt bệnh là tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh với khoảng 320.000 người; chiếm tỷ lệ rất thấp so với số người có rối loạn tâm thần.
Hiện nay, ở Việt Nam có 45 bệnh viện chuyên khoa tâm thần tuyến tỉnh bao gồm 3 bệnh viện tuyến trung ương và 42 bệnh viện tuyến tỉnh. Ngoài ra, còn có các khoa phòng chống bệnh không nhiễm (trong đó có đơn nguyên chuyên khoa tâm thần) tại các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; các khoa tâm thần trong bệnh viện đa khoa. Tại tuyến huyện, hầu như chưa có khoa tâm thần để khám và điều trị bệnh nhân.
Tại BV Tâm thần Trung ương 1, đang chăm sóc, điều trị cho khoảng 600 bệnh nhân nội trú.
Phóng viên: Thưa bác sĩ, hiện việc quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại nhà có được khuyến khích hay không?
Ths.Bs Tạ Đình Cao: Vấn đề quản lý, chăm sóc bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng là rất quan trọng đối với chuyên ngành tâm thần. Ngay từ những năm 1998-2000 chương trình mục tiêu quốc gia về hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Bộ Y tế cùng các đơn vị đã triển khai hoạt động hiệu quả góp phần vào an sinh xã hội và giữ gìn trật tự xã hội.
Gánh nặng bệnh tật do bệnh tâm thần gây ra là rất lớn, chúng ta không thể đủ nguồn lực để chăm sóc, điều trị nội trú suốt đời cho bệnh nhân. Hơn nữa, để giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội chúng ta cần đưa bệnh nhân ổn định bệnh về tái hòa nhập cộng đồng và thực hiện những công việc đơn giản phụ giúp gia đình.
Vì vậy, công tác quản lý, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần tại cộng đồng đang được Bộ Y tế, chuyên ngành tâm thần khuyến khích, đẩy mạnh.
Bệnh nhân tâm thần cần được phát hiện sớm, thăm khám và điều trị kịp thời. Ảnh: Quỳnh Mai.
PV: Hiện, việc quản lý bệnh nhân tâm thần ngoài cộng đồng được thực hiện theo mô hình như thế nào? Sau khi bệnh nhân ra viện có được bàn giao cho chính quyền địa phương như trạm y tế phường, xã, thị trấn không thưa bác sĩ?
ThS.BS Tạ Đình Cao: Hiện, chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 đã kết thúc. Giai đoạn hiện nay, theo quyết định 155/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng là một nội dung nằm trong mục tiêu của Kế hoạch quốc gia về phòng chống các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025.
Giai đoạn này, một số cơ chế về quản lý và tài chính thay đổi, đặc biệt là các địa phương sẽ tự chủ động kinh phí để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng. Do đó hình thành 2 loại hình quản lý, cấp phát thuốc cho bệnh nhân tâm thần cộng đồng.
Một là, theo mô hình cũ, bệnh nhân được khám, chẩn đoán, kê đơn tại tuyến tỉnh, sau đó bàn giao cho trung tâm y tế và trạm y tế theo dõi, quản lý, cấp phát thuốc...
Thuốc điều trị cho bệnh nhân tâm thần sẽ được các cán bộ y tế cấp phát thuốc trực tiếp cho người bệnh tại trạm y tế. Hai là, bệnh nhân sẽ khám, điều trị theo chính sách BHYT, sau đó chuyển danh sách về trạm y tế quản lý, nhưng không cấp phát thuốc tại trạm.
Bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh để khám, kê đơn và lĩnh thuốc điều trị. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho bệnh nhân trong việc đi lại để thăm khám, điều trị.
PV: Thực tế cho thấy, quản lý người bệnh tâm thần ngoài cộng đồng còn phát sinh ra nhiều vấn đề, những câu chuyện thương tâm như người bệnh tâm thần dùng dao, búa đánh chém người đi đường, hay chém chết chính cha, anh ruột…. vẫn xảy ra. Vậy để tránh những hệ lụy đau lòng như vậy thì theo bác sĩ cần có biện pháp gì đối với việc quản lý người bệnh tâm thần trong cộng đồng?
ThS.BS Tạ Đình Cao: Quản lý bệnh nhân tại cộng đồng không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành y tế mà cần sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể và các cấp chính quyền cũng như gia đình người bệnh. Hầu hết bệnh nhân sau khi điều trị nội trú một thời gian tại BV đều ổn định, sau đó chuyển về địa phương, gia đình quản lý, chăm sóc và phục hồi chức năng cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, có một số lý do làm bệnh nhân hay tái phát bệnh và có những cảm xúc, hành vi như gào thét, kích động, đập phá, đi lang thang…
Thứ nhất, là bệnh nhân dùng thuốc không đều hoặc bỏ uống thuốc. Vì vậy, việc đầu tiên là gia đình người bệnh cần giám sát để bệnh nhân dùng thuốc đều, tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho gia đình người bệnh về chăm sóc bệnh nhân tâm thần.
Thứ hai, là cần đẩy mạnh, tăng cường công tác phát hiện sớm, sàng lọc sớm những rối loạn tâm thần để đưa đi điều trị trước khi họ gây ra những hành vi như trên, điều này rất quan trọng.
Thứ ba, cần có những cơ chế, chính sách để đưa thuốc đến tận tay người bệnh tâm thần tại xã, phường bệnh nhân mới không bỏ điều trị.
Hiện nay, nếu điều trị theo BHYT người bệnh phải đến tận bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện mới được khám cấp phát thuốc (bác sĩ có đủ chứng chỉ hành nghề mới được kê đơn).
Điều này gây khó khăn cho bệnh nhân tâm thần khi phải phụ thuộc vào khoảng cách địa lý, kinh tế, gia đình người bệnh. Thực tế số lượng bệnh nhân bỏ điều trị khá cao là do những nguyên nhân này.
PV: Theo bác sĩ, hiện có những khó khăn nào trong việc chăm sóc, quản lý người bệnh tâm thần ở tại các cơ sở y tế và ngoài cộng đồng?
ThS.BS Tạ Đình Cao: Như tôi đã nói ở trên, các khó khăn trong công tác quản lý người bệnh tâm thần cộng đồng như sự phối hợp liên ngành còn chưa được chặt chẽ; khó khăn về kinh phí dành cho tâm thần còn hạn hẹp.
Ngoài ra, một khó khăn chính đó là thiếu nguồn nhân lực, vì hiện nay tỷ lệ bác sĩ chuyên khoa tâm thần ở tuyến huyện hầu hết chưa có và phân bố không đồng đều. Ngành tâm thần là một ngành đặc thù, khó khăn ngay trong vấn đề thu hút, giữ chân các cán bộ y tế về làm việc trong ngành.
Một vấn đề nữa là phụ cấp, hỗ trợ cho cán bộ y tế tuyến cơ sở hầu hết không có, khối lượng công việc của cán bộ y tế tại trạm y tế trong việc quản lý, cấp phát thuốc cho người bệnh vất vả, không khuyến khích được cán bộ tham gia.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông
Xem tiếp...
PV: Thưa bác sĩ, tại Việt Nam số lượng bệnh nhân tâm thần tính đến thời điểm hiện tại là bao nhiêu? Cả nước có bao nhiêu trung tâm chăm sóc bệnh nhân tâm thần? Riêng tại BV Tâm thần trung ương 1 đang chăm sóc, điều trị cho bao nhiêu bệnh nhân?
ThS.BS Tạ Đình Cao: Theo phân loại bệnh của Tổ chức Y tế Thế giới (ICD-10) thì rối loạn tâm thần và hành vi có khoảng 300 mã bệnh.
Tại Việt Nam, năm 2002 đã thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Bộ do BV Tâm thần Trung ương 1 chủ trì nghiên cứu về tỷ lệ mắc 10 loại rối loạn tâm thần phổ biến.
Bệnh nhân tâm thần đang được các bác sĩ chăm sóc tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1. Ảnh: Quỳnh Mai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ tính riêng 10 bệnh tâm thần phổ biến như tâm thần phân liệt, trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên, mất trí, nghiện rượu,… chiếm tỷ lệ 14,9%. Nếu tính theo dân số của nước ta hiện nay khoảng 96 triệu người thì số người mắc khoảng trên 14 triệu người.
Tuy nhiên, số người bệnh được quản lý, điều trị tại cộng đồng mới chỉ được triển khai ở 3 mặt bệnh là tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh với khoảng 320.000 người; chiếm tỷ lệ rất thấp so với số người có rối loạn tâm thần.
Hiện nay, ở Việt Nam có 45 bệnh viện chuyên khoa tâm thần tuyến tỉnh bao gồm 3 bệnh viện tuyến trung ương và 42 bệnh viện tuyến tỉnh. Ngoài ra, còn có các khoa phòng chống bệnh không nhiễm (trong đó có đơn nguyên chuyên khoa tâm thần) tại các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; các khoa tâm thần trong bệnh viện đa khoa. Tại tuyến huyện, hầu như chưa có khoa tâm thần để khám và điều trị bệnh nhân.
Tại BV Tâm thần Trung ương 1, đang chăm sóc, điều trị cho khoảng 600 bệnh nhân nội trú.
Phóng viên: Thưa bác sĩ, hiện việc quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại nhà có được khuyến khích hay không?
Ths.Bs Tạ Đình Cao: Vấn đề quản lý, chăm sóc bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng là rất quan trọng đối với chuyên ngành tâm thần. Ngay từ những năm 1998-2000 chương trình mục tiêu quốc gia về hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Bộ Y tế cùng các đơn vị đã triển khai hoạt động hiệu quả góp phần vào an sinh xã hội và giữ gìn trật tự xã hội.
Gánh nặng bệnh tật do bệnh tâm thần gây ra là rất lớn, chúng ta không thể đủ nguồn lực để chăm sóc, điều trị nội trú suốt đời cho bệnh nhân. Hơn nữa, để giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội chúng ta cần đưa bệnh nhân ổn định bệnh về tái hòa nhập cộng đồng và thực hiện những công việc đơn giản phụ giúp gia đình.
Vì vậy, công tác quản lý, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần tại cộng đồng đang được Bộ Y tế, chuyên ngành tâm thần khuyến khích, đẩy mạnh.
Bệnh nhân tâm thần cần được phát hiện sớm, thăm khám và điều trị kịp thời. Ảnh: Quỳnh Mai.
PV: Hiện, việc quản lý bệnh nhân tâm thần ngoài cộng đồng được thực hiện theo mô hình như thế nào? Sau khi bệnh nhân ra viện có được bàn giao cho chính quyền địa phương như trạm y tế phường, xã, thị trấn không thưa bác sĩ?
ThS.BS Tạ Đình Cao: Hiện, chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 đã kết thúc. Giai đoạn hiện nay, theo quyết định 155/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng là một nội dung nằm trong mục tiêu của Kế hoạch quốc gia về phòng chống các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025.
Giai đoạn này, một số cơ chế về quản lý và tài chính thay đổi, đặc biệt là các địa phương sẽ tự chủ động kinh phí để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng. Do đó hình thành 2 loại hình quản lý, cấp phát thuốc cho bệnh nhân tâm thần cộng đồng.
Một là, theo mô hình cũ, bệnh nhân được khám, chẩn đoán, kê đơn tại tuyến tỉnh, sau đó bàn giao cho trung tâm y tế và trạm y tế theo dõi, quản lý, cấp phát thuốc...
Thuốc điều trị cho bệnh nhân tâm thần sẽ được các cán bộ y tế cấp phát thuốc trực tiếp cho người bệnh tại trạm y tế. Hai là, bệnh nhân sẽ khám, điều trị theo chính sách BHYT, sau đó chuyển danh sách về trạm y tế quản lý, nhưng không cấp phát thuốc tại trạm.
Bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh để khám, kê đơn và lĩnh thuốc điều trị. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho bệnh nhân trong việc đi lại để thăm khám, điều trị.
PV: Thực tế cho thấy, quản lý người bệnh tâm thần ngoài cộng đồng còn phát sinh ra nhiều vấn đề, những câu chuyện thương tâm như người bệnh tâm thần dùng dao, búa đánh chém người đi đường, hay chém chết chính cha, anh ruột…. vẫn xảy ra. Vậy để tránh những hệ lụy đau lòng như vậy thì theo bác sĩ cần có biện pháp gì đối với việc quản lý người bệnh tâm thần trong cộng đồng?
ThS.BS Tạ Đình Cao: Quản lý bệnh nhân tại cộng đồng không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành y tế mà cần sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể và các cấp chính quyền cũng như gia đình người bệnh. Hầu hết bệnh nhân sau khi điều trị nội trú một thời gian tại BV đều ổn định, sau đó chuyển về địa phương, gia đình quản lý, chăm sóc và phục hồi chức năng cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, có một số lý do làm bệnh nhân hay tái phát bệnh và có những cảm xúc, hành vi như gào thét, kích động, đập phá, đi lang thang…
Thứ nhất, là bệnh nhân dùng thuốc không đều hoặc bỏ uống thuốc. Vì vậy, việc đầu tiên là gia đình người bệnh cần giám sát để bệnh nhân dùng thuốc đều, tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho gia đình người bệnh về chăm sóc bệnh nhân tâm thần.
Thứ hai, là cần đẩy mạnh, tăng cường công tác phát hiện sớm, sàng lọc sớm những rối loạn tâm thần để đưa đi điều trị trước khi họ gây ra những hành vi như trên, điều này rất quan trọng.
Thứ ba, cần có những cơ chế, chính sách để đưa thuốc đến tận tay người bệnh tâm thần tại xã, phường bệnh nhân mới không bỏ điều trị.
Hiện nay, nếu điều trị theo BHYT người bệnh phải đến tận bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện mới được khám cấp phát thuốc (bác sĩ có đủ chứng chỉ hành nghề mới được kê đơn).
Điều này gây khó khăn cho bệnh nhân tâm thần khi phải phụ thuộc vào khoảng cách địa lý, kinh tế, gia đình người bệnh. Thực tế số lượng bệnh nhân bỏ điều trị khá cao là do những nguyên nhân này.
PV: Theo bác sĩ, hiện có những khó khăn nào trong việc chăm sóc, quản lý người bệnh tâm thần ở tại các cơ sở y tế và ngoài cộng đồng?
ThS.BS Tạ Đình Cao: Như tôi đã nói ở trên, các khó khăn trong công tác quản lý người bệnh tâm thần cộng đồng như sự phối hợp liên ngành còn chưa được chặt chẽ; khó khăn về kinh phí dành cho tâm thần còn hạn hẹp.
Ngoài ra, một khó khăn chính đó là thiếu nguồn nhân lực, vì hiện nay tỷ lệ bác sĩ chuyên khoa tâm thần ở tuyến huyện hầu hết chưa có và phân bố không đồng đều. Ngành tâm thần là một ngành đặc thù, khó khăn ngay trong vấn đề thu hút, giữ chân các cán bộ y tế về làm việc trong ngành.
Một vấn đề nữa là phụ cấp, hỗ trợ cho cán bộ y tế tuyến cơ sở hầu hết không có, khối lượng công việc của cán bộ y tế tại trạm y tế trong việc quản lý, cấp phát thuốc cho người bệnh vất vả, không khuyến khích được cán bộ tham gia.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông
Video: Bệnh nhân tâm thần tại Bệnh viện tâm thần Trung ương 1:
Xem thêm bài viết:
Xem tiếp...