Phát hiện u ác tính từ dấu hiệu ăn khó tiêu

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
TP HCMÔng Thông, 77 tuổi, đầy bụng, khó tiêu, bác sĩ nội soi phát hiện khối u nhỏ dưới niêm mạc dạ dày, loại bỏ sớm để triệt căn ung thư.


Kết quả nội soi dạ dày và chụp cộng hưởng từ (CT) của ông Thông cho thấy khối u dưới niêm mạc ở vùng thân hang vị, lệch mặt sau, đường kính 1,5x2 cm.

Ngày 13/7, tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Hùng, Giám đốc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết u có nguy cơ ác tính, ông Thông cần phẫu thuật loại bỏ khối u qua nội soi tiêu hóa để phòng ngừa các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa cấp tính gây đại tiện phân đen, nôn ra máu. Trường hợp xuất huyết mạn tính dễ dẫn đến thiếu máu.

Ông Thông có tiền sử bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, viêm dạ dày và tá tràng, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2. Sau hội chẩn, bác sĩ chỉ định phẫu thuật bằng kỹ thuật cắt tách dưới niêm mạc (Endoscopic Subserosal Dissection - ESSD) qua nội soi.

Theo bác sĩ Minh Hùng, khối u dưới niêm mạc nhỏ dưới 2 cm thường được theo dõi, song kỹ thuật này có thể loại bỏ sớm u giúp triệt căn nguy cơ ác tính.

Phương pháp cắt tách niêm mạc ESSD được áp dụng cho những khối u dưới niêm mạc dạ dày như u cơ, u mô đệm đường tiêu hóa không quá lớn, chưa xâm lấn ra khỏi thanh mạc dạ dày và các cơ quan lân cận. "Phương pháp này xâm lấn tối thiểu, bảo tồn được đường tiêu hóa, người bệnh hồi phục tốt và ít đau", bác sĩ Hùng nói.



Bác sĩ Hùng (trái) nội soi dạ dày cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Bác sĩ nội soi, tách từng lớp thành dạ dày, lấy toàn bộ khối u, tới sát lớp ngoài cùng của thành dạ dày điều trị triệt căn ung thư mà vẫn bảo tồn được . Kết quả giải phẫu bệnh là u mô đệm đường tiêu hóa (GIST).

Bác sĩ Hùng cho biết thêm là loại u trung mô ít gặp, chiếm 0,1-3% trong tổng số khối u ác tính ở đường tiêu hóa, khó chẩn đoán và thường phát hiện tình cờ qua nội soi. U mô đệm đường tiêu hóa thường liên quan đến đột biến gene KIT. Gene này kích thích các tế bào tạo ra một loại protein có tên là KIT CD117, đẩy nhanh tốc độ phát triển và phân chia mất kiểm soát.

Hậu phẫu, ông Thông phục hồi tốt, đi lại, ăn uống được, xuất viện sau hai ngày. Người bệnh chỉ cần theo dõi định kỳ mà không cần hóa trị vì mô bệnh học có độ phân bào thấp (khả năng u tiến triển hay di căn thấp).

U mô đệm đường tiêu hóa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là trung niên và người già. Bên cạnh kiểm tra sức khỏe và nội soi định kỳ, người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ như nôn ra máu, đại tiện phân đen, mệt mỏi, chóng mặt... cần đi khám sớm để bác sĩ chẩn đoán, điều trị phù hợp.

Quyên Phan

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom