Phát triển nghề nuôi nghêu bền vững

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Đây là lần thứ ba nghề quản lý và khai thác nghêu tỉnh Bến Tre đạt chứng nhận MSC. Trước đó, năm 2009, nghêu Bến Tre đã đạt chứng nhận này và được duy trì công nhận lần hai đến năm 2016. Chứng nhận MSC là chứng nhận do Hội đồng Quản lý biển quốc tế (Marine Stewardship Council-MSC) cấp cho "một đơn vị nghề cá" khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Thời gian chứng nhận lần thứ ba này là 5 năm (từ ngày 23/5/2024 đến ngày 22/5/2029).

Tổng cộng có 7 hợp tác xã tại 3 huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú với 4.200 ha diện tích nghêu khai thác với sản lượng được chứng nhận MSC hằng năm đạt khoảng 8 nghìn tấn. Hiện tại, con nghêu xuất xứ từ Bến Tre có uy tín và chiếm lĩnh nhiều thị trường khó tính ở châu Âu, châu Á; mang lại giá trị khoảng 200-250 tỷ đồng, đóng góp quan trọng vào tỷ trọng xuất khẩu hằng năm của địa phương. Riêng năm 2023, tổng sản lượng khai thác là 8.636 tấn, đạt giá trị xuất khẩu gần 200 tỷ đồng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, chứng nhận MSC được dựa trên 3 nguyên tắc chính trong bộ tiêu chí đánh giá của Hội đồng Quản lý biển quốc tế.

Trong đó, hoạt động khai thác phải được tiến hành theo cách thức không dẫn đến quá mức hoặc cạn kiệt nguồn lợi; đối với những quần thể bị cạn kiệt phải được tiến hành theo cách có thể chứng minh là giúp phục hồi nguồn lợi. Các hoạt động khai thác phải cho phép duy trì cấu trúc, năng suất, chức năng và tính đa dạng của hệ sinh thái.

Hoạt động khai thác và quản lý nghêu tuân theo một hệ thống quản lý hiệu quả, tôn trọng luật pháp và tiêu chuẩn của địa phương, quốc gia và quốc tế. Hiện ngành nông nghiệp đang hướng dẫn thực hiện 3 nguyên tắc bộ tiêu chí đánh giá của MSC để đáp ứng yêu cầu đánh giá duy trì hằng năm của đơn vị đánh giá.

Trong đó, sẽ bảo tồn nguồn lợi nghêu giống bố mẹ, quy hoạch khai thác hợp lý và bảo vệ tốt nguồn nghêu giống tự nhiên hiện có. Ngành nông nghiệp thực hiện điều tra sản lượng và thành phần loại trên bãi nghêu hằng năm để tạo cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá.

Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (Hội Thủy sản Việt Nam) Đinh Xuân Lập cho biết: Thời gian qua, nhập khẩu các sản phẩm nghêu được chế biến của EU cho thấy xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng và giá trị.

Từ năm 2020, nền kinh tế thế giới bị tác động nặng nề bởi dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, nhu cầu sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng, nhất là sản phẩm nghêu.


Trong năm 2023, nhập khẩu nghêu tươi và đông lạnh vào EU khoảng 15.000 tấn, trong đó hai phần ba là nghêu Việt Nam. Khi nghêu Bến Tre đạt chứng nhận MSC sẽ có cơ hội mở rộng thị trường hơn 100 quốc gia, giúp việc bảo vệ nguồn lợi bền vững, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, có giá tốt hơn và quản lý nguồn lợi cùng cộng đồng tốt hơn, đồng thời giúp gần 20 nghìn thành viên hợp tác xã và hàng nghìn lao động tại địa phương có cơ hội tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Giám đốc Hợp tác xã Thủy sản Đồng Tâm (huyện Bình Đại) Võ Văn Tài cho biết: Đây là lần thứ ba hợp tác xã được chứng nhận MSC. Từ đó, chú trọng khai thác nghêu theo đúng quy trình thủ công, sử dụng bàn cào tay, không sử dụng máy móc tự chế bảo đảm khả năng duy trì tái sản xuất.

Đồng thời, quy hoạch cụ thể và có phương án bảo vệ chặt chẽ khu bảo tồn nguồn nghêu bố mẹ nhằm duy trì khả năng sinh sản, tái sản xuất lâu dài cho nguồn nghêu tự nhiên; khoanh vùng khu vực sinh sản, phát triển cho nghêu giống, hạn chế tổ chức khai thác tại khu vực này để bảo đảm môi trường thuận lợi cho nghêu giống phát triển.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre Đoàn Văn Đảnh cho biết: Nghề quản lý và khai thác nghêu Bến Tre đạt theo tiêu chuẩn MSC không những có giá trị về kinh tế mà còn mang lại nhiều yếu tố tích cực về bảo vệ nguồn lợi, bảo tồn và đa dạng sinh học; bảo đảm phát triển bền vững, ổn định hệ sinh thái vùng bãi triều ven biển.

Để tiếp tục duy trì và phát triển nghề nghêu bền vững theo tiêu chuẩn MSC, ngành chức năng đang tập trung hỗ trợ cho hợp tác xã thủy sản, cộng đồng người dân thực hiện nghiêm túc 3 bộ nguyên tắc của tiêu chuẩn MSC; đồng thời bảo tồn nguồn lợi nghêu giống bố mẹ, quy hoạch khai thác hợp lý và bảo vệ tốt nguồn nghêu giống tự nhiên hiện có; thực hiện điều tra sản lượng, thành phần loại trên bãi nghêu để làm cơ sở dữ liệu phục vụ cho đánh giá hằng năm.

Các đơn vị hình thành và thúc đẩy liên kết ngang và liên kết dọc để phát triển thương hiệu MSC đối với nghêu Bến Tre trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hiện tại con nghêu xuất xứ từ Bến Tre có uy tín và chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Với chiều dài bờ biển 65 km, tiềm năng có thể phát triển diện tích nuôi nghêu lên gấp hai so với hiện nay cho nên khi tiếp tục được chứng nhận MSC sẽ là cơ hội để nghêu Bến Tre vươn xa hơn; từ đó góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của hàng chục nghìn hộ dân ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt như hiện nay.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom