Sân khấu cần những khai phá, sáng tạo mới

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Theo Nghệ sĩ Nhân dân Trần Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật liên hoan, những con số trên phần nào cho thấy cái nhìn toàn cảnh về hoạt động sân khấu hiện nay đang lảng tránh khỏi hiện thực đời sống và những vấn đề nóng bỏng của xã hội. Nguyên nhân phần nào có thể do đội ngũ sáng tác thiếu hụt hoặc chính họ đang né tránh những vấn đề đương đại…


Lực lượng sáng tạo thiếu nên các vở diễn tham dự liên hoan bị đánh giá không đạt sự đồng đều về chất lượng, một số vở không có hình thức mới cho nội dung cũ, thiếu tính phát hiện, thiếu góc nhìn của con người hôm nay, lặp lại trong cách bài trí sân khấu, chắp vá mô-típ sáng tạo âm nhạc… cũng là điều dễ hiểu.


Ngoài ra, vấn đề còn nằm ở chỗ quan điểm, cách chọn lựa kịch bản an toàn của các nhà quản lý đơn vị nghệ thuật. Đối với vở diễn, kịch bản chính là nơi bắt đầu, cho nên đây là điều vô cùng đáng quan ngại. Nói như Nghệ sĩ Nhân dân Trần Ngọc Giàu thì sân khấu đang mất dần chức năng phản ánh hiện thực và dự báo.

Sân khấu hoặc chỉ để làm nhiệm vụ chính trị, gói mình trong đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng để chờ đến với liên hoan sân khấu hoặc chỉ là những chương trình, vở diễn chỉ để bán vé cho khán giả có nhu cầu giải trí. Cũng vì vậy, vấn đề đặt ra là cần làm gì và làm như thế nào để có thêm người viết mới, người viết trẻ đủ khả năng sáng tạo những kịch bản mới và hay.

Không chỉ là sự thiếu hụt về kịch bản, từ Liên hoan kịch nói toàn quốc vừa qua, còn có thể nhìn ra “khoảng trống” trong đội ngũ dàn dựng sân khấu. Có 18 đạo diễn tham dự Liên hoan (1 đạo diễn dựng 5 vở, 1 đạo diễn dựng 2 vở, 2 đạo diễn dựng cùng 1 vở…), song chỉ có 2 gương mặt ở tuổi 30, phần còn lại không còn trẻ nữa, càng hiếm trường hợp tham dự liên hoan lần đầu.

Tương tự, chỉ có 10 họa sĩ thiết kế mỹ thuật cho 23 vở diễn, trong đó có họa sĩ đảm nhận tới 7 vở, có họa sĩ thiết kế cho 4 vở. Mảng âm nhạc, tình trạng còn thảm thương hơn khi chỉ vỏn vẹn 5 nhạc sĩ được gọi tên trong thành phần sáng tạo của vở diễn. Có tới 18 tác phẩm dự thi không có nhạc sĩ, chỉ sử dụng nhạc chọn; có vở có nhạc sĩ, nhưng chỉ được sử dụng ca khúc…

Lực lượng sáng tạo thiếu nên các vở diễn tham dự liên hoan bị đánh giá không đạt sự đồng đều về chất lượng, một số vở không có hình thức mới cho nội dung cũ, thiếu tính phát hiện, thiếu góc nhìn của con người hôm nay, lặp lại trong cách bài trí sân khấu, chắp vá mô-típ sáng tạo âm nhạc… cũng là điều dễ hiểu.


Đáng nói, không phải đến liên hoan lần này, vấn đề trên mới được xới xáo. Đây là thực trạng đã được báo động suốt nhiều năm qua nhưng chưa được giải quyết thấu đáo, dẫu cuộc thi, liên hoan sân khấu nào cũng khẳng định là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương đánh giá đúng thực trạng hoạt động sân khấu, kịp thời đưa ra những phương thức hoạt động mới, giải pháp khắc phục những yếu kém, hạn chế, thúc đẩy nghệ thuật sân khấu phát triển phù hợp thực tế đời sống xã hội.

Rõ ràng, để gìn giữ, phát huy di sản sân khấu của cha ông, đưa sân khấu trở thành “món ăn tinh thần” hấp dẫn với công chúng hiện đại, rất cần sự xông xáo, dấn thân của đội ngũ sáng tạo sân khấu.

Tuy nhiên, trên hành trình khai phá những chuyển động, giá trị mới cho sân khấu đương đại, chỉ dựa vào nỗ lực của những người làm sân khấu là chưa đủ. Còn cần phải có những giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ và dài hơi, tạo ra những cú huých cho sân khấu phát triển, từ cơ chế đào tạo, thu hút, bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ cho tới chính sách đãi ngộ xứng đáng để các nghệ sĩ có động lực phát huy sáng tạo trong lao động nghệ thuật.

Cùng với đó là chiến lược để kích hoạt mạnh mẽ các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia đóng góp cho sự phát triển của sân khấu. Muốn được đón nhận trong xã hội hôm nay, không cách nào khác, sân khấu phải “xông pha” chuyển tải những nhịp đập nóng bỏng của cuộc sống hiện tại.

Theo các chuyên gia, điều này sẽ được giải quyết nếu cơ chế đặt hàng sáng tác của cơ quan chức năng thay đổi theo hướng khuyến khích sự xuất hiện của những kịch bản đề tài hiện đại.

Bên cạnh đó, cũng cần thay đổi cách tổ chức các trại sáng tác, ưu tiên các kịch bản hiện đại, ưu tiên các tác giả trẻ; tạo ra nhiều cơ hội để những người làm sân khấu được thâm nhập, tìm hiểu ngõ ngách đời sống thực tiễn, cũng như xây dựng nhiều “sân chơi” nghệ thuật chuyên biệt dành cho sân khấu đề tài hiện đại…

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom