Rối loạn ăn uống ở trẻ

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Trẻ gặp vấn đề tâm lý trong ăn uống biểu hiện bằng việc tự ép buộc mình phải ăn hoặc từ chối ăn mà không tuân theo quy luật tự nhiên của cơ thể.


Dấu hiệu

  • Kiêng ăn.
  • Giảm khẩu phần ăn.
  • Giảm cân.
  • Táo bón hoặc gặp vấn đề tiêu hóa.
  • Giấu hoặc tích trữ thực phẩm.
  • Tâm trạng thất thường.
  • Ăn với khối lượng thức ăn lớn với tốc độ nhanh hơn bình thường.
  • Không ngừng ăn dù đã no.

Nguyên nhân

Di truyền: Rối loạn ăn uống có thể do di truyền. Nếu cha mẹ, anh chị em hoặc người thân khác của trẻ mắc chứng rối loạn này thì trẻ cũng có nguy cơ cao hơn bạn bè.

Trẻ phải vật lộn với chứng trầm cảm, lo âu, các bệnh tâm thần khác cũng có thể bị rối loạn ăn uống.

Phân loại

Các loại rối loạn ăn uống phổ biến ở trẻ em gồm:

Rối loạn ăn uống né tránh: Không thích một số loại thực phẩm. Ví dụ, trẻ có thể không thích nuốt hoặc cảm giác khó chịu về những món ăn mà chúng từng thích. Điều này dẫn đến giảm cân và cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng.

Ăn uống vô độ: Tình trạng trẻ ăn liên tục các thực phẩm, luôn có cảm giác thèm ăn.

Chán ăn tâm thần: Trẻ biếng ăn nghĩ rằng mình thừa cân, có thể bị ám ảnh về lượng thức ăn nạp vào và cách kiểm soát cân nặng.

Rối loạn nhai nhai đi nhai lại thức ăn.

Chẩn đoán

Bác sĩ hỏi về thói quen ăn uống của trẻ.

Bác sĩ tìm kiếm các dấu hiệu như lượng thức ăn trẻ nạp vào nhiều hơn hẳn trong một khoảng thời gian nhất định, thiếu kiểm soát trong ăn uống, ăn nhiều dù không đói...

Xét nghiệm để kiểm tra vấn đề sức khỏe liên quan đến tăng cân, như huyết áp cao, cholesterol cao, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và bệnh tiểu đường.

Biến chứng

  • Dễ mắc các bệnh tiêu hóa như táo bón, đầy hơi.
  • Còi xương, xương yếu.
  • Tăng trưởng và phát triển chậm.
  • Dậy thì muộn.
  • Gặp các vấn đề về tâm lý như lo lắng, sợ hãi về việc tăng cân, chán nản, cô đơn.

Điều trị

  • Tư vấn dinh dưỡng.
  • Chăm sóc y tế.
  • Liệu pháp trò chuyện.

Phòng ngừa

Khuyến khích trẻ giao tiếp và thể hiện cảm xúc của chính mình.

Không nên ép con ăn khi đã no, hình thành cho bé thói quen ăn vừa đủ.

Xây dựng lịch ăn cố định cho trẻ gồm bữa ăn chính, bữa ăn nhẹ tránh để con ăn nhiều gây sức ép lên dạ dày kéo theo những rối loạn không mong muốn.

Lê Nguyễn (Theo Health Central)

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom