Những bệnh gây biến chứng suy thận mạn

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Suy thận mạn là hệ quả của nhiều bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp, viêm cầu thận, bệnh tự miễn, thận ứ nước, sỏi thận.


Suy thận mạn là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn, chức năng lọc máu của thận giảm mạnh, độ lọc cầu thận (eGFR) xuống dưới 15 ml/phút/1,73 m2 da. Lúc này độc tố và các chất dư thừa tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng.

BS.CKII Võ Thị Kim Thanh, Phó khoa Nội thận - Lọc máu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết suy thận mạn là biến chứng của một số bệnh sau:

Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thận mạn. Theo Hiệp hội Đái tháo đường thế giới, khoảng 40% người mắc bệnh đái tháo đường diễn tiến sang bệnh thận mạn. Lượng đường trong máu cao làm tổn thương động mạch thận và các mạch máu nhỏ trong thận, khiến cơ quan này phải làm việc quá tải, lâu ngày dẫn đến suy thận. Ở người bệnh tiểu đường lâu năm, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao, vi khuẩn di chuyển ngược dòng nước tiểu tấn công, làm tổn thương thận, gây suy thận.

Cao huyết áp trong thời gian dài làm cho các mạch máu đến thận, bên trong thận bị tổn thương, không nhận đủ oxy và dưỡng chất để hoạt động hiệu quả. Mối quan hệ giữa suy thận và cao huyết áp là vòng luẩn quẩn. Bác sĩ Thanh giải thích cao huyết áp không được kiểm soát tốt làm tổn thương chức năng thận, dẫn đến suy thận. Mất khả năng ổn định huyết áp khiến bệnh trầm trọng hơn, kéo theo diễn tiến suy thận nhanh hơn.

Viêm cầu thận do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus, tự kháng thể... tấn công gây viêm tại các tiểu cầu và các mạch máu nhỏ trong thận, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lọc máu và điều hòa huyết áp của cơ quan này. Nếu không kịp thời điều trị, viêm cầu thận có thể dẫn đến suy thận mạn tính.

Viêm thận lupus là một trong các biến chứng nghiêm trọng, phổ biến nhất của lupus ban đỏ hệ thống - bệnh tự miễn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng, bao gồm thận. Viêm thận lupus xảy ra do các kháng thể được cơ thể tiết ra để chống lại các vật thể lạ xâm nhập, lắng đọng ở cầu thận, tạo ra phản ứng viêm. Kháng thể lắng đọng không ngừng phá hủy cấu trúc ở cầu thận, khiến thận suy giảm chức năng. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh nhanh chóng diễn tiến sang suy thận mạn.



Bác sĩ Kim Thanh điều chỉnh chỉ số trên máy chạy thận cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Bệnh thận IgA
hay bệnh Berger là nguyên nhân phổ biến gây viêm cầu thận. Bệnh xảy ra do sự tích tụ của globulin miễn dịch A (IgA) - một loại protein kháng thể - bên trong cầu thận, gây viêm và giảm khả năng lọc máu của thận. Tuy nhiên, bệnh thận IgA không được xếp vào loại bệnh tự miễn. Bệnh tiến triển chậm, ít biểu hiện sớm, người bệnh ít có dấu hiệu ảnh hưởng sức khỏe nên khó phát hiện. Nếu không điều trị, bệnh thận IgA diễn tiến nhanh sang .

Các bệnh tự miễn khác xảy ra do hệ miễn dịch sản xuất kháng thể tấn công chính các cơ quan trong cơ thể. Kháng thể di chuyển theo đường máu tới thận, lắng đọng ở cầu thận, ảnh hưởng đến chức năng, dẫn đến suy thận.

Thận ứ nước là tình trạng dòng nước tiểu bị tắc nghẽn, không thể thoát hết ra ngoài, trào ngược ứ đọng trong đài bể thận làm giãn thận và niệu quản - thận. Nước tiểu ứ đọng trong thận lâu ngày làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận, hình thành sỏi thận, teo nhu mô thận, suy giảm chức năng thận.

kích thước lớn di chuyển xuống niệu quản làm cản trở dòng nước tiểu gây ứ nước trên thận. Sỏi nhiễm trùng lâu ngày cũng gây nhiễm trùng thận, phá hủy nhu mô thận cũng có thể dẫn đến suy thận.

Thận đa nang là bệnh di truyền khiến các cụm u nang chứa đầy chất dịch lỏng phát triển bên trong thận, làm tăng kích thước thận, hỏng thận theo thời gian.

Hẹp động mạch thận là sự thu hẹp kích thước của động mạch mang máu đến thận, khiến oxy và chất dinh dưỡng không được cung cấp đủ, theo thời gian làm giảm khả năng lọc máu của thận. Nguyên nhân chính gây hẹp động mạch thận có thể do xơ vữa bởi sự tích tụ cholesterol hoặc loạn sản cơ (một đoạn mạch máu ngắn bị thu hẹp lại do thành mạch máu dày bất thường).

HIV/AIDS thường dẫn đến biến chứng suy thận mạn. Virus HIV di chuyển theo đường máu có thể làm tổn thương cầu thận, suy giảm khả năng lọc máu của thận.

khuyến cáo người mắc các bệnh trên cần thường xuyên kiểm tra chức năng thận để kịp thời phát hiện sớm các bất thường và có biện pháp điều trị kịp thời.

Thắng Vũ

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thận để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom