1/ Mở đầu
Năm 1918, sau khi ở nhà tù Quảng Đông ra, Phan Bội Châu đã viết cuốn truyện ký “Tái sinh sinh”. Ở phần cuối cuốn truyện này, cụ đã hư cấu ra một giấc mơ, trong đó cụ đã giúp Diêm Vương kết án bọn tội phạm, bè lũ phản dân, hại nước.
2/ Nội dung
Trong giấc mơ, tôi (lời Phan Bội Châu) thấy hai cánh tay mình lâng lâng theo ngọn gió bay đến một thành được xây bằng ngọc trắng, cửa làm bằng thủy tinh, lâu đài thì dát bằng vàng, cung điện khảm lưu ly, nhìn ra thì không phải là những thứ ở nhân gian có thể có được. Tôi hỏi người gác cửa: “Đây là nơi nào?”. Người gác cửa trả lời: “Đây là Kinh thành của vua nước Diêm La (tức địa ngục)”. Lúc ấy, tôi cậy mình có đủ can đảm, vội nói với anh ta hãy giới thiệu tôi với Diêm Vương. Người gác cửa có vẻ ái ngại, bảo tôi rằng: “Gần đây, phạm nhân ở dương thế bỗng tăng vọt, đưa đến đây mỗi ngày có hơn trăm người. Phần lớn là những người phạm tội rất nặng, quan tòa không dám xử án. Hôm nay, chúng tôi định sẽ mở một phiên đình thẩm duy nhất, để mời đức vua (tức Diêm Vương) định đoạt. Ông không phải là quan bồi thẩm, sợ rằng khó có thể xin yết kiến được, nhưng thôi, cứ hãy đợi đó để tôi vào tâu khéo may ra có thể. Ơ mà ông là ai? Tên họ là gì nhỉ?”. Tôi ngạo nghễ đáp: “Tôi là khách giang hồ, họ tên đều mất cả, nhưng tôi tự xưng là Người biết khóc”. Người gác cửa cười sằng sặc không thôi, song cậu ta vẫn vỗ vai tôi rồi nói: “Hãy ở đấy! Tôi sẽ trở lại bảo ông rõ”. Người này vào giây lát, liền quay trở ra gọi tôi bảo: “Ông thật là tốt số đấy! Tôi đem lời của ông tâu lên đức vua. Đức vua nói nếu là khách giang hồ thì phải để cho vào gặp ngài ngay. Vì là khách giang hồ thì có thể biết được mọi nỗi u phiền của dân gian, được nói chuyện một lúc âu cũng là việc hay. Vậy nhà vua đã cho rồi, mời ông vào! Cứ đi theo đường này. Những chỗ thềm ghép bằng đá ngũ sắc là lối vào cung điện. Đến đó rồi sẽ có người dẫn lối cho ông tiếp, tôi không phải đưa nữa”. Tôi với người lính hầu liền cùng vào.
Đi được vài chục bước, thì có một người đội mũ hồng, mặc áo chu chắp tay đứng ở bên đường, nói to: “Có phải ông là Người biết khóc không?”. Tôi đáp: “Phải!”. Người đó liền dẫn tôi đến cung điện. Khi thấy nhà vua, tôi theo lễ vái ba cái. Nhà vua đứng dậy đáp lễ rồi mời tôi ngồi. Nhà vua này hỏi cặn kẽ lắm. Tôi vẫn thật thà trình bày hết thảy. Nhà vua nghe lâu có vẻ hơi mỏi mệt, nhưng thần sắc thỉnh thoảng có hiện ra đôi chút kinh ngạc. Tôi đáp xong đứng dậy xin đi ra. Nhà vua nói: “Khanh hãy ngồi chơi. Hôm nay chẳng giấu khanh, trẫm có một cuộc đình thẩm, khanh là người ở dương thế tới, có thể làm khách ngồi xem cũng được”. Tất nhiên tôi nhận lời ngay, vì đây chính là cơ hội tốt để tôi có thể xem luật pháp ở âm ty như thế nào.
Một lát sau, tôi thấy ở dưới sân đã bước ra đến vài chục người, xiêm áo rõ ràng, ngọc đeo rủng rỉnh, đứng xếp hàng hướng về nhà vua lễ ba lạy. Làm lễ xong, các quan liền chia nhau ngồi ở hai bên tả hữu. Khi đó, tiếng chuông ở trên điện tự động gõ mười tiếng. Thật trang nghiêm! Rồi một phút sau, có hai người mặc áo đen tiến vào, đi sau là một lũ phạm nhân xếp thành nhiều loại, có loại mắt ong, có loại thì mặt chó sói, có loại lại mõm lợn, hoặc đầu chó,... Nhìn cho kỹ thì có lẽ loại thuộc giống da màu chiếm số nhiều hơn. Rồi người áo đen cầm sổ danh sách phạm nhân trình lên. Nhà vua xem qua rồi sai người đọc tên tội nhân. Tức thì, trước thềm điện bỗng có tiếng tâu rất lớn:
“ Những tên mỗ, mỗ, mỗ,... làm nhiệm vụ bảo vệ quốc dân, đáng lẽ phải nghiêm chỉnh tuân theo kỷ luật quân đội, nâng đỡ dân sinh, thì lại lạm dụng quân quyền che giấu bọn gian phi. Đây chính là bọn người tàn bạo”
“Những tên mỗ, mỗ, mỗ,... làm chủ não cho quốc dân, đáng lẽ phải mở rộng dân trí, thì lại có mưu tư lợi, ngoan cố giữ mãi tập tục xấu xa, làm hao mòn dân trí. Đây chính là bọn thổ phỉ”
“ Những tên mỗ, mỗ, mỗ,... làm công bộc cho quốc dân, đáng lẽ phải giữ gìn đất nước, giúp gây dựng dân quyền, thế mà lại dám cậy thế quan làm càn làm bậy. Đây chính là những tên giặc của dân”
...
Khi tuyên tấu xong, trên cung điện liền có tiếng hỏi lớn: “Bọn hồn tội phạm chúng mày nếu còn cảm thấy oan ức thì cho phép được biện bạch kháng cáo!”. Dưới thềm điện, gió đen mây thảm lặng ngắt không một tiếng động. Có vẻ những tên tội phạm đó biết mình đã có tội rõ ràng, nên không còn giải trình vào đâu được nữa. Lúc này chỉ còn chiếu theo tội trạng mà gia hình pháp thôi.
Nhà vua liền sai các quan thẩm phán chỉ định cách xử tội cho xứng đáng. Bỗng trong đám đông đang ngồi có người đứng dậy tâu: “Các loại phạm nhân đó tội rất nặng, không thể cho đầu thai làm người được. Xin chiếu theo luật luân hồi cho chuyển làm kiếp súc vật, cụ thể sang châu Âu làm kiếp chó ba đời”. Nhà vua vỗ án mắng lớn: “Vạch án như vậy là không được. Ngươi không nghe nói là ở châu Âu người ta rất quý chó hay sao? các loại hồn tội phạm đó mà được ba đời làm chó châu Âu thì chẳng hạnh phúc quá hay sao?”. Trong đám đông lại có người đứng ra nói: “Xin cho bọn chúng đi làm kiếp voi ở Xiêm La ba trăm năm”. Nhà vua lại càng nghiêm sắc mặt quát lớn: “Các ngươi ăn hối lộ của phạm nhân phải không? Ở Xiêm La người ta rất yêu giống voi, đến ngay như quốc kỳ mà người ta còn thêu voi làm huy hiệu, các ngươi chưa nghe thấy bao giờ hay sao? Các hồn tội phạm ấy mà được đi làm voi ở Xiêm La thì chính là đang ban thưởng đó. Phải luận cho chúng thứ tội hình khác ngay!”. Lúc đó, các quan thẩm phán đều lấy làm khó nghĩ. Sau nửa tiếng đồng hồ, có người mới đứng dậy tâu: “Xin đầy các phạm nhân đó sang Ấn Độ, bắt phạt làm kiếp lợn đời đời”. Nhà vua có vẻ đã bình tĩnh hơn, thong thả phán truyền: “Như vậy trẫm sợ chưa xứng. Ấn Độ người ta theo đạo Hồi không dám giết lợn đâu, họ cho rằng lợn là hồn phách của tổ tiên nhập vào, cho nên họ nuôi lợn chỉ sợ không đầy đủ. Các hồn ấy lại đời đời làm lợn Ấn Độ thì lại quá ưu đãi đi. Các ngươi thử nghĩ, những tên này phạm những tội rất nặng ở trên thế gian. Nếu không buộc chúng chịu những cảnh rất thê thảm cực khổ, thì làm sao trừng trị được kẻ ác chứ?”. Các quan thẩm phán đều nhìn nhau không thể nói được một lời nào. Tôi ngồi lâu đã mỏi, lại nghe nhà vua truyền phán trong đầu óc đã bị kích thích quá lắm, không thể nhịn được liền đứng dậy xin với nhà vua rằng: “Kẻ xem trộm này có một ý kiến xin đóng góp, liệu có được không ạ?”. Nhà vua đồng ý. Tôi liền nói: “Vừa nghe Đại vương truyền phán rằng những hồn tội phạm ấy phải xử bằng những tội rất thê thảm cực khổ để đền bù thì mới được, tôi thiết nghĩ rằng ở nhân gian mà rất thê thảm cực khổ thì không gì hơn là làm dân một nước không có chính trị, không có giáo dục, luôn giết hại cướp bóc lẫn nhau. Do đó, xin hãy đày bọn chúng đi làm dân của nước tôi!”. Nhà vua vỗ tay cười vang: “Khanh nói rất phải. Vậy mà trẫm lại chưa nghĩ đến”. Nói xong, ngài liền hạ lệnh các phán quan ghi nhớ cách xử trí ấy và đặt thành thường lệ. Về sau nếu có những kẻ phạm tội như trên thì cứ theo lệ ấy mà trừng trị.
Tới lúc này, bão tố bỗng nổi lên, nước biển trồi lên như những ngọn núi, muôn tiếng sóng gào thét ầm ầm... Rồi tôi chợt giật mình tỉnh giấc, liền ghi đại lược sự việc vừa qua lại cho mọi người được biết.
3/ Nguồn
Phan Bội Châu, Tái sinh sinh (Chương Thâu dịch).
Năm 1918, sau khi ở nhà tù Quảng Đông ra, Phan Bội Châu đã viết cuốn truyện ký “Tái sinh sinh”. Ở phần cuối cuốn truyện này, cụ đã hư cấu ra một giấc mơ, trong đó cụ đã giúp Diêm Vương kết án bọn tội phạm, bè lũ phản dân, hại nước.
2/ Nội dung
Trong giấc mơ, tôi (lời Phan Bội Châu) thấy hai cánh tay mình lâng lâng theo ngọn gió bay đến một thành được xây bằng ngọc trắng, cửa làm bằng thủy tinh, lâu đài thì dát bằng vàng, cung điện khảm lưu ly, nhìn ra thì không phải là những thứ ở nhân gian có thể có được. Tôi hỏi người gác cửa: “Đây là nơi nào?”. Người gác cửa trả lời: “Đây là Kinh thành của vua nước Diêm La (tức địa ngục)”. Lúc ấy, tôi cậy mình có đủ can đảm, vội nói với anh ta hãy giới thiệu tôi với Diêm Vương. Người gác cửa có vẻ ái ngại, bảo tôi rằng: “Gần đây, phạm nhân ở dương thế bỗng tăng vọt, đưa đến đây mỗi ngày có hơn trăm người. Phần lớn là những người phạm tội rất nặng, quan tòa không dám xử án. Hôm nay, chúng tôi định sẽ mở một phiên đình thẩm duy nhất, để mời đức vua (tức Diêm Vương) định đoạt. Ông không phải là quan bồi thẩm, sợ rằng khó có thể xin yết kiến được, nhưng thôi, cứ hãy đợi đó để tôi vào tâu khéo may ra có thể. Ơ mà ông là ai? Tên họ là gì nhỉ?”. Tôi ngạo nghễ đáp: “Tôi là khách giang hồ, họ tên đều mất cả, nhưng tôi tự xưng là Người biết khóc”. Người gác cửa cười sằng sặc không thôi, song cậu ta vẫn vỗ vai tôi rồi nói: “Hãy ở đấy! Tôi sẽ trở lại bảo ông rõ”. Người này vào giây lát, liền quay trở ra gọi tôi bảo: “Ông thật là tốt số đấy! Tôi đem lời của ông tâu lên đức vua. Đức vua nói nếu là khách giang hồ thì phải để cho vào gặp ngài ngay. Vì là khách giang hồ thì có thể biết được mọi nỗi u phiền của dân gian, được nói chuyện một lúc âu cũng là việc hay. Vậy nhà vua đã cho rồi, mời ông vào! Cứ đi theo đường này. Những chỗ thềm ghép bằng đá ngũ sắc là lối vào cung điện. Đến đó rồi sẽ có người dẫn lối cho ông tiếp, tôi không phải đưa nữa”. Tôi với người lính hầu liền cùng vào.
Đi được vài chục bước, thì có một người đội mũ hồng, mặc áo chu chắp tay đứng ở bên đường, nói to: “Có phải ông là Người biết khóc không?”. Tôi đáp: “Phải!”. Người đó liền dẫn tôi đến cung điện. Khi thấy nhà vua, tôi theo lễ vái ba cái. Nhà vua đứng dậy đáp lễ rồi mời tôi ngồi. Nhà vua này hỏi cặn kẽ lắm. Tôi vẫn thật thà trình bày hết thảy. Nhà vua nghe lâu có vẻ hơi mỏi mệt, nhưng thần sắc thỉnh thoảng có hiện ra đôi chút kinh ngạc. Tôi đáp xong đứng dậy xin đi ra. Nhà vua nói: “Khanh hãy ngồi chơi. Hôm nay chẳng giấu khanh, trẫm có một cuộc đình thẩm, khanh là người ở dương thế tới, có thể làm khách ngồi xem cũng được”. Tất nhiên tôi nhận lời ngay, vì đây chính là cơ hội tốt để tôi có thể xem luật pháp ở âm ty như thế nào.
Một lát sau, tôi thấy ở dưới sân đã bước ra đến vài chục người, xiêm áo rõ ràng, ngọc đeo rủng rỉnh, đứng xếp hàng hướng về nhà vua lễ ba lạy. Làm lễ xong, các quan liền chia nhau ngồi ở hai bên tả hữu. Khi đó, tiếng chuông ở trên điện tự động gõ mười tiếng. Thật trang nghiêm! Rồi một phút sau, có hai người mặc áo đen tiến vào, đi sau là một lũ phạm nhân xếp thành nhiều loại, có loại mắt ong, có loại thì mặt chó sói, có loại lại mõm lợn, hoặc đầu chó,... Nhìn cho kỹ thì có lẽ loại thuộc giống da màu chiếm số nhiều hơn. Rồi người áo đen cầm sổ danh sách phạm nhân trình lên. Nhà vua xem qua rồi sai người đọc tên tội nhân. Tức thì, trước thềm điện bỗng có tiếng tâu rất lớn:
“ Những tên mỗ, mỗ, mỗ,... làm nhiệm vụ bảo vệ quốc dân, đáng lẽ phải nghiêm chỉnh tuân theo kỷ luật quân đội, nâng đỡ dân sinh, thì lại lạm dụng quân quyền che giấu bọn gian phi. Đây chính là bọn người tàn bạo”
“Những tên mỗ, mỗ, mỗ,... làm chủ não cho quốc dân, đáng lẽ phải mở rộng dân trí, thì lại có mưu tư lợi, ngoan cố giữ mãi tập tục xấu xa, làm hao mòn dân trí. Đây chính là bọn thổ phỉ”
“ Những tên mỗ, mỗ, mỗ,... làm công bộc cho quốc dân, đáng lẽ phải giữ gìn đất nước, giúp gây dựng dân quyền, thế mà lại dám cậy thế quan làm càn làm bậy. Đây chính là những tên giặc của dân”
...
Khi tuyên tấu xong, trên cung điện liền có tiếng hỏi lớn: “Bọn hồn tội phạm chúng mày nếu còn cảm thấy oan ức thì cho phép được biện bạch kháng cáo!”. Dưới thềm điện, gió đen mây thảm lặng ngắt không một tiếng động. Có vẻ những tên tội phạm đó biết mình đã có tội rõ ràng, nên không còn giải trình vào đâu được nữa. Lúc này chỉ còn chiếu theo tội trạng mà gia hình pháp thôi.
Nhà vua liền sai các quan thẩm phán chỉ định cách xử tội cho xứng đáng. Bỗng trong đám đông đang ngồi có người đứng dậy tâu: “Các loại phạm nhân đó tội rất nặng, không thể cho đầu thai làm người được. Xin chiếu theo luật luân hồi cho chuyển làm kiếp súc vật, cụ thể sang châu Âu làm kiếp chó ba đời”. Nhà vua vỗ án mắng lớn: “Vạch án như vậy là không được. Ngươi không nghe nói là ở châu Âu người ta rất quý chó hay sao? các loại hồn tội phạm đó mà được ba đời làm chó châu Âu thì chẳng hạnh phúc quá hay sao?”. Trong đám đông lại có người đứng ra nói: “Xin cho bọn chúng đi làm kiếp voi ở Xiêm La ba trăm năm”. Nhà vua lại càng nghiêm sắc mặt quát lớn: “Các ngươi ăn hối lộ của phạm nhân phải không? Ở Xiêm La người ta rất yêu giống voi, đến ngay như quốc kỳ mà người ta còn thêu voi làm huy hiệu, các ngươi chưa nghe thấy bao giờ hay sao? Các hồn tội phạm ấy mà được đi làm voi ở Xiêm La thì chính là đang ban thưởng đó. Phải luận cho chúng thứ tội hình khác ngay!”. Lúc đó, các quan thẩm phán đều lấy làm khó nghĩ. Sau nửa tiếng đồng hồ, có người mới đứng dậy tâu: “Xin đầy các phạm nhân đó sang Ấn Độ, bắt phạt làm kiếp lợn đời đời”. Nhà vua có vẻ đã bình tĩnh hơn, thong thả phán truyền: “Như vậy trẫm sợ chưa xứng. Ấn Độ người ta theo đạo Hồi không dám giết lợn đâu, họ cho rằng lợn là hồn phách của tổ tiên nhập vào, cho nên họ nuôi lợn chỉ sợ không đầy đủ. Các hồn ấy lại đời đời làm lợn Ấn Độ thì lại quá ưu đãi đi. Các ngươi thử nghĩ, những tên này phạm những tội rất nặng ở trên thế gian. Nếu không buộc chúng chịu những cảnh rất thê thảm cực khổ, thì làm sao trừng trị được kẻ ác chứ?”. Các quan thẩm phán đều nhìn nhau không thể nói được một lời nào. Tôi ngồi lâu đã mỏi, lại nghe nhà vua truyền phán trong đầu óc đã bị kích thích quá lắm, không thể nhịn được liền đứng dậy xin với nhà vua rằng: “Kẻ xem trộm này có một ý kiến xin đóng góp, liệu có được không ạ?”. Nhà vua đồng ý. Tôi liền nói: “Vừa nghe Đại vương truyền phán rằng những hồn tội phạm ấy phải xử bằng những tội rất thê thảm cực khổ để đền bù thì mới được, tôi thiết nghĩ rằng ở nhân gian mà rất thê thảm cực khổ thì không gì hơn là làm dân một nước không có chính trị, không có giáo dục, luôn giết hại cướp bóc lẫn nhau. Do đó, xin hãy đày bọn chúng đi làm dân của nước tôi!”. Nhà vua vỗ tay cười vang: “Khanh nói rất phải. Vậy mà trẫm lại chưa nghĩ đến”. Nói xong, ngài liền hạ lệnh các phán quan ghi nhớ cách xử trí ấy và đặt thành thường lệ. Về sau nếu có những kẻ phạm tội như trên thì cứ theo lệ ấy mà trừng trị.
Tới lúc này, bão tố bỗng nổi lên, nước biển trồi lên như những ngọn núi, muôn tiếng sóng gào thét ầm ầm... Rồi tôi chợt giật mình tỉnh giấc, liền ghi đại lược sự việc vừa qua lại cho mọi người được biết.
3/ Nguồn
Phan Bội Châu, Tái sinh sinh (Chương Thâu dịch).