Rà soát, ban hành quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy phù hợp

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Quang cảnh phiên họp của Quốc hội, sáng 19/6/2024. (Ảnh: DUY LINH)

Quy định cụ thể hơn trách nhiệm, yêu cầu về bảo đảm các điều kiện phòng cháy trong sản xuất, kinh doanh


Phòng cháy quan trọng hơn chữa cháy

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 19/6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 8, đại biểu Tráng A Tủa (Điện Biên) nêu rõ, công tác PCCC thời gian vừa qua đặt ra nhiều vấn đề, nhất là trong bối cảnh nhiều vụ cháy đã xảy ra, để lại hậu quả nghiêm trọng. Do đó, yêu cầu sửa đổi, xây dựng luật để đáp ứng điều kiện thực tiễn là phù hợp, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Đại biểu nhấn mạnh, việc sửa đổi lần này đã bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, đồng thời cũng khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn phù hợp thực tiễn, bảo đảm PCCC.

Cũng bày tỏ thống nhất với yêu cầu xây dựng luật, đại biểu Lê Kim Toàn (Bình Định) cho biết, hỏa hoạn gây tác hại rất nghiêm trọng, nên luật về PCCC sẽ góp phần bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân, doanh nghiệp, từ đó góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Đại biểu Lê Kim Toàn (Bình Định) phát biểu. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Đại biểu phân tích, trong giai đoạn hiện nay, phương tiện cháy nổ ngày càng phổ biến nên tác hại càng nghiêm trọng hơn khi xảy ra sự cố và thực tế đã chứng minh.

Do đó, việc đề cao công tác PCCC là rất quan trọng. Đại biểu bày tỏ thống nhất cao việc quy định phòng là chính, đề cao phòng và phòng để hạn chế xảy ra cháy.

Trên cơ sở luật hiện hành, đại biểu đề nghị các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, ban hành quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật PCCC, sao cho tiếp cận được đủ yêu cầu đối với từng loại hình. Đại biểu Toàn nhấn mạnh, đây là vấn đề quan trọng, là cơ sở để mỗi người dân, tổ chức và cả cộng đồng tuân thủ theo.

Nghiên cứu quy định điều kiện phòng cháy, chữa cháy với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh


Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 8. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Ngoài ra, đại biểu Toàn cũng đề nghị nghiên cứu kỹ điều kiện chuyển tiếp để những yêu cầu mới về PCCC khi có hiệu lực thì cần tuân thủ, nhưng với công trình hiện hữu không tuân thủ yêu cầu kỹ thuật PCCC thì cần có lộ trình, bước đi để thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật đó.

“Lộ trình ngắn hay dài tùy từng loại hình thì cũng phải xác định. Với nhà ở riêng lẻ của người dân đã xây rồi thì yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn gì, có hạng mục, bước đi hết sức cụ thể như thế nào, hay nhà ở kết hợp kinh doanh hoặc công trình tập trung sâu trong hẻm nhỏ không đáp ứng yêu cầu PCCC thì có áp dụng không”, đại biểu nêu vấn đề.


Đối với lực lượng PCCC chuyên trách, đại biểu Toàn nhấn mạnh, cần có chính sách để lực lượng này tiến thẳng lên hiện đại từ hạ tầng PCCC của các đô thị, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đến đăng ký các phương tiện hiện đại như máy bay, xe chuyên dụng…, bởi đây là lực lượng gắn liền với khắc phục sự cố, liên quan đến tính mạng, sức khỏe, an toàn của người dân và doanh nghiệp.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ) phát biểu thảo luận. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Chung quan điểm, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần có trang thiết bị phù hợp và ưu tiên đặc biệt cho các thiết bị ưu tiên trong trường hợp cần thiết trong PCCC và cứu nạn, cứu hộ.

Đại biểu phân tích, thực tế nước ta hiện nay có nhiều tòa nhà cao tầng tại các đô thị nhưng thang chữa cháy cao nhất chỉ lên đến tầng 17-20, ngoài tầm đó thì khả năng thang tiếp cận khó, hay việc chữa cháy trong ngõ sâu, nhỏ, xe chữa cháy không vào được thì càng cần phải có trang thiết bị phù hợp.

Bên cạnh đó, tại Điều 17 về phòng, chống cháy nổ gắn với nhà ở, đại biểu cho biết hiện quy định ở 2 khoản điều này về điều kiện bảo đảm PCCC cho nhà ở kết hợp kinh doanh còn khá chung chung.

Do đó, đại biểu đề nghị cân nhắc quy định rạch ròi để phân biệt nhà ở không kết hợp kinh doanh với nhà ở có kết hợp kinh doanh mà có nguy cơ cao (thí dụ kinh doanh vật liệu dễ cháy nổ) và nhà ở có kết hợp kinh doanh thông thường, từ đó có các quy định phù hợp và yêu cầu về quy chuẩn PCCC rõ ràng hơn.

Liên quan Điều 11 về các hành vi nghiêm cấm, đại biểu cho rằng dự thảo đã liệt kê nhiều hành vi, song đề nghị bổ sung thêm hành vi sản xuất, kinh doanh vật liệu chữa cháy không bảo đảm chất lượng, hay là hàng giả.

Về việc huy động các lực lượng tham gia chữa cháy, được quy định từ Điều 25 đến 29 trong dự thảo, đại biểu kiến nghị nên quy định rõ hơn về việc huy động này và đặc biệt nhấn mạnh vai trò người chỉ huy PCCC tại hiện trường, bởi “chữa cháy cũng như đánh trận, nên vai trò của người chỉ huy rất quan trọng trên mặt trận này”.

Đánh giá cao người dân dũng cảm tham gia cứu người trong đám cháy như trong các vụ việc vừa qua, song đại biểu đoàn Cần Thơ cũng bày tỏ lo ngại nếu người tham gia chữa cháy không có kỹ năng, hay đánh giá chưa đúng tình hình thì sẽ có nguy cơ “không cứu được người thì đã hại mình”.

Do đó, đại biểu kiến nghị nên cân nhắc quy định huy động lực lượng tham gia chữa cháy cho phù hợp và phải tuân thủ chỉ huy của người chịu trách nhiệm ở hiện trường, tránh cản trở công tác PCCC và bảo đảm an toàn.

“Cần có quy định rõ hơn về việc ai là người chỉ huy, và người tham gia chữa cháy sẽ tham gia ở mức độ nào. Chúng ta khuyến khích các lực lượng cùng tham gia nhưng cũng nên có hạn chế để vừa bảo đảm an toàn cho các lực lượng đó nhưng cũng vừa không cản trở công tác PCCC tại hiện trường”, đại biểu Hùng nêu kiến nghị.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom