Polyp đại tràng

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Polyp đại tràng là các khối u nhỏ phát triển trên niêm mạc ruột già, thường lành tính và không gây ra các triệu chứng sớm.


Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi thạc sĩ, bác sĩ Đào Trần Tiến, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội.

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ polyp đại tràng bao gồm:

  • Người 45-50 tuổi trở lên, tiền sử gia đình có người bị polyp (bố, mẹ, anh chị em ruột) hoặc ung thư đại trực tràng.
  • Béo phì.
  • Mắc bệnh lý tiêu hóa như viêm ruột, viêm đại tràng.
  • Nghiện thuốc lá.
  • Người có các rối loạn di truyền liên quan đến bệnh đa polyp ruột (FAP).
  • Người có chế độ ăn nhiều chất béo ít chất xơ.
  • Uống nhiều rượu.
  • Ít hoặc không tập thể dục.

Triệu chứng

Người bệnh có polyp đại trực tràng thường không có triệu chứng sớm.

Một số trường hợp tiến triển, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đại tiện máu đỏ tươi.
  • Đau bụng khi polyp đại trực tràng tiến triển.
  • U phát triển kích thước gây loét và chảy máu.

Biến chứng

Ung thư đại trực tràng thường bắt đầu từ một polyp lành tính trên bề mặt niêm mạc của đại tràng hoặc trực tràng. Trong khoảng thời gian 5-15 năm, các polyp đại tràng lành tính có thể tiến triển thành ung thư hoặc xâm lấn sang cơ quan khác.

Polyp đại trực tràng có nhiều hình dạng khác nhau, có thể có cuống hoặc không cuống. Các loại polyp không cuống mặc dù phổ biến nhưng cũng dễ bị bỏ sót khi sàng lọc ung thư do các polyp này phẳng và lan rộng trên bề mặt niêm mạc đại tràng. Polyp có cuống là các khối u giống như hình cây nấm phát triển từ bề mặt niêm mạc ruột bằng một cấu trúc dài gọi là cuống của polyp. Cuống polyp có chứa mạch máu nuôi polyp.



Bác sĩ Tiến thực hiện nội soi đại tràng cắt polyp cho người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Khoảng 70% có nguồn gốc từ các polyp tuyến đại trực tràng. Polyp chia làm hai loại là polyp tăng sản có nguy cơ tiến triển thành ung thư thấp và polyp u tuyến có nguy cơ phát triển thành ung thư khoảng 75%. Các polyp kích thước càng lớn, thời gian càng lâu, khả năng cao diễn tiến thành ung thư.

Nếu sàng lọc, phát hiện và cắt bỏ các polyp đại tràng sớm có thể giảm đáng kể nguy cơ tiến triển và tỷ lệ tử vong của ung thư đại tràng.

Chẩn đoán và điều trị

Nhiều phương pháp giúp sàng lọc, phát hiện các , ung thư đại trực tràng như:

  • Xét nghiệm tìm hồng cầu ẩn trong phân.
  • Nội soi đại trực tràng.
  • Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng.
  • Chụp cộng hưởng từ có thể hỗ trợ đánh giá mức độ xâm lấn của polyp hay khối u.

Trong đó, nội soi đại tràng là phương pháp có độ chính xác cao, giúp phát hiện, chẩn đoán, đánh giá các polyp. Trong quá trình nội soi đại tràng, bác sĩ xác định tính chất của polyp có khả năng tiến triển ung thư hay không, trước khi quyết định cắt bỏ.

Lục Bảo

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom