Sai lầm khi uống cà phê gây hại tiêu hóa

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Cà phê đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu uống loại không đảm bảo chất lượng, dùng khi đói có thể gây hại cho hệ tiêu hóa.


Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết cà phê chứa ít calo, nhiều chất chống oxy hóa như cafestol, trigonelline, axit chlorogenic, melanoidin, quinine, caffeine. Uống cà phê mỗi ngày với lượng vừa phải giúp giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch, ung thư. Tuy nhiên, nhiều người thường mắc sai lầm khi sử dụng loại thức uống này dẫn đến hệ lụy cho sức khỏe, trong đó có hệ tiêu hóa.

Sử dụng cà phê kém chất lượng: Sản phẩm không đảm bảo chất lượng như thêm nhiều chất phụ gia, mốc, hết hạn sử dụng, pha nhiều tạp chất... Chúng không chỉ ảnh hưởng tới hương vị mà còn có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, ngộ độc. Khi sử dụng thường xuyên, một số chất phụ gia có trong cà phê có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận.

Uống cà phê khi đói bụng: Dùng loại đồ uống này khi bụng rỗng như ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng gây hại cho dạ dày. Bác sĩ Khanh giải thích vị đắng trong cà phê kích thích sản xuất axit dạ dày, kích ứng niêm mạc, làm tăng nặng các triệu chứng như rối loạn đường ruột, ợ nóng, loét dạ dày, buồn nôn, trào ngược axit dạ dày...

Dùng đồ uống này khi mắc các bệnh đường tiêu hóa: Người bệnh đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ thực quản, viêm loét dạ dày... thường không dung nạp cà phê, nhất là loại đậm đặc, không nên uống nhiều.

Người bị tiêu chảy uống cà phê, nhất là vào buổi sáng, dễ kích thích đường ruột. Đường ruột hoạt động mạnh hơn khiến tiêu chảy thêm nặng. Bác sĩ Khanh khuyến cáo người có hội chứng ruột kích thích nên hạn chế cà phê. Caffeine có thể gây ợ nóng, làm trầm trọng hơn các triệu chứng này ở người bệnh thực quản.



Cà phê chứa caffeine có thể kích thích axit gây trào ngược dạ dày thực quản. Ảnh minh họa: Ly Nguyễn


Ngoài các tác hại lên hệ tiêu hóa, uống cà phê không đúng cách còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Cà phê có chức năng lợi tiểu, nếu cơ thể không bổ sung lượng nước dễ dẫn đến mất nước, cơ thể mệt mỏi, đau đầu và suy giảm nhận thức.

Thêm quá nhiều đường và kem tươi vào cà phê để tăng hương vị khiến người uống dễ tăng cân, chất béo tích lũy theo thời gian có thể phát triển thành , tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch. Uống cà phê trước khi đi ngủ khiến khó ngủ, mất ngủ kéo dài dẫn tới đau đầu, lo âu, thay đổi tâm trạng.

Bác sĩ Khanh khuyến cáo không nên uống cà phê khi bụng đói, tránh dùng sau 15h và không quá 4 cốc mỗi ngày. Lượng caffeine nạp vào cơ thể mỗi ngày không vượt quá 400 mg, trong khi một cốc cà phê thông thường chứa khoảng 70-100 mg caffeine.

Cà phê rang lâu, ủ lạnh chứa ít axit hơn cà phê nóng. Người mắc bệnh dạ dày nên chọn loại phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nhiều người bị đau bụng sau khi uống cà phê, có thể kèm triệu chứng tiêu chảy, đi phân lỏng. Nếu các tình trạng này biến mất khi ngừng sử dụng cà phê thì không đáng lo ngại. Còn nếu sau khi ngừng dùng mà đau bụng, tiêu chảy vẫn kéo dài, người bệnh nên đến bác sĩ để kiểm tra.

Ly Nguyễn

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom