Sếp dọa tôi thất bại vì nhảy việc ở tuổi 40

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
'Cậu đã làm đây tới 10 năm, giờ mà ra ngoài sẽ không cạnh tranh được với người khác đâu', sếp cũ hù dọa khi tôi nói muốn nhảy việc.


Tôi năm nay hơn 40 tuổi, từng làm việc cho một công ty suốt 10 năm, sau đó mới nhảy việc. Sau khi chuyển qua công ty mới, tôi thăng tiến cũng khá nhanh. Vì tôi ở công ty cũ đủ lâu, đủ hiểu được những ngóc ngách trong vấn đề quản lý, tài chính, thương mại của công ty, nên kinh nghiệm khá vững vàng khi ra ngoài.

Thực ra, khi tôi nộp đơn nghỉ, sếp quản lý có dọa rằng: "Cậu đã làm đây lâu rồi, tới 10 năm, giờ mà ra ngoài sẽ không cạnh tranh được với người khác đâu". Nghe vậy tôi chỉ cười cho qua chuyện nhưng vẫn không lung lay quyết định của mình.

Thực tế, sau khi rời đi, tôi lại kiếm được một công việc mới với mức lương cao hơn 1,5 lần so với công ty cũ, với vị trí và công việc cũng nổi bật hơn hẳn. Vì tôi đã hiểu rõ các quy trình, cũng từng là người trực tiếp phỏng vấn nhiều ứng viên ở công ty cũ, nên tôi biết nhà tuyển dụng đang mong đợi điều gì từ mình và tôi biết phải thương lượng mức lương thế nào cho phù hợp với cả đôi bên.

Chắc chắn, sẽ có bạn phản đối quan điểm của tôi, bảo rằng tôi may mắn này nọ. Nhưng cũng chẳng sao vì tôi tôn trọng những ý kiến khác biệt của mỗi người. Nếu ai thấy rằng chỉ làm việc hai năm, ba năm rồi nhảy việc mới là tốt với mình thì hãy cứ làm đi, vì trường hợp của tôi chưa chắc đã áp dụng tốt đối với người khác. Mà cũng chưa chắc trường hợp của người khác lại áp dụng được vào tôi.

>>

Riêng tôi cho rằng, nếu làm việc ở một nơi quá lâu thì lương tăng rất chậm, cho dù có làm việc hiệu quả đến đâu. Nên nếu không có sự thay đổi nhiều về lương thì tôi sẽ chọn nhảy việc để có chế độ đãi ngộ tốt hơn. Bản thân tôi làm quản lý suốt 10 năm nhưng lương vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung ngoài thị trường. Thậm chí lương của tôi còn thua cả người mới vào cùng vị trí. Thế nên, đến một lúc nào đó, tôi chọn rời đi qua công ty khác.

Còn nếu công ty chế độ không ổn, nhưng năng lực của mình lại chỉ có giới hạn thì nhảy việc cũng không phải cách hay. Trường hợp đó, tốt nhất là bạn nên cố gắng ở lại và trau dồi kỹ năng, tìm cách học hỏi những gì tốt nhất có thể từ sếp, từ đồng nghiệp trước đã. Rồi một ngày, kỹ năng làm việc, trình độ ngoại ngữ của bạn tốt hơn, khi đấy hãy rời đi đến một nơi khác ổn hơn.

Nói chung, ở đây sẽ không có đúng, không có sai cho tất cả. Mỗi người cần chủ động "liệu cơm gắp mắm" sao cho phù hợp với mình nhất mà thôi.


Đó là quan điểm của độc giả sau bài viết "". Làm bao lâu thì nên nhảy việc? Làm thế nào để biết chúng ta nên hay không nên gắn bó lâu dài với một công ty? Đó có lẽ là những câu hỏi làm không ít bạn trẻ phải đau đầu suy nghĩ để tìm ra câu trả lời.

Thời gian làm việc ngắn từng gây ra không ít cái nhìn thiếu thiện cảm từ những nhà tuyển dụng. Cứ hình dung, một ứng viên ghi trong CV của mình rằng thời gian làm việc ở mỗi công ty chỉ kéo dài ba, sáu đến chín tháng, chắc chắn người đó sẽ khó lòng trúng tuyển. Người ta sẽ đánh giá bạn không đủ kiên nhẫn, cống hiến hoặc thiếu định hướng tương lai rõ ràng.

Nhưng ngược lại, khi làm việc cho một tổ chức trong thời gian quá dài, rất có thể bạn lại đang tự đóng lại con đường thăng tiến hoặc cơ hội được thử thách bản thân của chính mình. Việc ít thay đổi, ít va chạm còn có thể khiến bạn trở nên ù lì, tụt hậu, hèn nhát.

Vậy bạn sẽ chọn cống hiến cho một tổ chức trong bao lâu?

Lê Phạm
tổng hợp

  • Đổi đời sau ba năm bớt cống hiến cho công ty
  • 'Bị đuổi khéo sau khi dành cả thanh xuân để làm việc cống hiến'
  • 20 năm ngu muội cống hiến vì tin lời hứa hão của sếp
  • Tôi bị doanh nghiệp ép nghỉ việc dù cống hiến suốt 5 năm
  • Tôi không tuyển nhân viên nhảy việc bốn lần trong hai năm
  • Mang tiếng 'không trung thành' vì nhảy việc hai lần trong hai năm

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom