Nỗi lòng chủ tọa xử án cả nhà tranh chấp thừa kế

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Khi chủ tọa hỏi: 'Có muốn hòa giải không', tất cả đều là người thua cuộc.


Đọc câu chuyện , tôi chú ý đến tình tiết, xảy ra khi luật sư của con dâu nói sẽ gỡ từng cánh cửa, giường, tủ, kệ tivi khỏi căn nhà mẹ chồng 84 tuổi đang ở, thẩm phán khuyên mỗi bên lùi một bước để hòa giải, "có cần cạn tình đến thế không?".

Khi căng thẳng xảy ra tại tòa, chủ tọa đề nghị đôi bên bình tĩnh và tiếp tục phân tích, mong muốn họ "ngồi lại với nhau".

"Các vị nghĩ lại đi, có cần thiết phải dứt tình với nhau đến thế không? Kể cả để lại cho mẹ chồng thì có sao đâu, sao phải khổ thế? Năm nay tôi sắp nghỉ hưu rồi mà chưa gặp cái vụ án nào thấy khổ thế này. Thông cảm cho nhau. Cụ Nguyệt tôi biết cũng đã ung thư giai đoạn 4 rồi, các con hãy để mẹ yên ổn những ngày cuối đời, ra đi cho thanh thản", chủ tọa khuyên giải.

Điều này làm tôi nhớ đến vụ tương tự, đó là việc , trước khi bắt đầu xét xử, chủ tọa hỏi lại anh em ông Nam, ông Dũng "có muốn hòa giải không?". Cả hai đều từ chối.

Trong phiên xét xử trước đó, chủ tọa phân tích suốt nửa giờ "anh em một nhà, vì mảnh đất mà đưa nhau ra tòa, thì đều thua cả".

Người Việt có câu: "Vô phúc đáo tụng đình", nghĩa là việc kiện tụng ra chốn công đường là một việc đặng chẳng đừng. Điều đó cũng thể hiện thái độ coi chuyện ra tòa là một cái gì đó ghê gớm, làm tổn hại thanh danh và sứt mẻ tình cảm, vì có khi "một đời kiện, chín đời thù".

Đó là suy nghĩ của người dưng với nhau. Còn trong những vụ án tranh chấp thừa kế, đều cùng là người một nhà, toàn là anh chị em, cha mẹ - con cái... với nhau cả.

Người Việt cũng hay nhắc là nói làm gì thì cũng có tình và lý. Một thứ đại diện cho pháp luật, quy củ, đôi lúc có phần lạnh lùng vì "quân pháp bất vị thân", thể hiện sự nghiêm chỉnh và công bằng trong xã hội. Nhưng bên cạnh đó, cũng còn cái tình, cái nghĩa với nhau.

Người thân, khi kéo nhau ra tòa kiện tranh chấp thừa kế, hẳn ai cũng nghĩ mình phải, mình đúng, tại sao mình phải chịu thiệt? Và tôi cũng rất thích câu thơ: "Mà trong lẽ phải có người có ta", trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Ai cũng nghĩ mình phải, sợ lo phần thiệt về mình, nên kéo nhau ra tòa. Tôi cũng hiểu nỗi lòng của những vị chủ tọa trong những phiên tòa này. Căn cứ theo pháp luật đã quy định, thì xử án được thôi. Nhưng sau khi tuyên án, điều gì sẽ mất đi khi kẻ thắng người thua?

Lương Dũng

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom