Nỗ lực "vượt rào" của ngành thủy sản

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Để gỡ được “thẻ vàng” vào châu Âu, một trong nhóm năm thị trường xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam trong năm 2024, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết được ba vấn đề cốt lõi. Đó là, không để xảy ra tàu cá vi phạm ở vùng biển nước ngoài; tàu cá tắt thiết bị giám sát hành trình và giải quyết những đội tàu chưa được đăng ký, đăng kiểm, không giấy phép khai thác. Nhìn xa hơn, những nỗ lực rốt ráo của cả hệ thống chính trị và ngư dân hôm nay có thể mang đến cơ hội phát triển bền vững cho ngành thủy sản khi mà nguồn lợi, môi trường sinh thái, tài nguyên biển đều được bảo vệ cho thế hệ mai sau.

Sau hơn sáu năm thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, Việt Nam đã có những cải thiện trong việc thực hiện các quy định của pháp luật gắn với khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng trên nhiều phuơng diện, nhất là công tác hoàn thiện khung pháp lý, Việt Nam tự tin sẽ đáp ứng được yêu cầu từ phía Đoàn Thanh tra của EC trong lần kiểm tra thứ năm, dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 9, 10 năm nay.

Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định đáp ứng khuyến nghị của EC


Sau đợt thanh tra lần bốn của EC, lực lượng Cảnh sát biển, Biên phòng, Kiểm ngư các địa phương thường xuyên mở các đợt cao điểm, tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển và xử lý, xử phạt vi phạm hành chính. Trọng tâm là những hành vi liên quan mất kết nối thiết bị giám sát hành trình; điều tra, xác minh, xử lý đến cùng những vụ việc vi phạm vùng biển nước ngoài… Đặc biệt, Kiên Giang là địa phương đầu tiên trên cả nước đưa ra truy tố, xét xử một vụ liên quan môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Theo ông Hà Lê, Giám đốc Trung tâm Thông tin Thủy sản (Cục Thủy sản) tính đến 21/5/2024, số lượng tàu cá từ 15 m trở lên đã được lắp đặt thiết bị VMS đạt tỷ lệ 98,25%. Số lượng tàu cá chưa được lắp đặt tại các tỉnh còn 511 tàu. Các tỉnh có số lượng nhiều tàu chưa lắp đặt như: Quảng Ngãi (128 tàu); Bà Rịa - Vũng tàu (73 tàu); Tiền Giang (62 tàu); Quảng Bình (36 tàu); Bến Tre (28 tàu); Nghệ An (26 tàu).


Ngư dân cần tuân thủ quy định, hạn chế vi phạm để góp phần xây dựng môi trường khai thác lành mạnh. Ảnh: TRINH QUỐC


Ngư dân cần tuân thủ quy định, hạn chế vi phạm để góp phần xây dựng môi trường khai thác lành mạnh. Ảnh: TRINH QUỐC


Tỷ lệ số lượng tàu cá có kết nối trung bình hàng ngày qua hệ thống giám sát tàu cá hiện nay đạt khoảng 60%; trong đó: một số tỉnh, thành có số lượng tàu cá nhiều và tỷ lệ tàu cá duy trì kết nối hàng ngày rất cao từ 70 - 90% như: Bến Tre, Cà Mau, Trà Vinh, Bạc Liêu, Quảng Trị, Thái Bình, Phú Yên, Sóc Trăng, Kiên Giang, Ninh Thuận. Bên cạnh đó, một số tỉnh có số lượng tàu cá nhiều nhưng tỷ lệ tàu cá duy trì kết nối hàng ngày thấp dưới 50% như: Quảng Ngãi; Quảng Bình; Bình Định. Đặc biệt, một số tỉnh, thành có số lượng tàu cá không nhiều nhưng tỷ lệ tàu cá duy trì kết nối hàng ngày rất thấp như: Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Hải Phòng.

“Hiện tình trạng tàu cá bị mất kết nối trên biển hàng ngày còn nhiều gây khó khăn trong việc kiểm soát, không biết tàu có đi khai thác trên biển hay không. Nhiều tàu di chuyển ngư trường tắt thiết bị VMS nhưng địa phương chưa nắm được tàu hiện đang ở đâu”, giám đốc Trung tâm Thông tin Thủy sản cho biết thêm.

Trước những đòi hỏi của thực tiễn, ngay trong tháng 4/2024, Chính phủ liên tiếp ban hành hai văn bản dưới luật quan trọng (Nghị định số 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản và Nghị định số 38/2024/NĐ-CP (thay thế Nghị định 42/2019/NĐ-CP) quy định xử phạt hành chính trong lĩnh thực thủy sản. Theo đó, đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định pháp luật để phù hợp hơn và đáp ứng những yêu cầu khuyến nghị của EC.

Đặc biệt, tại Nghị định số 38/2024/NĐ-CP, các mức phạt đã được sửa đổi và tăng các biện pháp xử phạt, bổ sung tám nhóm hành vi cấm để bảo đảm xử lý được những hành vi gian lận và những hành vi không minh bạch trong việc truy xuất nguồn gốc, kể cả hàng nhập khẩu nguyên liệu vào thị trường Việt Nam.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom