Nước Đức đi qua mùa đông

??? ✞

Peter Pan
Bài viết
573
Xu
1,901
Một dân tộc từng mang mộng bá chủ toàn cầu, gây nên những tội ác kinh hoàng và can đảm cúi đầu nhìn nhận tội ác. Một dân tộc phải đặt đạo đức nhân phẩm xuống dưới thức ăn, chấp nhận chuyện trộm cắp gian lận, để xây dựng nên một xã hội kỷ luật nguyên tắc nhất thế giới. Một dân tộc đã đi qua những ngày tháng hoang tàn nhất trong lịch sử đói lạnh của châu Âu, kiên quyết thay đổi quá khứ để trở thành cường quốc hàng đầu ở châu Âu.
Liệu điều gì có thể dễ dàng làm cho họ gục ngã?
Tôi giới thiệu với các bạn vài hình ảnh nước Đức sau thế chiến thứ hai. Đã có một mùa đông như vậy đó.
(VTP-LTH)


Cái chết màu trắng - Cái đói màu đen
1946/1947
Mùa đông khắc nghiệt nhất của thế kỷ 20 đã giáng xuống châu Âu. Mùa đông giá rét nhất trong ký ức của người những người lớn tuổi. Mùa đông tàn khốc nhất trên nước Đức hoang tàn đổ nát.
Như một cơn thịnh nộ của Thượng Đế, mùa đông đến sớm hơn bao giờ hết. Mới tháng 10 trời đã lạnh bất thường, nhiệt độ liên tục xuống đến điểm đóng băng. Berlin, Munich, Leipzig… tất cả các thành phố chìm trong giá lạnh. Hàng trăm nghìn người suy dinh dưỡng run rẩy trong những căn hộ ẩm ướt khí mùa thu và lạnh lẽo khí mùa đông. Văn phòng, cơ xưởng cũng không còn hệ thống sưởi. Quần áo ấm, giày mùa đông - mọi thứ đều thiếu thốn thảm khốc.
Từ tháng 11 năm 1946 đến tháng 3 năm 1947, nhiệt độ xuống đến âm 20 độ C. Một mùa đông dài bất thường, khiến sông Elbe đóng băng hoàn toàn, cũng như sông Rhine với chiều dài 60 km. Việc vận chuyển nội địa cả đường thủy và đường bộ đều bị tê liệt - nguồn cung cấp nguyên liệu thô và thực phẩm hoàn toàn sụp đổ.
Nạn đói đến ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Và theo ngay sau đó là tình trạng thiếu nhà ở. Các vụ thả bom của đồng minh đã hủy hoại hơn một nửa số nhà ở trong các thành phố của Đức. Trên những đống gạch vụn khổng lồ, trong những ngôi nhà không còn cửa sổ, vấn đề lớn nhất mà mọi người Đức phải đối diện khi đó là: ngày mai chúng ta sẽ ngủ ở đâu? Ngày mai chúng ta tìm được ở đâu mái che đầu? Và ngày mai chúng ta sẽ có cái gì trên bàn ăn?
Mười triệu người tị nạn đã ở lại nước ngoài. Những người bị trục xuất sang các khu vực phía đông cũng không thể trở về. Khoảng 40% các kết nối giao thông đã bị phá hủy và các nguồn dự trữ cho chiến tranh đã bị sử dụng hết.
Nông nghiệp và công nghiệp của Đức lâm vào cảnh thiếu nhân công trầm trọng. Trong khi đó, phe chiến thắng đã tháo dỡ máy móc ở nhiều nơi theo yêu cầu bồi thường. Những cánh đồng bị tàn phá. Mùa hè trước đó do khô nóng bất thường, phân bón lại quá ít nên vụ mùa năm 1946 thất thu thảm hại. Thêm vào đó là tình trạng thiếu than, thiếu nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp.
Hàng triệu công nhân ở các thành phố lớn không có thức ăn. Dòng người lũ lượt đổ về vùng nông thôn, bằng xe tải, bằng chân, bằng xe đạp để tìm kiếm thứ gì đó có thể ăn được. Nhưng vùng nông thôn cũng không còn lương thực, ở đó người ta phải nhịn đói để nhường thực phẩm cho gia súc.
*
◾Nhân chứng đương thời kể về món súp giòi.
Hans-Jürgen Schmidt từng vui mừng khi tìm được chỗ súp dư của nhà trường. Đứa trẻ sáu tuổi hớn hở mang món súp đậu bị đổ bỏ đó về nhà. Khi mẹ cậu mở ra, bà chỉ cho cậu những con sâu xanh lè còn sống: súp đầy giòi. Schmidt, 77 tuổi, nói: “Mặc dù vậy, chúng tôi cũng đã ăn chúng và cố gắng nhặt giòi ra”.
Wilhelm Simonsohn, 97 tuổi, ngắt lời ông - “Còn chúng tôi sẽ rất vui sướng nếu được ăn những thứ như vậy - những con giòi nhỏ bé đó chứa protein cần thiết cho sự sống còn”.
Schmidt và Simonsohn là hai trong số năm thành viên của Hội Nhân chứng Đương đại Hamburg. Trong cuộc trò chuyện kéo dài một ngày, họ nhắc lại cái gọi là mùa đông đói rét năm 1946/47. Đó không là bản anh hùng ca, đó là trái cấm và sự mặc cảm.
*
◾Đầu tiên là thức ăn, sau đó là đạo đức
Nhà văn Heinrich Böll đã mô tả cuộc sống vào mùa đông sau chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh để sinh tồn. Bất cứ ai không muốn chết cóng trong một thành phố bị phá nát chắc chắn phải đi lấy trộm gỗ hoặc than đá, và những người không chết đói chắc chắn phải mua lương thực bằng phương thức bất hợp pháp.
Claus Günther người Hamburg, sinh năm 1931, nói: Khi bạn đói và lạnh thì quỷ tha ma bắt đạo đức đi. Năm 15 tuổi, ông đã đi ăn cắp pho mát và lãnh một cái tát vào mặt.
Đứng về phía quần chúng đói khổ, Đức Tổng giám mục Cologne, Josef Cardinal Frings, không buộc tội hành vi trộm cắp mà kêu gọi sự tha thứ trong bài giảng đêm giao thừa năm 1946/47:
"Chúng ta đang sống trong những thời điểm mà những lúc khẩn thiết, cá nhân cũng sẽ được phép lấy những gì anh ta cần để duy trì cuộc sống và sức lực của mình, nếu anh ta không thể có được nó bằng bất kỳ cách nào khác, như thông qua công việc hoặc thông qua xin xỏ."
Wilhelm Simonsohn, mit 97 tuổi, cho biết, mặc dù đã có lệnh giới nghiêm và kiểm soát chặt chẽ nhưng các lực lượng an ninh đã làm ngơ hoặc thậm chí còn giúp đỡ người dân đi ăn trộm.
*
Sữa để dành cho heo
Richard Hensel, sinh năm 1933 ở Danzig, từng đến nhà một người nông dân để xin một ít sữa cho hai đứa em trai. Người đàn bà trả lời: Chúng tôi không có sữa. Sữa phải dành nuôi heo.
Hai đứa em sinh đôi của Hensel sau đó đã chết, khi mới 15 tháng tuổi, vì suy dinh dưỡng và tiêu chảy - giống như rất nhiều trẻ em vào thời điểm đó. Năm 1947 tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao gấp đôi so với năm 1939. Các bệnh như còi xương và lao phổi tràn lan ở cả bốn vùng bị đồng minh chiếm đóng.
*
Sống với 770 calo mỗi ngày
Năm 1936, mức tiêu thụ calo trung bình ở Đức là 3113 calo mỗi ngày. Vào cuối năm 1946, khẩu phần hàng ngày dự kiến cho người lớn trung bình chỉ là 1550 calo. Vào đầu năm 1947, cư dân ở Hamburg chỉ nhận được 770 calo, ở Hanover là 740, ở Essen là 720 calo.
Cựu Tổng thống Mỹ Herbert C. Hoover viết sau hai chuyến thăm Đức trong mùa xuân năm 1946 và tháng 2 năm 1947: “Về dinh dưỡng, sưởi ấm và nhà ở, tuyệt đại đa số người dân Đức đã đạt đến mức thấp nhất từng được biết đến trong nền văn minh phương Tây trong suốt một trăm năm”.
Trong khi đó, người dân Đức dán khẩu hiệu trước cửa: “Hãy cung cấp thức ăn cho chúng tôi, nếu không, chúng tôi sẽ không bao giờ quên Hitler“.
Hiện nay người ta vẫn không rõ có bao nhiêu người chết vì đói rét trong mùa đông lạnh giá 70 năm về trước. Theo ước tính, có thể vài trăm nghìn người ở Đức đã chết. Nhà sử học Wolfgang Benz của Đức nói: “Sự thống khổ này là do chính chúng ta tự gây ra - là hậu quả trực tiếp của chiến tranh thế giới thứ hai của Đức Quốc xã“.
*
“Ngày hạnh phúc nhất của tôi là khi anh trai Friedrich của tôi qua đời”
Tất cả người Đức đều nhận thức được rằng chính người Đức phải chịu trách nhiệm cho những nỗi thống khổ mà họ gây ra. “Những gì chúng tôi đã làm với những người khác trong chiến tranh,” Richard Hensel nhìn nhận, “nó tồi tệ hơn gấp trăm nghìn lần so với mọi thứ xảy ra sau đó với chúng tôi.”
Tháng 3 năm 1947, sau bốn tháng lạnh giá như miền Bắc Cực, cuối cùng băng cũng bắt đầu tan - nhưng khó khăn vẫn chưa kết thúc. Vào tháng 11 năm 1947, tờ báo "Zeit" đã trích dẫn một bài luận văn của một học sinh lớp 4 về đề tài “Ngày hạnh phúc nhất của tôi”.
Cô bé viết: “Ngày hạnh phúc nhất của tôi là khi anh trai tôi Friedrich qua đời. Kể từ hôm đó tôi có áo khoác, giày, vớ và áo len”.
*
tLPULpp.jpg

Trẻ con bới tìm than trong đống đổ nát
qmDq1VG.jpg

1 bà già nhặt củi
hFpFi6O.jpg

Người dân lục thùng rác kiếm đồ ăn
4koKfgg.jpg

Ngủ trong những ngôi nhà hoang tàn không tường vách
zLGDyLe.jpg

"Người Mỹ hãy giúp đỡ chúng tôi. Nếu không chúng tôi sẽ không quên Hiler!” (Hãy nhìn những ký hiệu dưới tấm bảng)


.
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom