Những bài học ý nghĩa

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Ra mắt khán giả từ giữa tháng 5, sau khoảng mười suất diễn vào các dịp cuối tuần, đến nay, vở nhạc kịch “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” (tác giả: Nguyên Phương, đạo diễn: Lê Nguyên Đạt) của Sân khấu Sen Việt vẫn tạo được sức hút nhờ cách làm sáng tạo. Vở diễn khắc họa hình ảnh người anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản với lòng yêu nước mãnh liệt, quyết không chịu ngồi yên khi quê hương bị quân thù xâm chiếm.

Chọn nhân vật lịch sử quen thuộc đã xuất hiện trong rất nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn, điều Sen Việt khiến khán giả thích thú chính là cách kể câu chuyện không ít người đã “thuộc nằm lòng” bằng chất liệu độc đáo, vừa mới mẻ vừa đậm màu truyền thống.

Trong vở nhạc kịch này, gần 50 bài Lý dân ca Nam Bộ đã được Nghệ sĩ Ưu tú Võ Thanh Liêm hòa âm, phối khí tạo nên nét sinh động nhưng vẫn gần gũi, thân thương. Không cố đưa quá nhiều thông tin, chất liệu lịch sử khiến mọi thứ khô khan, rập khuôn, đạo diễn cùng tác giả vở nhạc kịch “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” chủ động thay đổi các tình tiết mang đến nhiều cảnh bất ngờ cho người xem. Tuy nhiên, yếu tố lịch sử và giáo dục luôn được nhấn mạnh xuyên suốt 90 phút biểu diễn.

Điều khiến đạo diễn Lê Nguyên Đạt và ê-kíp thực hiện vở nhạc kịch này xúc động nhất chính là sự hào hứng của khán giả nhí khi thưởng thức trọn vẹn một tác phẩm mang chủ đề lịch sử. Sân khấu đầy ắp người xem đến phút cuối cùng. Trước hoặc sau mỗi suất diễn, Sân khấu Sen Việt dành khoảng 30 phút để các nghệ sĩ tương tác, giao lưu cùng người xem nhằm lắng nghe cảm nhận và những ý kiến đóng góp của khán giả dành cho vở kịch. Ê-kíp ghi nhận thông tin, qua đó điều chỉnh sao cho suất diễn sau chất lượng hơn suất trước.

Đạo diễn Lê Nguyên Đạt chia sẻ: Bản thân ông cùng ê-kíp cảm thấy khá áp lực khi chọn thực hiện nhạc kịch lịch sử bằng chất liệu, phương thức mới. Tuy nhiên, khi suất diễn đầu tiên kết thúc cùng rất nhiều tràng pháo tay và lời động viên, khen ngợi, Sân khấu Sen Việt tin rằng họ đang chọn đúng hướng. “Nhạc kịch về chủ đề lịch sử và giáo dục sẽ tồn tại lâu dài trong kịch mục của Sân khấu Sen Việt nhằm mang đến những vở diễn chất lượng, có nội dung sâu sắc và dễ tiếp cận. Chúng tôi muốn tạo một ngân hàng vở diễn để các trường học lựa chọn khi có nhu cầu cho học sinh tìm hiểu, trải nghiệm về cải lương, nhạc kịch. Do vậy, mỗi vở phải được đầu tư kỹ lưỡng để đủ sức thu hút người xem bằng kịch bản hay, ca diễn ấn tượng, vũ đạo đẹp, đạo cụ bắt mắt”, đạo diễn Lê Nguyên Đạt cho hay. Nhóm khán giả mà Sân khấu Sen Việt ưu tiên nhắm tới là học sinh cấp 2, cấp 3 nhằm giúp các em hiểu rõ và thêm yêu lịch sử dân tộc cũng như điệu lý, câu hò.

Đến thời điểm hiện tại, Sen Việt đã có hợp đồng biểu diễn nhạc kịch “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” với một số trường học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục làm việc với các đơn vị khác để lan tỏa vở kịch vừa giành Huy chương Bạc tại Liên hoan Sân khấu về đề tài thiếu niên, nhi đồng năm 2024.

Vở kịch chào hè của Sân khấu Ban Mai cũng đang nhận về nhiều phản hồi tích cực từ người xem. Kịch thiếu nhi “Colora - Xứ sở rực rỡ” do đạo diễn Bảo Chu viết kịch bản và dàn dựng, đưa khán giả nhí đến với khu rừng 5.0 kỳ diệu, nơi công nghệ hòa quyện cùng thiên nhiên. Tại đây, các bé sẽ gặp gỡ chim mẹ Hoàng Yến, chim con Hoàng Kim và những người bạn rừng xanh đáng yêu.


Vở kịch xoay quanh câu chuyện đầy cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng và hành trình trưởng thành của chim con Hoàng Kim. Vở kịch ứng dụng công nghệ hình ảnh 3D tiên tiến trên sân khấu cùng âm nhạc được hòa âm phối khí chuyên nghiệp khiến không gian thưởng thức nghệ thuật trở nên sống động, độc đáo.

Trước, trong và sau vở diễn, các hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường được Sân khấu Ban Mai khéo léo thực hiện, tạo nên sân chơi vui nhộn, bổ ích cho các em thiếu nhi. Bỏ chai nước vừa uống xong vào chiếc lồng kim loại đặt trước sân khấu, vừa định quay đi, bé Nguyễn Minh Anh cùng mẹ ngạc nhiên khi nhận được một chậu sen đá rất xinh. Đó là món quà nhỏ mà Sân khấu Ban Mai dành tặng khán giả nhí có hành động bảo vệ môi trường. Các trò chơi tương tác trước suất diễn cũng xoay quanh kiến thức đơn giản, dễ ứng dụng để trẻ quan tâm nhiều hơn đến bảo vệ môi trường.

Chị Lê Thị Hồng, mẹ bé Minh Anh vui vẻ cho hay: “Con trai tôi rất thích những trò chơi tương tác liên quan đến bảo vệ môi trường do sân khấu tạo ra. Sau khi xem kịch, bé càng thích hơn. Là phụ huynh, chúng tôi thấy an tâm khi ngày càng nhiều loại hình nghệ thuật lồng ghép các bài học giáo dục giúp trẻ vừa chơi, vừa học”.

Không chỉ lồng ghép khéo léo các nội dung về bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống và động vật hoang dã trong suốt 90 phút biểu diễn, phần trang trí sân khấu được làm từ rác thải nhựa của Sân khấu Ban Mai khiến người xem rất thích thú. Muốn tạo ấn tượng với khán giả nhí, đạo diễn Bảo Chu đã tự làm khó chính mình và ê-kíp khi quyết định thực hiện cảnh trí, đạo cụ hoàn toàn từ rác thải nhựa. Công đoạn lên ý tưởng thiết kế, thu thập, xử lý và phân loại rác chiếm rất nhiều thời gian, công sức.

Đạo diễn Bảo Chu đã truyền cảm hứng, tạo động lực để các thành viên cùng chung tay thực hiện mô hình tái chế ấn tượng này. Anh cho biết: “Thời gian tới Sân khấu Ban Mai sẽ tích hợp thêm nhiều hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong từng suất diễn”

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom