- Bài viết
- 321
- Xu
- 17,297
Nhiều Phật tử nhắn tin trên tinder hỏi thầy trụ trì Phật Giáo Nguyên Thuỷ (PGNT) là gì? Phật Giáo Đại Thừa (PGĐT) là gì? sao lúc gọi Bụt? lúc gọi Phật? tại sao là Bề Đề? PGĐT có phải của Trung Quốc không?
Thầy trụ trì xin giải thích với đại chúng như sau:
Đạo Phật ra đời cách nay tầm 2600 năm, thời đó chưa có chữ viết nên Đức Phật đi giáo hoá bằng miệng, không hề bút giấy cũng như ghi âm hay livestream, thị giả – Annan có trí nhớ siêu đẳng – gọi là đệ nhất đa văn, chỉ ghi nhớ trong đầu.
Kiết tập lần 1
Ngay sau khi Phật nhập diệt thì Tổ Sư Đại Ca Diếp gom 500 vị A La Hán lại tổ chức kiết tập Kinh Điển, vẫn bằng truyền khẩu, chủ yếu là Ngài Ca Diếp đóng vai người hỏi, Ngài Annan đóng vai Phật trả lời, nhắc lại các lời dạy của Phật cho phần Kinh và Ngài Upali trả lời cho phần Giới Luật, các vị La Hán khác biểu quyết, đúng thì Yes, thông qua cho lưu truyền, sai thì No – bỏ, không được sử dụng. Để cho khách quan, tránh sau này bị sửa đổi, thì các Ngài làm theo quy định của Phật trước lúc nhập diệt là Kinh phải có đủ 6 yếu tố, gọi là Lục – Chủng – Thành – Tựu, bao gồm:
– Câu đầu tiên phải “như thị ngã văn – ta nghe như vầy”, ý là “tôi nghe Phật nói như này này”, chứ không phải “tôi có ông chú Viettel nói như vầy”, để xác nhận phải do ngài Annan nghe và thuật lại thì mới chuẩn chỉ.
– Địa điểm thuyết: Phật đi giáo hoá 45 năm, rất nhiều nơi nên phải ghi đúng địa điểm như núi Linh Thứu, vườn Kỳ đà,….
– Thời điểm thuyết.
– Người thuyết, vì có Kinh là Phật thuyết, nhưng cũng có Kinh do các Ngài đệ tử thuyết nhưng được Phật xác nhận.
– Chủ đề/tên của Kinh.
– Người nghe: Là độc giả được Phật trả lời trực tiếp.
Nếu ko có 6 yếu tố trên thì Kinh là hàng fake.
Ngày nay, lắm lúc đọc biên bản họp của đầy cơ quan to mà thiếu các mục này, thậm chí không ghi ngày tháng. Đề nghị có phật tử lãnh đạo nào đọc bài này, thì yêu cầu thư ký rà soát lại mẫu biên bản họp, phải có đủ 6 món: Thư ký/điều phối, địa điểm, thời gian, chủ trì, tham dự & chủ đề họp theo Kinh điển cho nó chuẩn chỉ.
Thời này Kinh điển còn nguyên chất, đơn giản, các tổ là bậc A La Hán nên trí tuệ siêu việt ghi lại, chưa phân chia thành Nguyên Thuỷ hay Đại thừa.
Kiết tập lần 2 – Phân chia hệ phái
Tầm 100 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, chữ viết vẫn chưa có, lối truyền khẩu làm Kinh bị thay đổi, các Tổ lại tập hợp kiết tập lần 2 để hiệu đính lại. Lần kiết tập này các tổ cãi nhau, một phái do các trưởng lão (có cụ đã 160 tuổi, là đệ tử của Phật, vẫn còn sống (?)), yêu cầu giữ nguyên những nội dung Phật đã thuyết (tất nhiên là theo những gì còn nhớ được) – gọi là Phái Nguyên Thuỷ hay Trưởng Lão Bộ, phái này phát triển về phía nam Ấn nên còn được gọi là Phật giáo Nam Tông. Một phái khác do các tu sỹ trẻ hơn yêu cầu thay đổi những nội dung mới cho phù hợp với thời đại và địa điểm được mở rộng hơn, gọi là phái Đại Thừa (Đại là to, Thừa là cỗ xe) hay còn gọi là phái Phát triển, Đại chúng bộ (Đại chúng – số đông), phái này căn cứ theo lời Phật trước khi nhập diệt là cho phép sau này thay đổi một vài nội dung để phù hợp hoàn cảnh thời đại mà giáo hoá, đau nhất là lúc đó Ngài thị giả Annan quá đau buồn nên quên hỏi là nội dung nào được thay đổi, nội dung nào phải giữ nguyên, vì vụ này mà Ngài Annan bị Tổ Ca Diếp kỷ luật mức khiển trách. Phái Đại Thừa phát triển về phía Bắc Ấn nên còn được gọi là Phật giáo Bắc Tông. Ngày nay Phật giáo các nước như Sri Lanca, Miến Điện, Thái, Lào,… theo Nguyên thuỷ còn Phật giáo TQ, Nhật, Hàn, VN,…chủ yếu theo Đại Thừa. Đại chúng đừng nhầm PGĐT là của TQ nữa nhé.
Kiết tập lần 3 – Bắt đầu được ghi bằng chữ viết
Vào khoảng 326 năm sau khi Phật nhập diệt, có 1 vị vua sùng bái Phật giáo là vua Asoka (A-dục), cho kiết tập lần 3, và lúc này đã có chữ viết nên yêu cầu phải ghi chép lại, ban đầu bằng chữ Pali – là ngôn ngữ bình dân của Ấn Độ thời ấy. Vì thế mà nhân loại mới có Kinh điển đến tận bây giờ, lúc này đã có thêm Luận – phần chú giải Kinh của các Tổ nên gọi là Tam Tạng (3 kho) Kinh Điển: Kinh – Luật – Luận.
Lần kiết tập về sau cách mấy trăm năm nữa thì được dịch sang tiếng Sanskrit (Tiếng Phạn) là ngôn ngữ quý tộc của Ấn Độ.
Một điều may mắn vô giá là sau khi kiết tập xong lần 3, vua Asoka cho con trai và con gái ruột là 2 tu sỹ đạt A La Hán sang Sri Lanca giáo hoá, có mang theo phần lớn Kinh điển chữ Pali & một nhánh cây bồ đề chiết từ cây trước đây Phật ngồi chứng đạo, chính cây bồ đề này giờ vẫn còn và được xem là cây gốc có từ thời Phật, được xem là bảo vật quốc gia Sri Lanca. Các cây bồ đề khác trên các thánh tích, kể cả tại Bồ đề đạo tràng – nơi Phật thành đạo đều là cây thay sau này, ko phải nguyên bản.
May mắn thứ 2 là vào thế kỷ thứ 7, đời Đường ở Trung Quốc có 1 lái buôn tên Trần Huyền Trang sang Ấn buôn tơ lụa, nhờ cơ duyên mà giác ngộ, tu học Phật Pháp tầm 14 năm, lấy pháp danh là Tam Tạng ở Nalanda, sau đó Ngài mang phần lớn Kinh điển chữ Sanskrit về Trung Quốc dịch sang tiếng Hán, bộ kinh này gọi là kinh Tam Tạng. Vị cao tăng đó hay được gọi là Đường Tam Tạng. Chuyến đi được ông tự ghi lại trong bộ Đại Đường Tây Vực ký, và lưu trong hang đá Đôn Hoàng. Vụ này được tác giả Ngô Thừa Ân phóng tác thành tác phẩm văn học Tây Du Ký nỗi tiếng.
Vào thế kỷ 10-11, người Hồi giáo tràn vào Ấn Độ, tiêu diệt tu sỹ Phật giáo, phá chùa tháp, đốt Kinh sách, Tàng Kinh các của ĐH Nalanda phải đốt 3 tháng mới cháy hết.
Phật giáo suy tàn trên chính quê hương nó sinh ra. May mắn là 2 nguồn Kinh từ Srilanca & Trung Quốc vẫn còn cho nhân loại.
Mãi tới năm 1959, Trung Quốc tấn công Tây Tạng, Ngài Đạt Lai Lạt Ma vừa là vua Tây Tạng vừa là Giáo chủ phái Mật Tông (1 nhánh của Đại thừa phát triển) bỏ quốc gia sang Ấn tị nạn, 1/2 dân số (tầm 2.5 triệu) theo ngài sang Ấn cùng, chính những người theo phái Phật giáo Mật tông này làm hồi sinh Phật giáo Ấn Độ, nay có tầm 2.5% dân số là Phật tử.
Cũng là tôn giáo nhưng a/e Hồi giáo dã man vãi linh hồn, vốn sinh ra từ sa mạc hoang dã, a/e tay đuốc tay dao, phi lạc đà đến đâu là đốt/giết/hiếp không nương tay, đến giờ vẫn còn chém giết chưa thôi. Cũng vì vụ này mà khi trao trả độc lập cho Ấn, người Anh sợ người Hồi giáo & Hindu trả thù lẫn nhau, phải tách ra khỏi Ấn thành Pakistan & Banglades cho người Hồi sống, còn người Hindu thì chuyển vô Ấn sống. Lịch sử 2600 năm Phật giáo chưa hề gây ra 1 chiến tranh nào về tôn giáo cả; Phật giáo đi đến đâu thì hội nhập với tín ngưỡng, văn hoá bản địa, làm giàu thêm cho văn hoá địa phương mà vẫn giữ được giáo lý của mình; Các truyện cổ dân gian VN liên quan đến Bụt, các địa danh tứ trấn như Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện… các phong tục đi chùa lễ Phật vào đầu năm/rằm/đầu tháng, hướng về tổ tiên ông bà vào lễ Vu Lan v.v… là những giá trị văn hoá Phật giáo mang lại cho VN hay khi 600 bộ Kinh được Ngài Đường Tăng dịch xong thì tiếng Hán được giàu thêm tầm 30% v.v.
Có người ví rằng Phật giáo như cây bồ đề, các tín ngưỡng khác như tầm gửi bám trên tán bồ đề, những ai đắm chìm trong tầm gửi thì chỉ thấy mỗi tầm gửi, nhưng nếu chịu khó thoát ra xa để nhìn lại thì sẽ thấy được cây bồ đề. Có lẽ vì lý do này mà Phật giáo về quy mô tuy thua Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo, Hindu Giáo,… nhưng lại được LHQ chọn là tôn giáo tiêu biểu của nhân loại với 2 tiêu chí là hoà bình & trí tuệ, LHQ đứng ra tổ chức lễ Vesak là tên tháng theo lịch cổ (được cho là tầm T4/T5 DL ngày nay) Phật sinh ra, thành đạo và nhập diệt; hay trùng tu, bảo quản các thánh tích Phật giáo.
Bụt và Phật
Đầu thế kỷ thứ 3 thì Phật giáo đã truyền vào Việt Nam (là mấy tỉnh Bắc Bộ ngày nay, lúc đó từ Quảng Bình trở vô là quốc gia khác, miền núi Tây Bắc & Đông Bắc đang là đất hoang,) từ các quốc gia phía nam, chủ yếu là từ Chiêm Thành, là những người từ Ấn Độ vượt biển tới Quảng Nam lập quốc. Những tù nhân, nô lệ người Chiêm Thành đã mang Phật giáo tới miền Bắc. Một tu sĩ nổi bật nhất thời kỳ này là Thiền Sư Khương Tăng Hội, ngài tu ở Giao Chỉ, sau đó sang Đông Ngô của vua Tôn Quyền thời Tam Quốc giáo hoá. Tiếng Ấn là Buddha, chã biết người Việt hồi đó đọc như thế nào, có lẽ Bụt-ha, lâu dần còn mỗi Bụt cho nó gọn. Buddha vào Việt Nam thời này là phái Nguyên Thuỷ, được du nhập vào VN trước cả Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc,….
Tầm thế kỷ thứ 7 thì Tổ Bồ Đề Đạt Ma (tổ thứ 28 của Ấn Độ) sang TQ giáo hoá, ở chùa Thiếu Lâm có phái võ nổi tiếng bây giờ, sau đó có một đệ tử thuộc đời thứ 4 là Tì Ni Đa Lưu Chi (gốc Ấn) sang Việt Nam tu và truyền đạo, ở chùa Dâu – Bắc Ninh; cũng là từ Buddha, các phiên dịch Ấn – Hán dịch sang tiếng TQ là Phật – Đà hay na ná thế, chuyển tiếp sang âm Hán Việt chỉ còn mỗi “Phật” chắc cho gọn để dễ gọi, phái này là Đại Thừa Phát triển. Cũng hệ phái này truyền tiếp sang Nhật & Triều Tiên, là những nước đồng văn (cùng văn hoá Nho Khổng) với Trung Quốc.
Tóm lại nguyên thuỷ là Buddha sang âm Việt là Bồ Đề, Bề Đề, Bụt – ha, lâu ngày còn mỗi Bụt; Buddha sang âm Hán là Phật – đà, chuyển tiếp qua âm Việt còn mỗi Phật,
Thầy trụ trì xin giải thích với đại chúng như sau:
Đạo Phật ra đời cách nay tầm 2600 năm, thời đó chưa có chữ viết nên Đức Phật đi giáo hoá bằng miệng, không hề bút giấy cũng như ghi âm hay livestream, thị giả – Annan có trí nhớ siêu đẳng – gọi là đệ nhất đa văn, chỉ ghi nhớ trong đầu.
Kiết tập lần 1
Ngay sau khi Phật nhập diệt thì Tổ Sư Đại Ca Diếp gom 500 vị A La Hán lại tổ chức kiết tập Kinh Điển, vẫn bằng truyền khẩu, chủ yếu là Ngài Ca Diếp đóng vai người hỏi, Ngài Annan đóng vai Phật trả lời, nhắc lại các lời dạy của Phật cho phần Kinh và Ngài Upali trả lời cho phần Giới Luật, các vị La Hán khác biểu quyết, đúng thì Yes, thông qua cho lưu truyền, sai thì No – bỏ, không được sử dụng. Để cho khách quan, tránh sau này bị sửa đổi, thì các Ngài làm theo quy định của Phật trước lúc nhập diệt là Kinh phải có đủ 6 yếu tố, gọi là Lục – Chủng – Thành – Tựu, bao gồm:
– Câu đầu tiên phải “như thị ngã văn – ta nghe như vầy”, ý là “tôi nghe Phật nói như này này”, chứ không phải “tôi có ông chú Viettel nói như vầy”, để xác nhận phải do ngài Annan nghe và thuật lại thì mới chuẩn chỉ.
– Địa điểm thuyết: Phật đi giáo hoá 45 năm, rất nhiều nơi nên phải ghi đúng địa điểm như núi Linh Thứu, vườn Kỳ đà,….
– Thời điểm thuyết.
– Người thuyết, vì có Kinh là Phật thuyết, nhưng cũng có Kinh do các Ngài đệ tử thuyết nhưng được Phật xác nhận.
– Chủ đề/tên của Kinh.
– Người nghe: Là độc giả được Phật trả lời trực tiếp.
Nếu ko có 6 yếu tố trên thì Kinh là hàng fake.
Ngày nay, lắm lúc đọc biên bản họp của đầy cơ quan to mà thiếu các mục này, thậm chí không ghi ngày tháng. Đề nghị có phật tử lãnh đạo nào đọc bài này, thì yêu cầu thư ký rà soát lại mẫu biên bản họp, phải có đủ 6 món: Thư ký/điều phối, địa điểm, thời gian, chủ trì, tham dự & chủ đề họp theo Kinh điển cho nó chuẩn chỉ.
Thời này Kinh điển còn nguyên chất, đơn giản, các tổ là bậc A La Hán nên trí tuệ siêu việt ghi lại, chưa phân chia thành Nguyên Thuỷ hay Đại thừa.
Kiết tập lần 2 – Phân chia hệ phái
Tầm 100 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, chữ viết vẫn chưa có, lối truyền khẩu làm Kinh bị thay đổi, các Tổ lại tập hợp kiết tập lần 2 để hiệu đính lại. Lần kiết tập này các tổ cãi nhau, một phái do các trưởng lão (có cụ đã 160 tuổi, là đệ tử của Phật, vẫn còn sống (?)), yêu cầu giữ nguyên những nội dung Phật đã thuyết (tất nhiên là theo những gì còn nhớ được) – gọi là Phái Nguyên Thuỷ hay Trưởng Lão Bộ, phái này phát triển về phía nam Ấn nên còn được gọi là Phật giáo Nam Tông. Một phái khác do các tu sỹ trẻ hơn yêu cầu thay đổi những nội dung mới cho phù hợp với thời đại và địa điểm được mở rộng hơn, gọi là phái Đại Thừa (Đại là to, Thừa là cỗ xe) hay còn gọi là phái Phát triển, Đại chúng bộ (Đại chúng – số đông), phái này căn cứ theo lời Phật trước khi nhập diệt là cho phép sau này thay đổi một vài nội dung để phù hợp hoàn cảnh thời đại mà giáo hoá, đau nhất là lúc đó Ngài thị giả Annan quá đau buồn nên quên hỏi là nội dung nào được thay đổi, nội dung nào phải giữ nguyên, vì vụ này mà Ngài Annan bị Tổ Ca Diếp kỷ luật mức khiển trách. Phái Đại Thừa phát triển về phía Bắc Ấn nên còn được gọi là Phật giáo Bắc Tông. Ngày nay Phật giáo các nước như Sri Lanca, Miến Điện, Thái, Lào,… theo Nguyên thuỷ còn Phật giáo TQ, Nhật, Hàn, VN,…chủ yếu theo Đại Thừa. Đại chúng đừng nhầm PGĐT là của TQ nữa nhé.
Kiết tập lần 3 – Bắt đầu được ghi bằng chữ viết
Vào khoảng 326 năm sau khi Phật nhập diệt, có 1 vị vua sùng bái Phật giáo là vua Asoka (A-dục), cho kiết tập lần 3, và lúc này đã có chữ viết nên yêu cầu phải ghi chép lại, ban đầu bằng chữ Pali – là ngôn ngữ bình dân của Ấn Độ thời ấy. Vì thế mà nhân loại mới có Kinh điển đến tận bây giờ, lúc này đã có thêm Luận – phần chú giải Kinh của các Tổ nên gọi là Tam Tạng (3 kho) Kinh Điển: Kinh – Luật – Luận.
Lần kiết tập về sau cách mấy trăm năm nữa thì được dịch sang tiếng Sanskrit (Tiếng Phạn) là ngôn ngữ quý tộc của Ấn Độ.
Một điều may mắn vô giá là sau khi kiết tập xong lần 3, vua Asoka cho con trai và con gái ruột là 2 tu sỹ đạt A La Hán sang Sri Lanca giáo hoá, có mang theo phần lớn Kinh điển chữ Pali & một nhánh cây bồ đề chiết từ cây trước đây Phật ngồi chứng đạo, chính cây bồ đề này giờ vẫn còn và được xem là cây gốc có từ thời Phật, được xem là bảo vật quốc gia Sri Lanca. Các cây bồ đề khác trên các thánh tích, kể cả tại Bồ đề đạo tràng – nơi Phật thành đạo đều là cây thay sau này, ko phải nguyên bản.
May mắn thứ 2 là vào thế kỷ thứ 7, đời Đường ở Trung Quốc có 1 lái buôn tên Trần Huyền Trang sang Ấn buôn tơ lụa, nhờ cơ duyên mà giác ngộ, tu học Phật Pháp tầm 14 năm, lấy pháp danh là Tam Tạng ở Nalanda, sau đó Ngài mang phần lớn Kinh điển chữ Sanskrit về Trung Quốc dịch sang tiếng Hán, bộ kinh này gọi là kinh Tam Tạng. Vị cao tăng đó hay được gọi là Đường Tam Tạng. Chuyến đi được ông tự ghi lại trong bộ Đại Đường Tây Vực ký, và lưu trong hang đá Đôn Hoàng. Vụ này được tác giả Ngô Thừa Ân phóng tác thành tác phẩm văn học Tây Du Ký nỗi tiếng.
Vào thế kỷ 10-11, người Hồi giáo tràn vào Ấn Độ, tiêu diệt tu sỹ Phật giáo, phá chùa tháp, đốt Kinh sách, Tàng Kinh các của ĐH Nalanda phải đốt 3 tháng mới cháy hết.
Phật giáo suy tàn trên chính quê hương nó sinh ra. May mắn là 2 nguồn Kinh từ Srilanca & Trung Quốc vẫn còn cho nhân loại.
Mãi tới năm 1959, Trung Quốc tấn công Tây Tạng, Ngài Đạt Lai Lạt Ma vừa là vua Tây Tạng vừa là Giáo chủ phái Mật Tông (1 nhánh của Đại thừa phát triển) bỏ quốc gia sang Ấn tị nạn, 1/2 dân số (tầm 2.5 triệu) theo ngài sang Ấn cùng, chính những người theo phái Phật giáo Mật tông này làm hồi sinh Phật giáo Ấn Độ, nay có tầm 2.5% dân số là Phật tử.
Cũng là tôn giáo nhưng a/e Hồi giáo dã man vãi linh hồn, vốn sinh ra từ sa mạc hoang dã, a/e tay đuốc tay dao, phi lạc đà đến đâu là đốt/giết/hiếp không nương tay, đến giờ vẫn còn chém giết chưa thôi. Cũng vì vụ này mà khi trao trả độc lập cho Ấn, người Anh sợ người Hồi giáo & Hindu trả thù lẫn nhau, phải tách ra khỏi Ấn thành Pakistan & Banglades cho người Hồi sống, còn người Hindu thì chuyển vô Ấn sống. Lịch sử 2600 năm Phật giáo chưa hề gây ra 1 chiến tranh nào về tôn giáo cả; Phật giáo đi đến đâu thì hội nhập với tín ngưỡng, văn hoá bản địa, làm giàu thêm cho văn hoá địa phương mà vẫn giữ được giáo lý của mình; Các truyện cổ dân gian VN liên quan đến Bụt, các địa danh tứ trấn như Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện… các phong tục đi chùa lễ Phật vào đầu năm/rằm/đầu tháng, hướng về tổ tiên ông bà vào lễ Vu Lan v.v… là những giá trị văn hoá Phật giáo mang lại cho VN hay khi 600 bộ Kinh được Ngài Đường Tăng dịch xong thì tiếng Hán được giàu thêm tầm 30% v.v.
Có người ví rằng Phật giáo như cây bồ đề, các tín ngưỡng khác như tầm gửi bám trên tán bồ đề, những ai đắm chìm trong tầm gửi thì chỉ thấy mỗi tầm gửi, nhưng nếu chịu khó thoát ra xa để nhìn lại thì sẽ thấy được cây bồ đề. Có lẽ vì lý do này mà Phật giáo về quy mô tuy thua Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo, Hindu Giáo,… nhưng lại được LHQ chọn là tôn giáo tiêu biểu của nhân loại với 2 tiêu chí là hoà bình & trí tuệ, LHQ đứng ra tổ chức lễ Vesak là tên tháng theo lịch cổ (được cho là tầm T4/T5 DL ngày nay) Phật sinh ra, thành đạo và nhập diệt; hay trùng tu, bảo quản các thánh tích Phật giáo.
Bụt và Phật
Đầu thế kỷ thứ 3 thì Phật giáo đã truyền vào Việt Nam (là mấy tỉnh Bắc Bộ ngày nay, lúc đó từ Quảng Bình trở vô là quốc gia khác, miền núi Tây Bắc & Đông Bắc đang là đất hoang,) từ các quốc gia phía nam, chủ yếu là từ Chiêm Thành, là những người từ Ấn Độ vượt biển tới Quảng Nam lập quốc. Những tù nhân, nô lệ người Chiêm Thành đã mang Phật giáo tới miền Bắc. Một tu sĩ nổi bật nhất thời kỳ này là Thiền Sư Khương Tăng Hội, ngài tu ở Giao Chỉ, sau đó sang Đông Ngô của vua Tôn Quyền thời Tam Quốc giáo hoá. Tiếng Ấn là Buddha, chã biết người Việt hồi đó đọc như thế nào, có lẽ Bụt-ha, lâu dần còn mỗi Bụt cho nó gọn. Buddha vào Việt Nam thời này là phái Nguyên Thuỷ, được du nhập vào VN trước cả Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc,….
Tầm thế kỷ thứ 7 thì Tổ Bồ Đề Đạt Ma (tổ thứ 28 của Ấn Độ) sang TQ giáo hoá, ở chùa Thiếu Lâm có phái võ nổi tiếng bây giờ, sau đó có một đệ tử thuộc đời thứ 4 là Tì Ni Đa Lưu Chi (gốc Ấn) sang Việt Nam tu và truyền đạo, ở chùa Dâu – Bắc Ninh; cũng là từ Buddha, các phiên dịch Ấn – Hán dịch sang tiếng TQ là Phật – Đà hay na ná thế, chuyển tiếp sang âm Hán Việt chỉ còn mỗi “Phật” chắc cho gọn để dễ gọi, phái này là Đại Thừa Phát triển. Cũng hệ phái này truyền tiếp sang Nhật & Triều Tiên, là những nước đồng văn (cùng văn hoá Nho Khổng) với Trung Quốc.
Tóm lại nguyên thuỷ là Buddha sang âm Việt là Bồ Đề, Bề Đề, Bụt – ha, lâu ngày còn mỗi Bụt; Buddha sang âm Hán là Phật – đà, chuyển tiếp qua âm Việt còn mỗi Phật,
- ✬ Nguồn
- https://bedecotu.com