So sánh giữa chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Triều Tiên

Alau

Người đến từ Triều Tiên
Bài viết
312
Xu
31,163
(Phần 1)
(Dương Quốc Chính)
Mọi người hay so sánh 2 cuộc chiến này và hậu quả của nó, nhưng mình thấy phần nhiều là so sánh không đầy đủ, phiến diện, nên có đánh giá không chính xác về 4 bên liên quan. Mình tóm tắt ở đây vài điểm khác nhau cơ bản của 2 cuộc chiến, để mọi người có đánh giá khách quan hơn.

1. Bối cảnh
- Giống nhau: Hai nước đều có nhiều chục năm là thuộc địa (Triều Tiên bởi Nhật và Việt Nam bởi Pháp rồi Nhật) và giành được độc lập khi Nhật đầu hàng đồng minh.
- Khác nhau:
Triều Tiên giành độc lập hoàn toàn bị động, miền Bắc dựa vào quân đội LX, miền Nam dựa vào Mỹ, đến giải giáp quân đội Nhật. Hai bên thỏa thuận ranh giới giải giáp là vĩ tuyến 38. Sau đó mỗi miền thành lập 1 chính quyền theo ý thức hệ khác nhau. Miền Nam, Lý Thừa Vãn lập chính quyền thân Mỹ trước chính quyền miền Bắc của Kim Nhật Thành 1 tháng. Hai chính quyền đều tuyên bố chủ quyền cả nước.
Việt Minh tranh thủ cơ hội Nhật đầu hàng, khi mà quân đồng minh chưa kịp vào Đông Dương để giải giáp Nhật, đã cướp chính quyền, tuyên bố độc lập và thành lập CP lâm thời Việt Nam DCCH. Sau đó, vua Bảo Đại thoái vị, trao quyền lại cho VM. Việt Nam DCCH quản lý toàn bộ Việt Nam được từ ngày 2-9 (tuyên bố độc lập) đến ngày 23-9 (Pháp nổ súng giành lại chính quyền ở Nam Kỳ) năm 1945.
Khi đồng minh vào giải giới quân Nhật, Anh vào Nam vĩ tuyến 16, Trung hoa Dân quốc (quân Tưởng) vào bắc vĩ tuyến 16. Quân Pháp theo quân Anh vào Nam thì không công nhận Việt Nam DCCH nên bật đèn xanh để thành lập chính quyền thân Pháp là CH Nam Kỳ (bản chất cũng gần như chính quyền Lý Thừa Vãn) độc lập khỏi Việt Nam. Ở miền Bắc, quân Tưởng không công nhận cũng không phủ nhận Việt Nam DCCH nhưng gây sức ép để Việt Nam DCCH phải mở rộng cho các thành phần không CS vào chính quyền. Việt Nam DCCH không công nhận CH Nam Kỳ và CH Nam Kỳ chỉ quản lý Nam vĩ tuyến 16.
Sau đó, Pháp thỏa thuận với Tưởng để ra Bắc giải giáp Nhật và ký hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 với Việt Nam DCCH. Hai bên thống nhất sơ bộ là Nam Kỳ tạm thời tách khỏi Việt Nam, 1 quốc gia Tự do thuộc LB Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp. Nam Kỳ có được sáp nhập vào Việt Nam hay không sẽ phụ thuộc vào trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, 2 bên đã đánh nhau sau khi không thể đi đến 1 hiệp định chính thức, đầy đủ về số phận của Việt Nam. CP Việt Nam DCCH chạy lên Việt Bắc và không còn quản lý hầu hết lãnh thổ Việt Nam. Cả 2 chính phủ nói trên đều không được nước nào công nhận ngoài Pháp công nhận CH Nam Kỳ.
Ngày 8-3-1949, sau 1 số nỗ lực đàm phán của những người không CS, đứng đầu là cựu hoàng Bảo Đại, TT Pháp ký hiệp định Elysee với cựu hoàng Bảo Đại, công nhận Quốc gia Việt Nam là chính quyền hợp pháp quản lý toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. QG Việt Nam là 1 nước độc lập (một phần) nằm trong LB Đông Dương và LH Pháp.
Khi đó Việt Nam có 2 chính quyền song song tồn tại, cùng tuyên bố chủ quyền cả nước Việt Nam. QG Việt Nam do Bảo Đại làm quốc trưởng, thực tế quản lý hành chính toàn bộ diện tích mà Pháp đang quản lý (CH Nam Kỳ tuyên bố giải thể trước đó). Việt Nam DCCH do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, thực tế chỉ quản lý vùng Việt Bắc và 1 số vùng rừng núi, nông thôn (chiến khu).
Đầu năm 1950, các nước theo phe tư bản công nhận QG Việt Nam, LX và TQ (Tàu Mao) công nhận Việt Nam DCCH. Với việc thành lập QG Việt Nam, Pháp muốn biến chiến tranh Pháp - Việt Nam DCCH thành nội chiến giữa Việt Nam DCCH và QG Việt Nam, tuy nhiên, vì thời gian đầu QG Việt Nam chưa có quân đội (sau vài năm mới có) nên vai trò khá mờ nhạt.
Sau khi Pháp thua Việt Nam DCCH ở Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954, 2 PHE ký HĐ Geneva lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời, chờ 2 năm sau để tổng tuyển cử. Nhưng Tổng Tuyển cử đã không xảy ra vì Tổng Thống Ngô Đình Diệm của Việt Nam CH, chính quyền nối tiếp của QG Việt Nam, không chấp nhận Tổng tuyển cử với lý do là VNCH (QGVN) không ký HĐ Geneva nên không có trách nhiệm thực hiện. Hơn nữa, VNDCCH vừa có đợt thanh lọc giai cấp là cải cách ruộng đất khiến cho tê liệt toàn bộ thành phần đối kháng.
Như vậy, bối cảnh dẫn đến chiến tranh Việt Nam phức tạp hơn rất nhiều so với ở Triều Tiên. Bắc Việt Nam có nhiều lợi thế chính danh hơn so với Bắc Triều Tiên. Đây là 1 trong những nền tảng để Bắc Việt Nam giành thắng lợi, còn Bắc Triều Tiên thì không.

 
Phần 2
2. Diễn biến
Tóm tắt diễn biến chiến tranh Triều Tiên
Ngày 25/6/1950 quân Bắc Triều Tiên tràn qua vĩ tuyến 38 để tấn công tổng lực vào Hàn quốc. Với quân số gấp đôi và vũ khí được Liên Xô trang bị vượt trội, Bắc Triều Tiên nhanh chóng chiếm được Seoul, quân Hàn quốc nhanh chóng tan vỡ và rút chạy về Busan.
Vì quân Bắc Triêu Tiên chủ động tấn công tổng lực, HĐ Bảo an LHQ nhóm họp và ra nghị quyết để quân LHQ tham chiến giúp Hàn quốc đẩy lùi Bắc Triêu Tiên. Vì Liên Xô lúc đó đang tẩy chay HĐBA nên nghị quyết mới được thông qua.
Quân đội LHQ mà đa số là quân Mỹ đang đóng ở Nhật đã đổ bộ vào Hàn quốc và nhanh chóng đẩy lùi quân Bắc Triêu Tiên về bên kia vĩ tuyến 38. Tổng Thống Truman đã đồng ý để tư lệnh MacArthur cho quân LHQ vượt tuyến đánh sang đất Bắc Triêu Tiên đến tận sông Áp Lục. Quân Bắc Triêu Tiên không đủ sức chống cự và để mất Bình Nhưỡng.
Trước tình thế bị đe dọa biên giới, Chí nguyện quân Trung Quốc đã vượt sông Áp Lục sang đánh quân LHQ bằng chiến thuật biển người. Quân LHQ phải rút về Nam. Quân TQ và BTT tái chiếm Seoul khiến Mỹ phải đe dọa dùng bom hạt nhân. Hai bên ký hiệp định đình chiến ngày 27/7/1953, lấy vĩ tuyến 38 làm giới tuyến tạm thời và giữ nguyên tình trạng chiến tranh cho đến nay. Tuy nhiên, chỉ có Mỹ và BTT ký HĐ, Lý Thừa Vãn không ký.
Tuy quân LHQ can thiệp vào Triêu Tiên thông qua 1 nghị quyết của HĐBA nhưng Tổng Thống Truman lại không thông qua QH Mỹ để tham chiến. Tuy nhiên, đa số dân Mỹ ủng hộ cuộc chiến này vì tính chính đáng của nó.
Chiến tranh Việt Nam thì mọi người đã rõ nên mình không cần tóm tắt diễn biến mà phân tích luôn sự khác biệt.
Sự giống nhau rất nhỏ là quân Mỹ và đồng minh tham chiến với mục đích bảo vệ đồng minh là VNCH và Hàn quốc trước nguy cơ bị tiêu diệt bởi quân CS và phe CS là phía chủ động gây chiến.
2 cuộc chiến có diễn biến khác nhau rất nhiều vì chiến tranh Triêu Tiên kéo dài có 3 năm và mang tính tổng lực, còn chiến tranh Việt Nam kéo từ năm 1960, tính từ khi VNDCCH thông qua nghị quyết TƯ 15 quyết định dùng bạo lực để GP MN (tháng 12/1959), đến năm 1975. Vì cuộc chiến kéo dài 15 năm nên trải qua nhiều giai đoạn phức tạp, cả chiến tranh du kích đến chiến tranh tổng lực trên quy mô lớn...

Lý do tham chiến
Vào những năm đầu của cuộc chiến VNDCCH không ngang nhiên tấn công VNCH tổng lực như Bắc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc mà chi viện đưa quân vào Nam và hỗ trợ MTDTGP MNVN. Vì thế mà LHQ cũng như Mỹ không có đủ lý do để can thiệp như ở Triều Tiên cho dù quân Bắc Việt có tấn công lẻ tẻ vào các sân bay và điểm đóng quân Mỹ ở VNCH.
Phía Mỹ cần 1 lý do chính đáng hơn để can thiệp vào Việt Nam, là sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Đó là việc tàu Maddox của Mỹ bị VNDCCH tấn công. Tài liệu giải mật của Mỹ sau này cho thấy là tàu Mỹ bị tấn công lần 1 là chính xác và lần 2 là ngụy tạo, để QH Mỹ giao quyền cho TT Johnson được toàn quyền gây chiến với VNDCCH.
Mỹ ném bom VNDCCH để trả đũa việc bị tấn công. Mỹ chính thức tham chiến bằng quân bộ vào năm 1965, khi nhận thấy VNCH có nguy cơ sụp đổ do khủng hoảng chính trị sau khi đệ nhất Cộng Hòa sụp đổ. Các đồng minh của Mỹ cũng tham chiến nhưng không dựa vào nghị quyết nào của LHQ mà dựa trên cam kết của khối quân sự SEATO phòng thủ chung ở ĐNA.
Lý do sâu xa của việc Mỹ can thiệp vào VN là do muốn ngăn chặn làn sóng đỏ lan ra khắp ĐNA. Lý do trực tiếp là sự kiện Vịnh Bắc Bộ

Phạm vi chiến tranh
Quân bộ của Mỹ và đồng minh KHÔNG vượt qua vĩ tuyến 17 để đánh ra Bắc, vì e ngại quân Trung Quốc lại kéo sang như ở Triêu Tiên. Vì thế mà quân Trung Quốc cũng chỉ tham chiến hạn chế ở miền Bắc, chủ yếu là lính phòng không, cố vấn, công binh, không tham chiến trực tiếp với quân bộ của Mỹ và đồng minh. Ngoài Trung Quốc, còn có quân Bắc Triều Tiên và Liên Xô tham chiến ở VNDCCH với vai trò phòng không, không quân, cố vấn. Còn ở TT thì LX viện trợ và phi công Liên Xô tham chiến dưới màu cờ Trung Quốc hoặc Bắc Triều Tiên (không chính thức). Chiến tranh Triều Tiên không có giới hạn về không gian, còn CT Việt Nam là có giới hạn trong phạm vi VNCH. Mỹ chỉ ném bom ra Bắc.

Dư luận Mỹ
Như vậy, tuy được QH Mỹ chấp nhận (năm 1971 QH rút bỏ nghị quyết này) nhưng dân Mỹ lại phản đối chiến tranh VN. Một trong các lý do là nó quá khốc liệt mà dân Mỹ lại xem được trên TV, trong khi chiến tranh TT chưa có công nghệ đó. Ngoài ra, lý do tham chiến của quân đội Mỹ không được rõ ràng và chính đáng như ở TT. Trong khi dư luận Mỹ lại ủng hộ việc Mỹ tham chiến ở TT.
HĐ đình chiến
Trong cả 2 cuộc chiến, Mỹ ký HĐ đình chiến với quân CS khi cuộc chiến đi vào bế tắc. Sự khác biệt là ở TT, quân BTT không thể tiếp tục tấn công để "GP MN" và Mỹ cũng không rút toàn bộ khỏi miền Nam, Hàn quốc không ký HĐ. Còn ở VN, Mỹ phải rút toàn bộ quân, VNCH buộc phải ký HĐ, sau đó quân CS đã đánh thắng VNCH để thống nhất đất nước.
 
Sửa lần cuối:
(Phần 3)
3. Địa lý chiến trường
TT là 1 bán đảo, trong đó Hàn quốc là cái đuôi, có 3 mặt là biển, mặt đất liền chỉ giáp với BTT với chiều dài khá ngắn, nên không khó kiểm soát bằng trận địa mìn.
VNCH mặt Đông và Nam, Tây Nam giáp biển, Đông Bắc và Bắc giáp VNDCCH, Lào, Campuchia. Vì đường biên giới đất liền của VNCH quá dài, lại hiểm trở, dễ xâm nhập, nên quân VNDCCH dễ dàng tiếp vận cho MTDTGP và quân BV. Trong khi đó điểm yếu của quân BTT là tiếp vận, vì thế mà miền Bắc không thể hỗ trợ cho phe CS miền Nam cũng như không thể lén lút đổ quân. Đây là 1 lý do cơ bản dẫn đến du kích CS ở Hàn quốc bị Lý Thừa Vãn tiêu diệt. Phong trào CS ở Hàn quốc cũng dễ dàng bị đàn áp do không có được sự hỗ trợ của miền Bắc. Còn VNDCCH dễ dàng hỗ trợ MTDTGP đấu tranh vũ trang và chính trị cũng như đổ quân, tiếp vận.


4. Lãnh tụ của 2 phía
Lãnh tụ Kim Nhật Thành có nhiều điểm giống với lãnh tụ HCM. Hai ông đều tham gia kháng chiến chống ngoại xâm từ trẻ và có thời gian dài tham gia quân đội CS TQ. Kim Nhật Thành tham gia chiến đấu trực tiếp hơn HCM. Ông Hồ còn tham gia quốc tế CS và đảng CS Pháp, còn ông Kim thì chỉ tham gia quân CS TQ và sau đó tham gia Hồng quân LX. Cả 2 ông chỉ mới lên tới cấp thiếu tá ở quân đội CS nước ngoài.
Khách quan mà nói, ông Hồ có uy tín về giải phóng dân tộc hơn ông Kim. Vì ông Kim theo quân LX về giải phóng BTT, còn ông Hồ thì tự lãnh đạo VM vào năm 45 để cướp chính quyền.
Tuy nhiên, sau khi ngưng chiến thì ông Kim có nhiều uy tín trong việc phát triển kinh tế của BTT. Sau năm 53, BTT có tốc độ phát triển kinh tế rất cao, thậm chí có thời điểm còn vượt Hàn quốc. Còn ông Hồ thì hầu như không có vai trò gì trong việc phát triển kinh tế Bắc VN và Bắc VN kém phát triển hơn BTT rất nhiều trong giai đoạn 2 lãnh tụ này cầm quyền. Hai ông đều giữ được uy tín và hào quang trọn đời nhưng ông Kim giữ được quyền lực thật sự đến lúc chết, còn có thể đưa con trai mình là Kim Jong Il nối ngôi, còn ông Hồ thì 20 năm cuối đời đã không còn có quyền lực thực sự.
Các ông Lý Thừa Vãn và Park Chung Hee có nhiều đặc điểm giống với ông Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu. Đó là đều xuất thân là thành phần có học, du học ở Nhật, Mỹ, có tư tưởng gần gũi với phương Tây (các ông Lý, Park, Diệm) hoặc được đào tạo từ trường quân sự của nền thực dân chiếm đóng nước mình (như các ông Park, Thiệu). Đặc điểm chung nữa là họ (trừ ông Park theo Phật giáo) đều theo đạo Thiên chúa và chống cộng đến mức cực đoan. Cả 4 ông đều có xu hướng độc tài cánh hữu, chống CS không khoan nhượng, thậm chí tàn bạo, đến mức bị phương Tây phản đối và khiến cho Hàn quốc và VNCH có chính trị bất ổn, hay có đảo chính, ám sát (ông Diệm và ông Park). Trong 4 người thì ông Thiệu ít được học hành bài bản hơn cả. Tương tự ông Hồ và ông Kim, khi so sánh ông Thiệu và ông Park ta thấy ông Park đã có nhiều uy tín trong việc phát triển kinh tế Hàn quốc, trong khi ông Thiệu hầu như không có dấu ấn đáng kể về việc phát triển kinh tế VNCH. Lý do chính là do ông Park nắm quyền khi đã ngưng chiến còn ông Thiệu nắm quyền khi chiến tranh ở giai đoạn khốc liệt nhất. Ông Park được Nhật đào tạo bài bản về QS, ông Thiệu được Pháp đào tạo QS.

5. Kết luận
Thực tế cho thấy, Hàn quốc và Mỹ đã chống cộng thành công và kết quả là Hàn quốc đã thắng BTT về kinh tế, tính đến thời điểm hiện tại. Nhưng BTT cũng đạt được thành tựu đáng kể về kỹ thuật quân sự.
Trong khi đó VNCH và Mỹ đã thất bại trước VNDCCH và TQ, LX. Lý do chính, theo mình, là vì Hàn quốc và Mỹ có nhiều lợi thế khách quan hơn VNCH và Mỹ. Chẳng hạn như vấn đề địa lý khiến cho BTT khó can thiệp vào Nam, tính chính danh trong việc chống cộng cũng như uy tín của ông Hồ và đảng Lao động (CS) VN trong giai đoạn này lớn hơn uy tín của ông Kim và đảng Lao động Triều Tiên.
 
Sửa lần cuối:
các nước theo phe tư bản công nhận QG Việt Nam, LX và TQ (Tàu Mao) công nhận Việt Nam DCCH. Với việc thành lập QG Việt Nam, Pháp muốn biến chiến tranh Pháp - Việt Nam DCCH thành nội chiến giữa Việt Nam DCCH và QG Việt Nam, tuy nhiên, vì thời gian đầu QG Việt Nam chưa có quân đội (sau vài năm mới có) nên vai trò khá mờ nhạt.
Lực Fap lúc này còn yếu, sau Mẽo kế thừa
 
Lực Fap lúc này còn yếu, sau Mẽo kế thừa
Fap bị Đức đánh cho sml, bọn Mẽo né được thiệt hại ở WW II nên sau mới khỏe, chứ trước đó Fap top server, giúp Mỹ giành độc lập cơ mà.
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom