Phát triển du lịch xanh, bền vững

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Đạp xe chầm chậm trên các con đường nhỏ quanh cồn Sơn ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ - nơi có khung cảnh rất yên bình, du khách thỏa sức ngắm nhìn cảnh sắc tuyệt đẹp với những hàng cau xanh mướt, ao nuôi đầy cá, vườn trái cây trĩu quả, dòng sông trong xanh lấp lánh dưới ánh nắng. Nhiều du khách thỉnh thoảng dừng lại chụp ảnh lưu niệm những khoảnh khắc đáng nhớ.

Trải nghiệm không gian xanh

"Hành trình đạp xe quanh cồn Sơn không chỉ mang lại niềm vui khám phá mà còn là cơ hội để chúng tôi gắn kết với nhau hơn. Đến đây, chúng tôi còn được vào vườn chôm chôm hái trái ăn tại chỗ, xem biểu diễn cá lóc bay, hòa mình vào thiên nhiên… - điều mà ở thành thị không thể nào có được" - chị Lê Thị Thanh Tú - ngụ TP HCM, đang đi du lịch cùng nhóm bạn thân - bày tỏ.

Cồn Sơn là 1 trong 3 điểm du lịch cộng đồng nổi bật ở TP Cần Thơ, bên cạnh cộng đồng nhà vườn tại huyện Phong Điền và cù lao Tân Lộc ở quận Thốt Nốt. Theo ông Huỳnh Công Thống, thành viên điểm du lịch cộng đồng cù lao Tân Lộc, địa phương này có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Đến cù lao Tân Lộc, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành, không gian rợp bóng cây xanh; được thưởng thức nhiều loại trái cây tươi ngon tại vườn.

Ông Thống cho biết nhà ông trồng cây nho thân gỗ. Ngoài việc bán trái và cây giống, ông còn làm rượu nho. Khi đến đây, du khách có thể tưởng thức rượu nho, tham quan cây sầu riêng hơn 100 năm tuổi trong vườn.

"Việc các gia đình liên kết làm du lịch cộng đồng đã giúp tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, mang đến những trải nghiệm không gian xanh cho du khách" - ông Thống nhận xét.

Một điểm du lịch cộng đồng khác cũng ghi dấu ấn trong lòng du khách là Cồn Chim ở huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Theo bà Nguyễn Thị Bích Vân, Tổ trưởng Tổ Hợp tác Điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim, điểm này xây dựng theo quy luật "thuận thiên". Người dân làm du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, nuôi trồng và sản xuất sạch theo mô hình "con tôm ôm cây lúa".

Du lịch cộng đồng Cồn Chim phù hợp với nhiều người. Du khách đến Cồn Chim có thể đắm mình trong phong cảnh sông nước miền quê với những rặng bần xanh cao ngút mắt. "Du khách được trải nghiệm các hoạt động câu cua, đặt lú tôm cá, tham gia trò chơi dân gian... Họ còn có thể thưởng thức các món thủy sản tươi sống hay những món ăn dân dã do chính người dân Cồn Chim chế biến.

"Từ một vùng quê nghèo khó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân Cồn Chim ngày càng được nâng cao, cảnh quan môi trường cũng trở nên xanh - sạch - đẹp" - bà Vân tự hào.

Phát triển du lịch xanh, bền vững- Ảnh 1.


Vườn cây trĩu quả là nơi trải nghiệm thú vị khi du khách tham gia du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch xanh, bền vững- Ảnh 2.


Du khách đến với mô hình du lịch cộng đồng tại cồn Sơn


Du lịch "net zero"

ĐBSCL là vùng đất có nhiều tài nguyên độc đáo với các khu rừng nguyên sinh, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, đất ngập nước; có núi rừng, biển đảo, có sông rạch chằng chịt, đồng lúa bạt ngàn, vườn trái cây quanh năm trĩu quả. Với những gì thiên nhiên ban tặng, vùng đất này có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển các loại hình du lịch xanh, như: du lịch sinh thái, du lịch sông nước miệt vườn, du lịch biển đảo, du lịch cộng đồng...

Nhà báo Vũ Thống Nhất, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP Cần Thơ, cho rằng du lịch văn hóa (chủ yếu là văn hóa bản địa) cùng với du lịch xanh - sinh thái là xu hướng tương lai của du lịch thế giới. Khái niệm "vùng sâu, vùng xa" sẽ không còn là điều trở ngại mà nhiều khi lại trở thành lực hút bởi tính "nguyên sơ" của điểm đến. Du khách sẽ trân trọng cách làm du lịch nhiều "chất xám" hơn, mày mò khám khá, hưởng thụ, san sẻ các giá trị như: chứng nhân, sự kiện, di tích, kỷ vật... của điểm đến.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Cửu Long đã chỉ ra một thực tế: Việc phát triển du lịch trong vùng nhiều năm qua còn gặp không ít vấn đề hạn chế, bất cập. Trong đó, nhiều nơi khi phát triển du lịch đã làm suy giảm, cạn kiệt hay tổn hại nặng nề đến thiên nhiên, môi trường.

Điều đó không chỉ làm giảm giá trị của việc tăng trưởng mà còn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự kém bền vững của các hoạt động du lịch. Vì vậy, phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững ở vùng ĐBSCL được xem là một yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay.

Ông Phan Bửu Toàn, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn, nhận định: "Chúng ta đang nói nhiều về du lịch bền vững. Tôi muốn đề cập thêm về du lịch "net zero". Ở những vùng có mảng xanh, thiên nhiên thì không nên xây dựng công trình phát thải. Sắp tới, doanh nghiệp phải mua tín chỉ carbon để bù đắp việc phát thải ra môi trường. Vì vậy, nếu làm du lịch xanh, trở về với tự nhiên sẽ là lợi thế trong chiến lược quảng bá".

Du lịch "net zero" là loại hình du lịch hoàn toàn không gây tổn hại đến môi trường. Theo đó, các doanh nghiệp du lịch và lữ hành được trao vị trí đặc biệt quan trọng để thực hiện những hành vi tích cực nhằm bảo tồn, khôi phục sự nguyên vẹn của thiên nhiên. Bên cạnh đó, thông qua các giải pháp lấy tự nhiên làm cốt lõi và giảm sự phát thải khí carbon để đạt được mục tiêu "net zero" trong ngành du lịch.


Nhiều mô hình du lịch "thuận thiên"

Tại ĐBSCL, ngày càng nhiều mô hình du lịch "thuận thiên" ra đời dựa trên tài nguyên bản địa với định hướng bền vững, người dân tôn trọng giá trị tài nguyên và môi trường. Trong đó, phải kể đến các điểm du lịch: Việt Mekong Farmstay (Đồng Tháp), mô hình du lịch tái chế rác của Mekong Silt Ecolodge (TP Cần Thơ), du lịch nông nghiệp hữu cơ ở Bảo Gia Farm Camping (Hậu Giang), làng du lịch cộng đồng khóm Cầu Đúc (Hậu Giang)...

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom