Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tỉnh Phú Yên vừa tổ chức phỏng vấn, tuyển dụng đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc. Đây là buổi phỏng vấn đầu tiên triển khai bản thỏa thuận hợp tác về phái cử và tiếp nhận lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc giữa Sở LĐ-TB-XH tỉnh Phú Yên với chính quyền quận Goryeong-gun, tỉnh Bắc Gyeongsang (Hàn Quốc).
Trong số hơn 80 lao động tham gia phỏng vấn đợt này có 45 người đủ điều kiện và dự kiến sẽ sang Hàn Quốc làm việc vào tháng 8 tới. Ông Cao Tấn Trường, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm (DVVL) tỉnh Phú Yên, cho biết trung tâm được tỉnh giao triển khai kế hoạch và phối hợp với phòng LĐ-TB-XH các huyện, thị xã, thành phố để tuyên truyền đến tận người dân; công bố kế hoạch tuyển dụng trên Fanpage và các nhóm tuyển dụng việc làm trên mạng xã hội.
Theo ông Trường, việc tuyển chọn được thực hiện bởi Sở LĐ-TB-XH và chính quyền quận Goryeong-gun. "Thủ tục đăng ký, phỏng vấn nhanh gọn, công việc phù hợp với người dân và thời gian làm việc ở nước bạn 3 - 6 tháng, lương cao. Hiện NLĐ đăng ký khá nhiều" - ông Trường nói.
Lao động tỉnh Phú Yên tại buổi phỏng vấn
Giữa tháng 5 vừa qua, tỉnh Bạc Liêu cũng tổ chức đưa 30 lao động thời vụ sang Hàn Quốc làm việc trong ngành nông nghiệp. Nhóm lao động này sẽ làm việc trong thời hạn 3 tháng tại huyện Yeongdong, tỉnh Chungcheongbuk-do (Hàn Quốc) với mức thu nhập khoảng 36 triệu đồng/tháng.
Bà Lê Thanh Giang, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bạc Liêu, cho hay tỉnh đang chú trọng tìm kiếm những thị trường xuất khẩu lao động phù hợp để đưa NLĐ đi làm việc. Một số địa phương của Hàn Quốc đã đến Bạc Liêu ký kết thỏa thuận đưa NLĐ sang làm thời vụ, bởi nguồn lao động nông nghiệp của Bạc Liêu khá dồi dào. Ngoài tỉnh Chungcheongbuk-do, tỉnh Gyeongsang-do và tỉnh Jeollanam-do (Hàn Quốc) cũng đang xúc tiến để tiếp nhận khoảng 100 lao động sang làm thời vụ mỗi năm.
Trước đó, tỉnh Hậu Giang cũng tổ chức đưa 107 lao động đi làm việc thời vụ ở huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon (Hàn Quốc). Số lao động này làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu là thu hoạch ớt chuông, cà chua. Thời gian làm việc từ 5 - 8 tháng, thu nhập khoảng 38 triệu đồng/tháng.
Dự kiến trong năm nay, Hậu Giang đưa được khoảng 250 người đi làm việc thời vụ ở huyện Cheorwon. Trước đó, vào tháng 5-2022, tỉnh đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác chương trình đưa lao động thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp với huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon. Trong năm 2022 và 2023, có 254 người sang làm việc ở nước bạn.
Theo ông Nguyễn Như Tuấn, Phó trưởng Phòng Thông tin - Tuyên truyền, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), chương trình đưa lao động sang làm việc thời vụ tại Hàn Quốc thực hiện theo thỏa thuận ký giữa UBND cấp tỉnh Việt Nam và chính quyền địa phương Hàn Quốc. Đây là chương trình hợp tác phi lợi nhuận giữa các địa phương của hai nước, do cơ quan chức năng của địa phương tổ chức triển khai thực hiện, không có sự tham gia của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Song thời gian vừa qua, có một số tổ chức, cá nhân lợi dụng chương trình này để quảng cáo, ký hợp đồng, thu tiền không đúng quy định, hứa hẹn đưa NLĐ đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc có dấu hiệu lừa đảo. Các cơ quan chức năng liên tục khuyến cáo đến NLĐ. "Để tham gia và tìm hiểu về chương trình, NLĐ chỉ liên hệ với Sở LĐ-TB-XH tại địa phương nơi cư trú, tuyệt đối không đăng ký tham gia với bất kỳ tổ chức cá nhân môi giới nào" - ông Tuấn nhấn mạnh.
Trong khi đó, lãnh đạo nhiều sở LĐ-TB-XH đánh giá cao tiềm năng của chương trình và cho biết NLĐ có nhu cầu sang Hàn Quốc làm việc thời vụ hiện rất lớn, các địa phương Hàn Quốc tìm đến hợp tác cũng nhiều trong thời gian gần đây. Nhưng vấn đề nan giải nhất của chương trình này là có không ít NLĐ Việt Nam sau khi qua Hàn Quốc thì bỏ trốn ra ngoài. Một số tỉnh khi triển khai chương trình đã không lường trước được nên để xảy ra những sự việc đáng tiếc.
Theo quy định của Hàn Quốc, hằng năm sẽ xem xét dừng việc tuyển chọn và phái cử lao động thời vụ của địa phương nước ngoài nếu năm trước đó có tỉ lệ lao động thời vụ bỏ hợp đồng cao hơn 10% và xem xét dừng tiếp nhận lao động từ quốc gia có tổng lao động thời vụ bỏ hợp đồng vượt quá 50%. Việc NLĐ bỏ trốn để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến uy tín trong hợp tác quốc tế với Hàn Quốc và rất có thể phía bạn sẽ dừng, không tiếp nhận thêm lao động của địa phương đó.
Xem tiếp...
Nguồn lao động dồi dào
Trong số hơn 80 lao động tham gia phỏng vấn đợt này có 45 người đủ điều kiện và dự kiến sẽ sang Hàn Quốc làm việc vào tháng 8 tới. Ông Cao Tấn Trường, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm (DVVL) tỉnh Phú Yên, cho biết trung tâm được tỉnh giao triển khai kế hoạch và phối hợp với phòng LĐ-TB-XH các huyện, thị xã, thành phố để tuyên truyền đến tận người dân; công bố kế hoạch tuyển dụng trên Fanpage và các nhóm tuyển dụng việc làm trên mạng xã hội.
Theo ông Trường, việc tuyển chọn được thực hiện bởi Sở LĐ-TB-XH và chính quyền quận Goryeong-gun. "Thủ tục đăng ký, phỏng vấn nhanh gọn, công việc phù hợp với người dân và thời gian làm việc ở nước bạn 3 - 6 tháng, lương cao. Hiện NLĐ đăng ký khá nhiều" - ông Trường nói.
Lao động tỉnh Phú Yên tại buổi phỏng vấn
Giữa tháng 5 vừa qua, tỉnh Bạc Liêu cũng tổ chức đưa 30 lao động thời vụ sang Hàn Quốc làm việc trong ngành nông nghiệp. Nhóm lao động này sẽ làm việc trong thời hạn 3 tháng tại huyện Yeongdong, tỉnh Chungcheongbuk-do (Hàn Quốc) với mức thu nhập khoảng 36 triệu đồng/tháng.
Bà Lê Thanh Giang, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bạc Liêu, cho hay tỉnh đang chú trọng tìm kiếm những thị trường xuất khẩu lao động phù hợp để đưa NLĐ đi làm việc. Một số địa phương của Hàn Quốc đã đến Bạc Liêu ký kết thỏa thuận đưa NLĐ sang làm thời vụ, bởi nguồn lao động nông nghiệp của Bạc Liêu khá dồi dào. Ngoài tỉnh Chungcheongbuk-do, tỉnh Gyeongsang-do và tỉnh Jeollanam-do (Hàn Quốc) cũng đang xúc tiến để tiếp nhận khoảng 100 lao động sang làm thời vụ mỗi năm.
Trước đó, tỉnh Hậu Giang cũng tổ chức đưa 107 lao động đi làm việc thời vụ ở huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon (Hàn Quốc). Số lao động này làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu là thu hoạch ớt chuông, cà chua. Thời gian làm việc từ 5 - 8 tháng, thu nhập khoảng 38 triệu đồng/tháng.
Dự kiến trong năm nay, Hậu Giang đưa được khoảng 250 người đi làm việc thời vụ ở huyện Cheorwon. Trước đó, vào tháng 5-2022, tỉnh đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác chương trình đưa lao động thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp với huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon. Trong năm 2022 và 2023, có 254 người sang làm việc ở nước bạn.
Chỉ rõ địa chỉ uy tín
Theo ông Nguyễn Như Tuấn, Phó trưởng Phòng Thông tin - Tuyên truyền, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), chương trình đưa lao động sang làm việc thời vụ tại Hàn Quốc thực hiện theo thỏa thuận ký giữa UBND cấp tỉnh Việt Nam và chính quyền địa phương Hàn Quốc. Đây là chương trình hợp tác phi lợi nhuận giữa các địa phương của hai nước, do cơ quan chức năng của địa phương tổ chức triển khai thực hiện, không có sự tham gia của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Song thời gian vừa qua, có một số tổ chức, cá nhân lợi dụng chương trình này để quảng cáo, ký hợp đồng, thu tiền không đúng quy định, hứa hẹn đưa NLĐ đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc có dấu hiệu lừa đảo. Các cơ quan chức năng liên tục khuyến cáo đến NLĐ. "Để tham gia và tìm hiểu về chương trình, NLĐ chỉ liên hệ với Sở LĐ-TB-XH tại địa phương nơi cư trú, tuyệt đối không đăng ký tham gia với bất kỳ tổ chức cá nhân môi giới nào" - ông Tuấn nhấn mạnh.
Ngăn ngừa tình trạng bỏ trốn
Trong khi đó, lãnh đạo nhiều sở LĐ-TB-XH đánh giá cao tiềm năng của chương trình và cho biết NLĐ có nhu cầu sang Hàn Quốc làm việc thời vụ hiện rất lớn, các địa phương Hàn Quốc tìm đến hợp tác cũng nhiều trong thời gian gần đây. Nhưng vấn đề nan giải nhất của chương trình này là có không ít NLĐ Việt Nam sau khi qua Hàn Quốc thì bỏ trốn ra ngoài. Một số tỉnh khi triển khai chương trình đã không lường trước được nên để xảy ra những sự việc đáng tiếc.
Theo quy định của Hàn Quốc, hằng năm sẽ xem xét dừng việc tuyển chọn và phái cử lao động thời vụ của địa phương nước ngoài nếu năm trước đó có tỉ lệ lao động thời vụ bỏ hợp đồng cao hơn 10% và xem xét dừng tiếp nhận lao động từ quốc gia có tổng lao động thời vụ bỏ hợp đồng vượt quá 50%. Việc NLĐ bỏ trốn để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến uy tín trong hợp tác quốc tế với Hàn Quốc và rất có thể phía bạn sẽ dừng, không tiếp nhận thêm lao động của địa phương đó.
Xem tiếp...