Pháp luật và cuộc sống: Nguy hiểm hành vi ném đá vào ô tô trên cao tốc

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
331
Cùng với niềm vui được lưu thông trên cao tốc mới, rút ngắn hành trình từ TP Hồ Chí Minh đến Khánh Hòa từ 8 giờ đồng hồ xe chạy xuống còn 4-5 giờ thì người điều khiển phương tiện còn đối mặt với nỗi lo mất an toàn giao thông khi thời gian qua, xảy ra tình trạng người dân tháo rào chắn, chăn thả gia súc, đặc biệt là hành vi ném đá vào ô tô.

Đầu tháng 6-2024, nhận được tin báo một nhóm thanh, thiếu niên tụ tập trên cầu vượt đường cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo thuộc địa bàn thôn Đồng Dầy, xã Phước Trung (Bác Ái, Ninh Thuận) có hành vi ném đá vào phương tiện đang lưu thông, Công an xã Phước Trung phối hợp với Công an xã Xuân Hải (Ninh Hải, Ninh Thuận) đã tiến hành xác minh, làm rõ. Kết quả xác minh cho thấy, nhóm thanh, thiếu niên này gồm 10 em độ tuổi từ 15 đến 17. Các em rủ nhau lên cầu vượt chơi và đến khoảng 21 giờ thì thực hiện hành vi ném đá xuống đường cao tốc. Một xe container đang lưu thông theo hướng Vĩnh Hảo-Cam Lâm đã bị ném trúng nhưng rất may chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng. Lực lượng chức năng đã liên hệ với gia đình nhóm thanh, thiếu niên để phối hợp giáo dục, quản lý, đồng thời quyết định xử phạt tiền đối với 3 trường hợp, cảnh cáo 7 trường hợp.


 
Trước đó, vào cuối tháng 5-2024, cũng tại cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo, một nhóm 9 thanh, thiếu niên đã bị xử lý vì có hành vi ném đá vào xe ô tô.


Thực tế cho thấy, tình trạng ném đá vào phương tiện giao thông không chỉ xảy ra ở cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo mà còn xảy ra ở nhiều tuyến đường khác; tại không ít địa phương còn xảy ra tình trạng ném đất, đá lên tàu khách Bắc-Nam, uy hiếp an toàn chạy tàu và sự an toàn của hành khách. Đối tượng thực hiện hành vi này hầu hết là thanh, thiếu niên nhận thức pháp luật còn hạn chế, thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình.


Trong suy nghĩ của các em, việc ném đá vào phương tiện chỉ để “cho vui” chứ không biết rằng hậu quả có thể rất nghiêm trọng vì các phương tiện đang lưu thông với tốc độ cao, khi bị ném đá, nhất là vào ban đêm, lái xe bị bất ngờ, giật mình, sẽ rất khó để xử lý an toàn, dễ dẫn tới tai nạn liên hoàn, chết người. Hơn nữa, các em chưa biết rằng đây là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.


Điều 11 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30-12-2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt nêu rõ: Cá nhân ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng, các đối tượng thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh: Giết người, cố ý gây thương tích, cố ý hủy hoại tài sản... Ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt hành chính, hành vi ném đá gây thiệt hại về tài sản còn phải bồi thường cho người bị thiệt hại.


Ném đá vào các phương tiện đang lưu thông trên cao tốc là hành vi nguy hiểm, có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Để ngăn chặn tình trạng này, rất cần sự tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng và cấp ủy, chính quyền các địa phương, đặc biệt là vai trò quản lý, giáo dục trẻ em của nhà trường và các bậc phụ huynh.


VIỆT PHÚ


* Mời bạn vào chuyên mục Pháp luật xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom