Cà phê Việt Nam luôn là đặc sản cực thú vị và hấp dẫn với người yêu cà phê. Khảo sát được thực hiện online, với thời gian thực hiện là 15 phút ở 56 quốc gia theo bộ câu hỏi dùng ngôn ngữ của chính quốc gia đó. Người khảo sát là người dùng internet, tuổi từ 18 – 64 ở trên 12.000 quốc gia với khảo sát mở rộng và 2.000 quốc gia với khảo sát cơ bản. Khảo sát được thực hiện liên tục trong 12 tháng.
46% những người uống cà phê tại Việt Nam thuộc thế hệ Millennials (những người sinh trong khoảng 1981 tới 1996).
52% trong số đó là nam; 37% trong số đó có một mức thu nhập hộ gia đình hàng năm trung bình nhưng chỉ 26% những người uống cà phê sống ở những thành thị lớn.
79% tín đồ cà phê có bằng cử nhân Đại học, chiếm áp đảo những phân khúc giáo dục khác như bằng Tiến sĩ hay hệ học Đại học mở rộng.
Phong cách sống của những tín đồ này cũng có những đặc trưng thú vị. Đối với những người này, sự công bằng xã hội ít quan trọng hơn những nhu cầu khác trong cuộc sống.
Đối với họ, những tiêu chí quan trọng khác trong cuộc sống sẽ được ưu tiên hơn. 3 mục tiêu quan trọng nhất với những người yêu cà phê là: Thành công trong cuộc sống, có thời gian hạnh phúc và tự đưa ra quyết định của mình.
Nhưng sở thích cà phê của họ khá tương quan với tình trạng của nền kinh tế. Đặc biệt, những người yêu cà phê thường có những sở thích công nghệ hơn những người khác.
Người đam mê cà phê có sở thích ăn uống, quan tâm tới kinh tế, tài chính và đặc biệt chú trọng tới sức khỏe, thể chất. Ngạc nhiên thay, những vấn đề về chính trị, xã hội hay tình hình thế giới lại xếp chót bảng danh sách.
Khẩu vị của những tín đồ cà phê cũng cho thấy yêu cầu của họ đối với loại đồ uống này. 59% những người yêu cà phê nói rằng họ luôn tránh hương hiệu tự nhiên và chất bảo quản.
Ngạc nhiên ở khảo sát này khi những người nghiện đồ uống caffein lại luôn cố gắng ăn uống lành mạnh, tìm kiếm những voucher đặc biệt và hay tham khảo ý kiến những người mua khác trên mạng khi mua sắm online.
Rất nhiều người yêu cà phê bày tỏ rằng giá cả tăng cao, lạm phát và chi phí sống là những vấn đề thực sự cần giải quyết.
Một sự thật khác là những người đam mê loại đồ uống này thường có cái nhìn chính trị trung lập.
Ngày càng nhiều các bạn trẻ, kể cả sau thế hệ Millenials gia nhập cộng đồng yêu thích cà phê. Nắm bắt tâm lý và chân dung các vị khách hàng này cũng là cách các thương hiệu mang những điểm chạm về mặt cảm xúc để mang tới trải nghiệm hài lòng cho khách hàng.
Năm 2024, giá trị thị trường ngành F&B tại Việt Nam dự kiến tăng 10,92% so với năm 2023 và đạt mốc hơn 655.000 tỷ đồng. Dự báo từ nay đến năm 2027, cơ cấu doanh thu không có nhiều sự thay đổi khi cửa hàng F&B độc lập vẫn áp đảo với 93,9% thị phần.
Để đáp ứng nhu cầu của những người nghiện cà phê và giúp người dùng có sự đa dạng về lựa chọn đồ uống với chi phí phải chăng, năm 2024 sẽ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các mô hình đồ uống quy mô vừa và nhỏ.
Sự tăng trưởng này sẽ theo sát xu thế tiện và lợi. Các cửa hàng này được mở ra đáp ứng với các tiêu chí như: Có chi phí đầu tư vừa phải, vị trí cửa hàng thuận tiện, phù hợp với mua mang đi và giao hàng, và giá sản phẩm ở phân khúc tầm trung và bình dân.
Xem tiếp...
Những góc nhìn thú vị về người uống cà phê Việt Nam
46% những người uống cà phê tại Việt Nam thuộc thế hệ Millennials (những người sinh trong khoảng 1981 tới 1996).
52% trong số đó là nam; 37% trong số đó có một mức thu nhập hộ gia đình hàng năm trung bình nhưng chỉ 26% những người uống cà phê sống ở những thành thị lớn.
79% tín đồ cà phê có bằng cử nhân Đại học, chiếm áp đảo những phân khúc giáo dục khác như bằng Tiến sĩ hay hệ học Đại học mở rộng.
Phong cách sống của những tín đồ này cũng có những đặc trưng thú vị. Đối với những người này, sự công bằng xã hội ít quan trọng hơn những nhu cầu khác trong cuộc sống.
Đối với họ, những tiêu chí quan trọng khác trong cuộc sống sẽ được ưu tiên hơn. 3 mục tiêu quan trọng nhất với những người yêu cà phê là: Thành công trong cuộc sống, có thời gian hạnh phúc và tự đưa ra quyết định của mình.
Nhưng sở thích cà phê của họ khá tương quan với tình trạng của nền kinh tế. Đặc biệt, những người yêu cà phê thường có những sở thích công nghệ hơn những người khác.
Người đam mê cà phê có sở thích ăn uống, quan tâm tới kinh tế, tài chính và đặc biệt chú trọng tới sức khỏe, thể chất. Ngạc nhiên thay, những vấn đề về chính trị, xã hội hay tình hình thế giới lại xếp chót bảng danh sách.
Khẩu vị của những tín đồ cà phê cũng cho thấy yêu cầu của họ đối với loại đồ uống này. 59% những người yêu cà phê nói rằng họ luôn tránh hương hiệu tự nhiên và chất bảo quản.
Ngạc nhiên ở khảo sát này khi những người nghiện đồ uống caffein lại luôn cố gắng ăn uống lành mạnh, tìm kiếm những voucher đặc biệt và hay tham khảo ý kiến những người mua khác trên mạng khi mua sắm online.
Rất nhiều người yêu cà phê bày tỏ rằng giá cả tăng cao, lạm phát và chi phí sống là những vấn đề thực sự cần giải quyết.
Một sự thật khác là những người đam mê loại đồ uống này thường có cái nhìn chính trị trung lập.
Ngày càng nhiều các bạn trẻ, kể cả sau thế hệ Millenials gia nhập cộng đồng yêu thích cà phê. Nắm bắt tâm lý và chân dung các vị khách hàng này cũng là cách các thương hiệu mang những điểm chạm về mặt cảm xúc để mang tới trải nghiệm hài lòng cho khách hàng.
Năm 2024, giá trị thị trường ngành F&B tại Việt Nam dự kiến tăng 10,92% so với năm 2023 và đạt mốc hơn 655.000 tỷ đồng. Dự báo từ nay đến năm 2027, cơ cấu doanh thu không có nhiều sự thay đổi khi cửa hàng F&B độc lập vẫn áp đảo với 93,9% thị phần.
Để đáp ứng nhu cầu của những người nghiện cà phê và giúp người dùng có sự đa dạng về lựa chọn đồ uống với chi phí phải chăng, năm 2024 sẽ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các mô hình đồ uống quy mô vừa và nhỏ.
Sự tăng trưởng này sẽ theo sát xu thế tiện và lợi. Các cửa hàng này được mở ra đáp ứng với các tiêu chí như: Có chi phí đầu tư vừa phải, vị trí cửa hàng thuận tiện, phù hợp với mua mang đi và giao hàng, và giá sản phẩm ở phân khúc tầm trung và bình dân.
Xem tiếp...