Sáu lãnh đạo thế giới qua góc nhìn của Henry Kissinger

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Trong "Leadership: Six Studies in Word Strategy", cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nêu quan điểm riêng về sáu lãnh đạo thế giới.


Sách được Omega Plus mua bản quyền phát hành khi ấn bản gốc phát hành năm 2022, đến nay mới chuyển ngữ và ra mắt trong nước hồi tháng 5. Sáu nhân vật trong sách bao gồm cựu thủ tướng Đức Konrad Adenauer, cựu tổng thống Pháp Charles de Gaulle, cựu tổng thống Mỹ Richard Nixon, cựu tổng thống Ai Cập Anwar Sadat, cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher.



Sách 558 trang, tên tiếng Việt là "Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới", Phạm Thị Ngọc Mai chuyển ngữ. Ảnh: Omega+


Trước khi được tổng thống Nixon mời làm cố vấn an ninh quốc gia, Kissinger là giáo sư về chính trị quốc tế tại Đại học Havard. Với mạng lưới quan hệ và những hiểu biết về chính trị, ông đưa vào sách những lý giải cho việc vì sao một nhà lãnh đạo trở nên xuất chúng và tạo ra đóng góp cho đất nước, khu vực và thế giới.

Tác phẩm phân tích nhiều chiến lược mà các nhà lãnh đạo sử dụng để củng cố, phát triển đất nước họ, tạo nên một trật tự thế giới mới trong thời kỳ biến động nhất, sau Thế chiến II. Cựu thủ tướng Đức Adenauer sử dụng chiến lược nhún nhường. Tổng thống Pháp de Gaulle có chiến lược ý chí. Tổng thống Mỹ Nixon dùng chiến lược cân bằng. Ttổng thống Ai Cập Sadat áp dụng chiến lược siêu việt. Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu dùng chiến lược ưu tú. Còn thủ tướng Anh Thacher có chiến lược vững lòng tin.

Mỗi nhà lãnh đạo được lần lượt giới thiệu khái quát về tiểu sử, quá trình hoạt động chính trị, từ đó làm bật lên tính cách, các vai trò.

Adenauer khôi phục lại sức mạnh và vị thế nước Đức sau thất bại ở Thế chiến. de Gaulle đưa nước Pháp giành vinh quanh chiến thắng trong chiến tranh và vượt qua cuộc khủng hoảng ở Algeria. thực hiện cải cách kinh tế của nước Anh, Sadad giúp đất nước tìm kiếm hòa bình với các kình địch truyền kiếp, còn Lý Quang Diệu xây dựng thành công một xã hội đa sắc tộc.

Sáu nhân vật được Kissinger có một số điểm chung về tính cách, như bộc trực, thẳng thắn. Họ đều ý thức sâu sắc về thực tế, thể hiện tầm nhìn mạnh mẽ và là những người táo bạo, hành động dứt khoát trước các vấn đề quan trọng, ngay cả khi các điều kiện trong nước hoặc quốc tế rõ ràng là bất lợi. Như bà Thatcher đã phái lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Hoàng gia Anh giành lại quần đảo Falkland từ Argentina ngay cả khi nhiều chuyên gia nghi ngờ tính khả thi của cuộc viễn chinh, và nước Anh khi đó đang sa lầy trong cuộc khủng hoảng kinh tế.

Tổng thống Mỹ Nixon, tuy phải từ chức vì , đã thể hiện khả năng lãnh đạo khi tiến hành bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và đàm phán kiểm soát vũ khí với Liên Xô, trước khi hoàn thành việc rút quân khỏi Việt Nam, những động thái được giới phân tích cho rằng đi ngược lại với nhiều nhận thức thông thường.

Theo Kissinger, sáu nhân vật đều hiểu vai trò quan trọng của trạng thái cô độc. Họ đều thường một mình đưa ra các quyết định quan trọng nhất. Nghịch lý chung của các nhà lãnh đạo này là họ đều muốn mọi người đi theo con đường họ dẫn dắt, nhưng lại không mong đợi sự đồng thuận, do đó, nhiều thay đổi của họ luôn đi kèm với tranh cãi.

Ở chương cuối, Kissinger tổng kết các nhân vật của ông có được thành công là nhờ thời điểm họ xuất hiện, lịch sử thế giới chuyển từ chế độ quý tộc sang chế độ nhân tài. Do đó, tài năng của họ có cơ hội được phát huy. Họ có ý thức sâu sắc về bản sắc dân tộc với tham vọng cao cả nhất là phục vụ mọi người thông qua việc lãnh đạo đất nước. Dù Lý Quang Diệu nhận bằng đại học ở Anh hay Nixon có thể tự hào rằng ông đi đây đi đó trước khi trở thành tổng thống, cả hai đều không nhận mang bản sắc quốc tế, xem đặc quyền công dân là một ý thức về trách nhiệm gắn bó với đất nước của họ.

Tuy nhiên, Kissinger cũng đưa ra cảnh báo " đang chững lại" và nhắc nhở các nhà lãnh đạo ngày nay phải có hiểu biết sâu hơn về văn hóa thị giác, trong việc đưa hình ảnh trên truyền thông, nhất là mạng xã hội.



Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Berlin, Đức năm 2020. Ảnh: Reuters


Trong lời giới thiệu sách, doanh nhân Hoàng Nam Tiến - phó chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học FPT - cho rằng tác phẩm mang đến cho độc giả chân dung đa diện của Kissinger - một nhà ngoại giao, một chính khách, một học giả có tầm ảnh hưởng với lịch sử thế giới.

tên thật là Heinz Alfred Kissinger, sinh ra ở Furth, Đức ngày 27/5/1923 và chuyển đến Mỹ cùng gia đình năm 1938, trước khi Đức Quốc xã tàn sát người Do Thái ở châu Âu. Ông đổi tên thành Henry Kissinger, nhập tịch Mỹ năm 1943, phục vụ trong quân đội ở châu Âu thời kỳ Thế chiến II. Ông vào Đại học Harvard nhờ học bổng, lấy bằng thạc sĩ năm 1952 và bằng tiến sĩ năm 1954 rồi làm giảng viên tại Harvard 17 năm sau đó.

Kissinger từng là cố vấn an ninh quốc gia Mỹ từ tháng 1/1969 đến tháng 11/1975 và làm ngoại trưởng từ tháng 9/1973 đến tháng 1/1977, dưới hai đời tổng thống Mỹ là Richard Nixon và Gerald Ford. Theo đuổi chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ đối ngoại, ông Kissinger được ca ngợi về tầm nhìn ngoại giao, nhưng cũng bị chỉ trích vì theo đuổi nhiều cuộc chiến. Ông ở tuổi 100 tại nhà riêng, thuộc bang Connecticut tối 29/11/2023.


Tiên Long

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom