Phó thống đốc NHNN: 'Đầu năm không nói chuyện nới room tín dụng'

♠3 Tập đoàn X

Dân chơi tập bơi
Bài viết
3,872
Xu
3,217

Phản hồi lại kiến nghị của nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho rằng, hiện là thời điểm đầu năm không cần nói về nới room tín dụng.​

Không có chuyện thiếu room tín dụng dịp đầu năm​

Tại Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 8.2, nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn đã đề xuất nới room tín dụng để khách hàng dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng hơn, góp phần kiềm chế lãi suất, giảm giá bán sản phẩm cho người tiêu dùng…
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Đầu năm không nói chuyện nới room tín dụng - Ảnh 1.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Sau khi lắng nghe ý kiến của nhiều đại diện doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, hiệp hội bất động sản, hiệp hội ngân hàng… bàn về tín dụng cho bất động sản, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã có phản hồi.
Cụ thể, ông Tú cho biết, năm 2022, con số tăng trưởng tín dụng là 14,17%, cho thấy nhu cầu vốn của nền kinh tế đã được đáp ứng phù hợp mục tiêu kiểm soát lạm phát. Cuối năm 2022, một số ngân hàng kiến nghị nới room tín dụng. Thời điểm đó vẫn chưa hết room tín dụng, còn đến 1,5% mà các ngân hàng thương mại chưa cho vay hết. Việc các ngân hàng thương mại sử dụng room được cấp ra sao là do nội bộ các ngân hàng điều phối.
Thời điểm cuối năm 2022, khi nhận thấy cần thiết nới room tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã quyết định nới thêm 1,5 - 2% hạn mức tăng trưởng, nhưng rồi cũng không dùng đến. Năm 2023, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng khoảng 14 - 15%.
Về kiến nghị của doanh nghiệp cần xem xét có room tín dụng riêng cho bất động sản, ông Tú khẳng định, sẽ không có room riêng cho từng ngành nghề, lĩnh vực mà chỉ có room tín dụng chung để dễ kiểm soát lạm phát.
Đồng thời, ông Tú cũng cho rằng sẽ không có chuyện thiếu room tín dụng vào thời điểm đầu năm, doanh nghiệp không cần kiến nghị sớm. Việc thiếu room tín dụng nếu có thường rơi vào thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp nói không vay được vốn tín dụng vì thiếu room tín dụng là không đúng.

Sẽ có chính sách khuyến khích doanh nghiệp làm nhà ở xã hội​

Phát biểu kết luận hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhắc lại nhiều lần rằng bản thân đã ghi chép rất đầy đủ các kiến nghị của đại biểu tham dự; đồng thời chỉ đạo Phó thống đốc Đào Minh Tú chủ trì làm báo cáo về hội nghị để trình Thủ tướng Chính phủ ngay trong chiều 8.2.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Đầu năm không nói chuyện nới room tín dụng - Ảnh 2.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Khái quát lại nội dung hội nghị, bà Hồng cho hay, thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. Trong đó, bên cạnh khó khăn về vốn tín dụng còn có 70% vướng mắc về pháp lý…; để tháo gỡ cần rất nhiều chính sách khác nhau cùng phối hợp.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, đã ghi nhận được 17 kiến nghị của các đại diện doanh nghiệp, hiệp hội chủ yếu về các nội dung: đề xuất giữ nguyên nhóm nợ, không nên phân biệt hệ số rủi ro, cần có hướng dẫn về tín dụng đối với việc phát triển khu đô thị, mở room tín dụng riêng cho bất động sản, hỗ trợ tín dụng cho phân khúc nhà ở xã hội, có cơ chế riêng về tín dụng bất động sản du lịch…
Tại hội nghị, đại diện các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước đã có những giải thích nhất định để doanh nghiệp hiểu, thông cảm cho ngành.
Theo bà Hồng, năm 2022 là năm rất khó khăn nhưng hệ thống ngân hàng đã rất nỗ lực thực hiện theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đạt kết quả tốt.
Trong năm 2023, sẽ tiếp tục phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng bất động sản và nghiên cứu lộ trình cụ thể, nhằm bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng. Định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2023 là khoảng 14 - 15%, nếu diễn biến lạm phát cho phép thì việc điều hành tín dụng sẽ linh hoạt hơn.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Đầu năm không nói chuyện nới room tín dụng - Ảnh 3.
Ngân hàng Nhà nước sẽ có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị các doanh nghiệp lưu ý 5 ý kiến.
Thứ nhất, tất cả doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh tế vĩ mô chung, nếu bất ổn, doanh nghiệp cũng khó khăn. Khi vĩ mô khó khăn, các cơ quan điều hành sẽ phải điều hành áp dụng các chính sách để ổn định. Có thể việc điều hành sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, nhưng đó là bắt buộc phải đánh đổi.
"Ở nhiều nước, các doanh nghiệp có bộ phận theo dõi đánh giá vĩ mô để chủ động theo dõi kinh tế vĩ mô, chủ động hơn. Mong rằng các doanh nghiệp ở nước ta cũng dần dần xây dựng được các bộ phận như vậy, để chủ động kiểm soát rủi ro hơn. Điều này vừa tốt cho doanh nghiệp, vừa tốt cho việc kiểm soát ổn định kinh tế vĩ mô của cơ quan quản lý nhà nước. Có doanh nghiệp ngồi đây cùng lúc triển khai hơn 50 dự án bất động sản, như vậy tiểm ẩn rủi ro rất lớn", bà Hồng nói.
Thứ hai, "tư lệnh" ngành ngân hàng bày tỏ mong muốn, doanh nghiệp trong kinh doanh, nhất là những đơn vị vay vốn nhiều cần hết sức chú trọng quản trị dòng tiền của mình. Có thể doanh nghiệp có rất nhiều tài sản, nhưng trong thời gian ngắn không thể huy động được dòng tiền cũng là rủi ro. Các ngân hàng cũng vậy, việc kiểm soát rủi ro luôn được ưu tiên hàng đầu.
Thứ ba, hội nghị này và nhiều cuộc họp khác cũng bàn về các giải pháp tháo gỡ khó khăn từ các bộ, ngành, cơ quan quản lý. Tuy nhiên, tự thân các doanh nghiệp cần có cơ cấu lại tổ chức, cân đối giữa khả năng, mục tiêu để tự tháo gỡ khó khăn cho mình trước, không thể cứ trông chờ.
Thứ tư, cần nâng cao năng lực tài chính của bản thân doanh nghiệp để đa dạng hóa khả năng huy động vốn, giảm phụ thuộc vốn tín dụng. Nếu không, khi lạm phát tăng doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều; giảm thiểu được tác động từ lạm phát sẽ góp phần phát triển bền vững.
Thứ năm, Chính phủ và Thủ tướng rất quan tâm việc hướng bất động sản vào những dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà giá rẻ. Do vậy, các doanh nghiệp cần hưởng ứng tích cực tham gia vào các chương trình đó. Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia tích cực vào các chương trình này.


 
Mấy hôm nay lên bài đánh bọn bđs. Bà Hồng còn bảo có công ty triển khai tới 50 dự án cùng lúc (chắc ám chỉ NVL). Sao tao thấy cái mùi này là cố tình để cho NVL cùng phe N+ toang rồi phải không @DerKanzler
Chạm vào bđs ít thì không sao chứ ép quá sẽ có chuyện ?
 
Mấy hôm nay lên bài đánh bọn bđs. Bà Hồng còn bảo có công ty triển khai tới 50 dự án cùng lúc (chắc ám chỉ NVL). Sao tao thấy cái mùi này là cố tình để cho NVL cùng phe N+ toang rồi phải không @DerKanzler
M lại đi nghe tin thằng TVĐ phải ko, má t con gái ông Nhơn nó mua lại mấy chục triệu cổ kìa, sập cái lz
 
ml TVĐ chỉ nên chém tin nội chính thôi, đi chém mấy tin kinh tế tài chính là lộ ngay cái ngu ngay :/
 
Họp hành mà nói chuyện như đầu buồi. Thiếu thì người ta mới đề xuất thêm. Ông cứ bảo là còn dư mà doanh nghiệp không tiếp cận được tới nguồn vốn tín dụng đó, thì dư hay ko dư cũng đéo làm được cái lồn gì cả.
 
M lại đi nghe tin thằng TVĐ phải ko, má t con gái ông Nhơn nó mua lại mấy chục triệu cổ kìa, sập cái lz
Không tao có biết thằng TVĐ là thằng nào đâu. Tao chỉ thấy 2 3 ngày nay họp hành nhiều mà mấy bố cứ toàn như gọi bọn BĐS lên để chửi vào mặt. Xong gọi media lên đánh hội đồng. Đúng 1 kiểu "đấu tố" thời kỳ mới. Tất nhiên cũng có thể họ diễn cho mình xem, còn phía sau họ deal thế nào thì tao không rõ. Nhưng mà tao thấy ngoài thị trường đang nói là NVL đang phải bán bớt tài sản, nếu thật thì rõ là đang bị "lột đồ". Nên tao mới hỏi mày là tình hình như thế nào thôi.

 
Không thiếu room, mà ngân hàng thấy bọn đó sắp chết nên không muốn cho vay nữa. Bọn nó không cho vay lấy lý do thiếu room thôi.
Phải hạ tỷ lệ vay xuống vì giá nhà cao quá giá trị thực, bất động sản không đủ giấy tờ, thiếu pháp lý, không đủ điều kiện xây dự án thì chết chứ sao.
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom