Chọn bán hàng thiết yếu, kinh doanh theo đường lối "chậm mà chắc" giúp KIDO vượt qua sóng gió đại dịch cũng như những biến động lớn về kinh tế.
Đại hội cổ đông của Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO đã được tổ chức sáng nay tại trung tâm thương mại Vạn Hạnh Mall, thay vì họp trực tuyến như các năm trước. Sau 5 năm đại dịch, lần đầu tiên Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Kim Thành chia sẻ với cổ đông về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ông Thành cho biết từ năm 2008, công ty đã nhận ra rằng kinh doanh các mặt hàng thiết yếu là phù hợp với nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, mãi đến 2014, công ty mới tìm được đối tác nhận chuyển nhượng ngành bánh của mình, mở ra một giai đoạn chuyển đổi quan trọng.
Sau đó, KIDO đã mua lại doanh nghiệp dầu, tăng cổ phần tại Tường An và đầu tư vào các chi phí cần thiết. "Kết quả là ngành này hiện đứng trong top đầu thị trường với quy mô lớn. Năm ngoái, công ty đã thành công trong việc mua lại bánh bao Thọ Phát, đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong ngành hàng tiêu dùng", ông nói.
Ông Trần Kim Thành - Chủ tịch Hội đồng quản trị KIDO. Ảnh: Ngọc Anh
Ông Thành nhận thấy trong bất kỳ hoàn cảnh nào, con người vẫn cần ăn, mặc và sử dụng các mặt hàng thiết yếu. Vì vậy, KIDO không chọn con đường kiếm tiền nhanh mà tập trung vào ngành tiêu dùng thiết yếu làm trụ cột. Công ty tiến hành từng bước một cách chắc chắn, giúp hoạt động kinh doanh ổn định và có lợi nhuận ngay cả trong bối cảnh đại dịch, cũng như những biến động kinh tế, chính trị lớn.
"Bán hàng thiết yếu giúp công ty tránh được các dao động của kinh tế, chính trị và vẫn giữ được thu nhập tốt cho cổ đông," ông Thành chia sẻ.
Theo ông, 6 tháng đầu năm, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo và nhân viên, hoạt động kinh doanh của công ty đã dần ổn định. KIDO vừa bổ sung ngành hàng mới vừa tái cấu trúc doanh nghiệp, đặt mục tiêu doanh thu thuần 13.000 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2023 và lợi nhuận trước thuế 800 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù có ý kiến cho rằng công ty đặt mục tiêu quá cao, ông Trần Lệ Nguyên - CEO KIDO - vẫn tự tin về sự phát triển của ngành dầu, bánh và kem trong nửa đầu năm, dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ 2023.
Theo ông Bùi Thanh Tùng - Phó tổng giám đốc KIDO, ngành dầu sẽ chuyển đổi thành ngành gia vị thiết yếu với mục tiêu lấp đầy gian bếp Việt. Công ty sẽ tập trung vào ba trụ cột chính: gia vị thiết yếu, tiện lợi và thực phẩm khô. Các sản phẩm nước mắm, bột nêm của công ty cũng đã được thị trường đón nhận. Với ngành bơ, công ty mở rộng các sản phẩm không chỉ để ăn trực tiếp mà còn để chế biến và làm nước chấm.
Với ngành bánh, công ty này đặt mục tiêu đạt vị trí thứ hai tại thị trường Việt Nam trong vòng 5 năm, tập trung vào ba nhóm chính: bánh tươi, bánh có hạn sử dụng dài và bánh trung thu. Còn bánh bao sẽ được phát triển qua hệ thống miniBAO với 12.000 cửa hàng, kênh phân phối độc quyền, cùng 1.000 đại lý trên toàn quốc và 50.000 điểm bán.
Riêng ngành kem hiện chiếm 46,7% thị phần với các sản phẩm đa dạng từ phân khúc thấp đến cao cấp. Công ty này đã xuất khẩu thành công sang Mỹ và Trung Quốc, đang nghiên cứu mở rộng nhà máy để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu mới.
Năm nay, KIDO dự kiến chia cổ tức 12% mỗi năm, tương đương 1.200 đồng một cổ phần.
Thi Hà
Xem tiếp...
Đại hội cổ đông của Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO đã được tổ chức sáng nay tại trung tâm thương mại Vạn Hạnh Mall, thay vì họp trực tuyến như các năm trước. Sau 5 năm đại dịch, lần đầu tiên Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Kim Thành chia sẻ với cổ đông về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ông Thành cho biết từ năm 2008, công ty đã nhận ra rằng kinh doanh các mặt hàng thiết yếu là phù hợp với nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, mãi đến 2014, công ty mới tìm được đối tác nhận chuyển nhượng ngành bánh của mình, mở ra một giai đoạn chuyển đổi quan trọng.
Sau đó, KIDO đã mua lại doanh nghiệp dầu, tăng cổ phần tại Tường An và đầu tư vào các chi phí cần thiết. "Kết quả là ngành này hiện đứng trong top đầu thị trường với quy mô lớn. Năm ngoái, công ty đã thành công trong việc mua lại bánh bao Thọ Phát, đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong ngành hàng tiêu dùng", ông nói.
Ông Trần Kim Thành - Chủ tịch Hội đồng quản trị KIDO. Ảnh: Ngọc Anh
Ông Thành nhận thấy trong bất kỳ hoàn cảnh nào, con người vẫn cần ăn, mặc và sử dụng các mặt hàng thiết yếu. Vì vậy, KIDO không chọn con đường kiếm tiền nhanh mà tập trung vào ngành tiêu dùng thiết yếu làm trụ cột. Công ty tiến hành từng bước một cách chắc chắn, giúp hoạt động kinh doanh ổn định và có lợi nhuận ngay cả trong bối cảnh đại dịch, cũng như những biến động kinh tế, chính trị lớn.
"Bán hàng thiết yếu giúp công ty tránh được các dao động của kinh tế, chính trị và vẫn giữ được thu nhập tốt cho cổ đông," ông Thành chia sẻ.
Theo ông, 6 tháng đầu năm, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo và nhân viên, hoạt động kinh doanh của công ty đã dần ổn định. KIDO vừa bổ sung ngành hàng mới vừa tái cấu trúc doanh nghiệp, đặt mục tiêu doanh thu thuần 13.000 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2023 và lợi nhuận trước thuế 800 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù có ý kiến cho rằng công ty đặt mục tiêu quá cao, ông Trần Lệ Nguyên - CEO KIDO - vẫn tự tin về sự phát triển của ngành dầu, bánh và kem trong nửa đầu năm, dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ 2023.
Theo ông Bùi Thanh Tùng - Phó tổng giám đốc KIDO, ngành dầu sẽ chuyển đổi thành ngành gia vị thiết yếu với mục tiêu lấp đầy gian bếp Việt. Công ty sẽ tập trung vào ba trụ cột chính: gia vị thiết yếu, tiện lợi và thực phẩm khô. Các sản phẩm nước mắm, bột nêm của công ty cũng đã được thị trường đón nhận. Với ngành bơ, công ty mở rộng các sản phẩm không chỉ để ăn trực tiếp mà còn để chế biến và làm nước chấm.
Với ngành bánh, công ty này đặt mục tiêu đạt vị trí thứ hai tại thị trường Việt Nam trong vòng 5 năm, tập trung vào ba nhóm chính: bánh tươi, bánh có hạn sử dụng dài và bánh trung thu. Còn bánh bao sẽ được phát triển qua hệ thống miniBAO với 12.000 cửa hàng, kênh phân phối độc quyền, cùng 1.000 đại lý trên toàn quốc và 50.000 điểm bán.
Riêng ngành kem hiện chiếm 46,7% thị phần với các sản phẩm đa dạng từ phân khúc thấp đến cao cấp. Công ty này đã xuất khẩu thành công sang Mỹ và Trung Quốc, đang nghiên cứu mở rộng nhà máy để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu mới.
Năm nay, KIDO dự kiến chia cổ tức 12% mỗi năm, tương đương 1.200 đồng một cổ phần.
Thi Hà
Xem tiếp...