Ta hẳn nợ nhau, mối ân tình

Góc nhìn Tony

Nhi đồng
Bài viết
50
Xu
2,799
Có 2 bài hát nổi tiếng về "nợ", đó là bài Anh còn nợ em (một bài hát chuyên cho kế toán đòi tiền một cách văn học nghệ thuật) và bài Nợ (Thanh Lam ca). Nói về nợ tiền thì bản chất nó là "do mình không đủ tiền, cần phải chi ra nên phải vay mượn từ ai đó". Có thể là nợ đột xuất (ốm đau bệnh tật) hoặc nợ tiêu dùng sinh hoạt (làm không đủ sống phải chạy vạy xin bên này đảo nợ bên kia, hoặc phát sinh những nhu cầu lòng tham như cá độ, đánh bạc, mua thêm tài sản cá nhân), hoặc nợ kinh doanh (cần tiền để đầu tư làm ăn). Với người chuyên làm tài chính thì họ chia ra nợ tốt và nợ xấu.
Nợ xấu là nợ không có khả năng trả lại, hiếm có khả năng trả lại, ví dụ cho vay nặng lãi, vay tín chấp, vay tiêu dùng, vay nóng, tiền góp... Người ta không có tài, hoặc làm biếng mà lại không an phận thủ thường, lòng tham lớn hơn năng lực nên cần tiền để sinh hoạt, chi tiêu, mua sắm, đánh bạc, mua thêm đất đai xe cộ. Mình cung cấp cho họ thì coi như chấp nhận khả năng xù nợ tới 99%. Lúc đó, họ chỉ có răng và dép, tới lấy gì thì lấy. Người có vay kiểu này cũng biết xác suất người kia sẽ xù nợ trong tương lai, nhưng vì lãi suất cao ngất nên ham, hy vọng là tiền lãi thu được cao hơn tiền gốc trước khi nó giựt. Mối quan hệ này gọi là mèo mả gà đồng, không có tốt đẹp gì trong đó, đổ vỡ là tất yếu.
Nợ kinh doanh là nợ tốt, vì đầu tư là để làm ăn, là để sinh lãi. Các ngân hàng ở nước ngoài họ có 1 lịch sử tài chính của một người, một công ty để xem xét. Nếu người kia từng đổ nợ vì làm ăn, kinh doanh sai....thì vẫn xem là bình thường, vì đó là rủi ro trong kinh doanh. Hoặc quản lý tài chính chưa tốt, hoặc năng lực kinh doanh chưa tốt.
Có nên vay tiền để đầu tư làm ăn kinh doanh không, thì câu trả lời là có. Vay từ ai? Từ ngân hàng, yên tâm, ngân hàng luôn đòi cái bảo đảm, coi như mình đã có tài sản thế chấp, trường hợp xấu nhất bị tịch biên, xong, làm lại. Có thể vay từ các cổ đông, những người tin tưởng vào mình, nhưng phải có một sự minh bạch tài chính tuyệt đối, chứng tỏ cho người ta năng lực cá nhân và đạo đức cá nhân. Bây giờ thông tin nó lan truyền nhanh, nên mình chơi xấu 1 cái, cả thế giới biết, lúc đó, tự dưng đường nào cũng là đường cụt với mình.
Nợ đột xuất là nợ nhân văn, lúc người ta rơi vào thế ngặt nghèo, rơi vào những rủi ro chưa lường được nên cần tiền gấp để xử lý. Lúc đó, họ sẽ tìm hết các mối quan hệ mà họ có để vay mượn. Bỗng dưng bị bệnh nặng cần phải phẫu thuật mới sống được, hoặc xảy ra tai nạn,...Họ lúc đó mới cần đến mình, lần đầu tiên trong đời và rất ái ngại, thì sẵn sàng cho người ta mượn. Người ta không trả lại cũng không sao, mình xác định là nợ nhân văn. Mình chỉ cho mượn số tiền mà mình thong thả, dư dả, đang tiết kiệm, không áp lực đòi lại mất tình cảm và dí người ta vào đường cùng. Đừng có lo, họ sẽ vay thêm vài người khác nữa cho đủ cái họ cần. Ví dụ họ cần trăm triệu để mổ xẻ, mình thì đang dư ba chục, thì cho mượn ba chục, xong thì thôi, người ta trả lại lúc nào cũng được. Nó mới mổ xong, mình đòi ráo riết quá, nó áp lực thần kinh, bệnh lại cũng tội nghiệp. Mình bỏ tiền ra cứu mạng người ta, trời sẽ bù lại cái khác. Nhớ nghe.
*** Tài chính hơi khô khan, mặc dù đã được làm mềm nhưng vẫn khó đọc. Chịu khó chút để hiểu cái này, rất quan trọng với mỗi người trên con đường độc lập-an toàn-tự do tài chính, bài sẽ được phát cho fan cứng đọc. Còn bây giờ, mình nghe bài Nợ của Thanh Lam nha.
Em nợ duyên anh tự kiếp nào
Như bờ lau nợ nước ven ao
Mực nghiên nợ bút, thơ vay chữ
Trăng khuyết trời khuya nợ ánh sao.
Ta hẳn nợ nhau mối ân tình
Như ngày mới nợ ánh bình minh
Như hoàng hôn nợ đêm tăm tối
Và phận làm người, nợ tử sinh.
Có thể kiếp xưa em nợ anh
Như đêm hạ nợ bóng trăng thanh
Đôi khi em vẫn thường suy nghĩ
Sao nhỉ? Vì sao em có anh.

 
Cả 4 cái trên, chẳng cái nào dễ kiếm. Quan trọng hơn là làm sao giữ được lâu bền? Cũng có lúc cuộc sống đưa ra những lựa chọn: được cái này và mất cái kia. Lúc ấy phải làm sao?.
Không thể có một công thức chung nào cả.
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom