Phát triển nguồn nhân lực an ninh mạng về cả chất và lượng

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Tuy nhiên, nguồn nhân lực an ninh mạng của Việt Nam hiện đang thiếu cả về số lượng và chất lượng, đòi hỏi cần có những giải pháp phát triển nguồn nhân lực này. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ (TS) Trần Giang Sơn, đồng Trưởng khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội xung quanh vấn đề này.

Phóng viên (PV): Theo ông, ngành ANM có tầm quan trọng như thế nào trong nền kinh tế số và trong công tác bảo đảm an ninh trên môi trường mạng?


TS Trần Giang Sơn: Ngành ANM là một trong những ngành có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế số và trong công tác bảo đảm an ninh trên không gian mạng. ANM bảo vệ các hệ thống thông tin, dữ liệu và tài nguyên số khỏi các mối đe dọa, xâm nhập và tấn công từ bên ngoài (hoặc thậm chí từ bên trong). Bảo vệ ANM góp phần nâng cao năng lực ứng phó, phòng ngừa các sự cố liên quan đến môi trường mạng trước khi sự việc xảy ra.


Do đó, ANM đóng góp không nhỏ cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế số, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khai thác, sử dụng và chia sẻ các giá trị số một cách an toàn và hiệu quả. Đây cũng là một yếu tố then chốt trong việc bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và quyền lợi của người dân trên không gian mạng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường mạng ngày càng phức tạp và biến động.


PV: ANM dựa trên 3 trụ cột chính là: Công nghệ-quy trình-con người. Theo ông, trong 3 trụ cột trên, trụ cột nào quan trọng nhất?


TS Trần Giang Sơn: ANM là một lĩnh vực rộng và phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa 3 trụ cột: Công nghệ-quy trình-con người. Tôi cho rằng không có trụ cột nào quan trọng nhất, mà tất cả đều có vai trò thiết yếu và bổ sung cho nhau. Công nghệ là công cụ để bảo vệ và phát triển ANM, nhưng nếu không có quy trình để quản lý và vận hành công nghệ một cách hiệu quả, thì sẽ không phát huy được tối đa khả năng của công nghệ.


Quy trình là bộ khung để hướng dẫn và kiểm soát các hoạt động liên quan đến ANM, nhưng nếu không có con người để thực hiện và tuân thủ quy trình thì quy trình sẽ không có ý nghĩa. Con người là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của ANM, nhưng nếu không có công nghệ để hỗ trợ và nâng cao năng lực của con người thì con người sẽ không thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của ANM. Do đó, tất cả trụ cột chính của ANM đều quan trọng như nhau và cần được coi trọng, đầu tư một cách toàn diện.


 
PV: Có ý kiến cho rằng, con người được xem là mắt xích yếu nhất trong việc tạo ra môi trường kỹ thuật số an toàn và bảo mật. Tuy vậy, trực giác của con người cũng có thể là giải pháp để ngăn chặn và phòng ngừa nhiều mối đe dọa ANM. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?


TS Trần Giang Sơn: Quan điểm trên là có cơ sở, bởi con người là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và duy trì sự an toàn trên không gian mạng. Tuy nhiên, con người cũng có thể gây ra những sai lầm trong công tác ANM, gây ra hậu quả nghiêm trọng.


Do đó, con người cần phải nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng về ANM, cũng như biết cách sử dụng trực giác của mình để phát hiện và ngăn chặn những mối nguy hiểm tiềm tàng. Trực giác của con người là một công cụ hữu ích để đánh giá tình huống, phản ứng nhanh chóng và đưa ra quyết định phù hợp. Tôi tin rằng, nếu con người biết cách kết hợp trực giác với những công nghệ tiên tiến, chúng ta sẽ có thể tạo ra một môi trường kỹ thuật số an toàn và bảo mật hơn.


PV: Ông có thể lý giải vì sao nguồn nhân lực ANM tại Việt Nam đang thiếu cả về số lượng và chất lượng?


TS Trần Giang Sơn: Nguyên nhân là do nhu cầu về ANM tăng cao trong khi nguồn cung không đáp ứng được. Yêu cầu về trình độ, kỹ năng của các chuyên gia ANM ngày càng cao và phức tạp, thiếu các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chất lượng cho ngành ANM.


Trong khi đó, giữa các tổ chức và doanh nghiệp (đặc biệt các doanh nghiệp nước ngoài) có sự cạnh tranh gay gắt trong việc chiêu mộ và giữ chân các nhân tài. Tại Việt Nam, các cơ sở đào tạo đại học thường tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực công nghệ thông tin, còn ngành an toàn thông tin hiện không có quá nhiều trường đào tạo.


PV: Vậy chúng ta cần có giải pháp gì để phát triển nguồn nhân lực ANM, thưa ông?


TS Trần Giang Sơn: Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho các trường đại học có chương trình đào tạo liên quan đến ANM, cung cấp các thiết bị, phần mềm và tài liệu học tập hiện đại, tiên tiến và chất lượng. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước hợp tác với các cơ sở giáo dục để tạo ra các cơ hội thực tập, việc làm và hỗ trợ học bổng cho sinh viên có năng khiếu và đam mê với ANM.


Tổ chức các cuộc thi, hội thảo, hội nghị về ANM để tạo sân chơi cho các nhà nghiên cứu, chuyên gia và sinh viên trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức và kỹ năng mới nhất trong lĩnh vực này. Xây dựng và duy trì hệ thống chứng chỉ quốc gia về ANM, bảo đảm tính chuẩn mực, minh bạch và chuẩn quốc tế, giúp nguồn nhân lực ANM Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác.


PV: Trân trọng cảm ơn ông!


LA DUY (thực hiện)


*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom