t lập thớt này trc hết là cho t . đọc và cảm nhận mỗi ngày để con người hướng thiện hơn 1 chút .
Bạn có còn nhớ những câu chuyện cổ tích? Chúng ta nóng lòng theo dõi diễn biến tình tiết câu chuyện với niềm tin rằng nhân vật chính nhất định sẽ tránh được sự tàn bạo của phù thủy và yêu quái, chiến thắng tà ác. Chúng ta – khi ấy còn là những cô bé cậu bé – chưa bao giờ nghi ngờ gì về kết cục hoàn mĩ dành cho nhân vật chính, luôn có niềm tin mãnh liệt rằng chính nghĩa sẽ tồn tại mãi mãi, những người lương thiện cuối cùng nhất định sẽ được sống cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, khi chúng ta dần dần lớn lên, dần dần làm quen với tất cả mọi thứ của thế giới hiện thực này, các câu chuyện cổ tích thuở bé thơ ngày càng trở nên xa vời. Nhân vật cổ tích chỉ còn tồn tại trong kí ức, rồi cuối cùng chúng ta cũng sẽ vứt bỏ nốt chút ngây thơ còn lại của thời thơ trẻ, để trở thành một người trưởng thành, chín chắn. Nhưng nếu có thể vứt bỏ những tạp niệm trong lòng ở thế giới phức tạp rối ren, tìm lại tâm hồn thuần khiết, yên bình ấy, vậy thì liệu chúng ta lại có thể quay trở về thời thơ ấu thỏa mãn và vui vẻ trong hồi ức ấy được không?
Thế giới nội tâm của con người ẩn chứa rất nhiều thứ, có đẹp, có xấu, có thiện, có ác, có tham lam, có danh lợi, còn có tiền bạc và địa vị… Những thứ này không nhìn thấy, không sờ thấy, nhưng chúng lại tiềm ẩn trong tâm hồn của bạn, chi phối hành động của bạn. Nếu chúng ta gọi những thứ tốt đẹp, ánh sáng, lương thiện trong thế giới nội tâm là “mầm”, thì những tạp niệm làm đảo lộn cảm xúc của chúng ta, thậm chí “xúi giục” chúng ta trở nên xấu xa, tham lam ấy sẽ giống như “cỏ”. Chân – thiện – mĩ có thể kết thành quả ngọt làm xúc động lòng người; nhưng còn “cỏ dại” trong lòng, nếu cứ để mặc cho chúng phát triển thì nhất định sẽ đến một ngày chúng uy hiếp tới sự trưởng thành khỏe mạnh của “mầm”.
Ví dụ như sự tham lam và đố kị là tạp niệm.
Sự uy hiếp của tâm trạng đố kị đối với sự vật tốt đẹp chẳng khác nào quả bom không hẹn giờ, có thể phát nổ bất cứ lúc nào, tiềm ẩn trong lòng con người. Trên con đường theo đuổi một mục tiêu nào đó, một khi con người phát hiện ra sự tồn tại của người giỏi hơn hoặc nhanh chân vượt trước mình thì thường nảy sinh than vãn, đau khổ, thậm chí là căm giận, bởi trong tâm cảm thấy tự hổ thẹn vì mình kém cỏi hơn người khác. Càng tệ hơn là có một số người bóp méo tâm tính, châm ngòi quả bom trong lòng, không từ thủ đoạn báo thù đối thủ. Tạp niệm của sự đố kị làm ô nhiễm tâm hồn, không những không thể khiến bạn có được mục tiêu mà còn dần dần xa mục tiêu, cuối cùng lún sâu vào tội ác khó có thể thoát ra được.
Bạn có còn nhớ những câu chuyện cổ tích? Chúng ta nóng lòng theo dõi diễn biến tình tiết câu chuyện với niềm tin rằng nhân vật chính nhất định sẽ tránh được sự tàn bạo của phù thủy và yêu quái, chiến thắng tà ác. Chúng ta – khi ấy còn là những cô bé cậu bé – chưa bao giờ nghi ngờ gì về kết cục hoàn mĩ dành cho nhân vật chính, luôn có niềm tin mãnh liệt rằng chính nghĩa sẽ tồn tại mãi mãi, những người lương thiện cuối cùng nhất định sẽ được sống cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, khi chúng ta dần dần lớn lên, dần dần làm quen với tất cả mọi thứ của thế giới hiện thực này, các câu chuyện cổ tích thuở bé thơ ngày càng trở nên xa vời. Nhân vật cổ tích chỉ còn tồn tại trong kí ức, rồi cuối cùng chúng ta cũng sẽ vứt bỏ nốt chút ngây thơ còn lại của thời thơ trẻ, để trở thành một người trưởng thành, chín chắn. Nhưng nếu có thể vứt bỏ những tạp niệm trong lòng ở thế giới phức tạp rối ren, tìm lại tâm hồn thuần khiết, yên bình ấy, vậy thì liệu chúng ta lại có thể quay trở về thời thơ ấu thỏa mãn và vui vẻ trong hồi ức ấy được không?
Thế giới nội tâm của con người ẩn chứa rất nhiều thứ, có đẹp, có xấu, có thiện, có ác, có tham lam, có danh lợi, còn có tiền bạc và địa vị… Những thứ này không nhìn thấy, không sờ thấy, nhưng chúng lại tiềm ẩn trong tâm hồn của bạn, chi phối hành động của bạn. Nếu chúng ta gọi những thứ tốt đẹp, ánh sáng, lương thiện trong thế giới nội tâm là “mầm”, thì những tạp niệm làm đảo lộn cảm xúc của chúng ta, thậm chí “xúi giục” chúng ta trở nên xấu xa, tham lam ấy sẽ giống như “cỏ”. Chân – thiện – mĩ có thể kết thành quả ngọt làm xúc động lòng người; nhưng còn “cỏ dại” trong lòng, nếu cứ để mặc cho chúng phát triển thì nhất định sẽ đến một ngày chúng uy hiếp tới sự trưởng thành khỏe mạnh của “mầm”.
Ví dụ như sự tham lam và đố kị là tạp niệm.
Sự uy hiếp của tâm trạng đố kị đối với sự vật tốt đẹp chẳng khác nào quả bom không hẹn giờ, có thể phát nổ bất cứ lúc nào, tiềm ẩn trong lòng con người. Trên con đường theo đuổi một mục tiêu nào đó, một khi con người phát hiện ra sự tồn tại của người giỏi hơn hoặc nhanh chân vượt trước mình thì thường nảy sinh than vãn, đau khổ, thậm chí là căm giận, bởi trong tâm cảm thấy tự hổ thẹn vì mình kém cỏi hơn người khác. Càng tệ hơn là có một số người bóp méo tâm tính, châm ngòi quả bom trong lòng, không từ thủ đoạn báo thù đối thủ. Tạp niệm của sự đố kị làm ô nhiễm tâm hồn, không những không thể khiến bạn có được mục tiêu mà còn dần dần xa mục tiêu, cuối cùng lún sâu vào tội ác khó có thể thoát ra được.