Nhồi máu cơ tim có mổ u giáp được không?

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Ba tôi 71 tuổi, bị nhồi máu cơ tim đã đặt stent, nay phát hiện ung thư tuyến giáp, có mổ được không? (Huỳnh Bách, TP HCM)


Trả lời:

Phẫu thuật cắt tuyến giáp là phương pháp chính trong điều trị ung thư tuyến giáp, giúp loại bỏ khối u tuyến giáp ác tính, giảm nguy cơ di căn, tiến triển của bệnh. Phương pháp này cũng cải thiện triệu chứng do khối u gây ra như khó nuốt, căng tức cổ, đánh giá chính xác giai đoạn bệnh, kế hoạch điều trị tiếp theo, giảm nguy cơ biến chứng.

Ba bạn bị nhồi máu cơ tim đã đặt stent. Trước khi đưa ra phương án điều trị ung thư tuyến giáp, bác sĩ cần xác định thời gian, biến chứng hậu nhồi máu cơ tim như suy tim, loạn nhịp tim, tình trạng sức khỏe tổng thể, sức khỏe tim mạch sau khi đặt stent. Bác sĩ cũng cân nhắc giai đoạn và mức độ tiến triển của ung thư tuyến giáp, rủi ro và lợi ích của phẫu thuật... Thông thường, bệnh nhân đã đặt stent nên chờ ít nhất 6 tháng đến một năm trước khi thực hiện các phẫu thuật không khẩn cấp để giảm biến cố tim mạch trong và sau mổ.

Một số trường hợp chống chỉ định hoặc cần cân nhắc trước khi phẫu thuật tuyến giáp gồm:

Bệnh lý tim mạch nặng: Người mắc bệnh tim nặng như suy tim, nhồi máu cơ tim gần đây, rối loạn nhịp tim... nếu phẫu thuật tuyến giáp có thể làm trầm trọng thêm tình trạng.

Suy hô hấp nặng: Mổ tuyến giáp chống chỉ định với người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản hoặc suy hô hấp nặng.

Thể trạng kém: Nếu bệnh nhân quá yếu, suy dinh dưỡng hoặc có bệnh lý nặng khác đi kèm, khả năng chịu đựng một ca phẫu thuật lớn như mổ giáp kém, quá trình hồi phục kéo dài, tiềm ẩn nhiều biến chứng hơn.

Ung thư đã di căn xa: Trường hợp ác tính di căn rộng, không thể cắt bỏ hoàn toàn. Lúc này, phẫu thuật không mang lại lợi ích, dễ gây biến chứng.

Bệnh nhân từ chối phẫu thuật: Khi người bệnh không muốn hoặc không đồng ý thực hiện phẫu thuật, bác sĩ cân nhắc các phương pháp điều trị hỗ trợ khác như điều trị nội khoa, xạ trị, iốt phóng xạ.



Bác sĩ phẫu thuật điều trị ung thư tuyến giáp cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh


Nếu ba bạn bị nhồi máu cơ tim đã lâu, không có biến chứng tim mạch, thể trạng hiện tại tốt thì có thể phẫu thuật loại bỏ ung thư tuyến giáp. Khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM từng phẫu thuật tuyến giáp cho nhiều trường hợp có bệnh nền phức tạp được điều trị ổn định trước mổ.

Phẫu thuật tuyến giáp chống chỉ định với bệnh nhân mới bị nhồi máu cơ tim, sức khỏe chưa hồi phục hoặc có biến chứng tim mạch. Vì phẫu thuật làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, tái phát nhồi máu cơ tim và nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật cao hơn. Phẫu thuật cũng có thể gây phản ứng tăng áp lực lên tim, làm tăng nhu cầu oxy của tim, có thể dẫn đến tái phát , nhất là ở bệnh nhân tổn thương cơ tim nặng trước đó.

Bệnh nhân dễ gặp biến chứng chung của phẫu thuật tuyến giáp như chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, tổn thương thần kinh quặc ngược thanh quản, ảnh hưởng đến giọng nói, khả năng nuốt thức ăn, hạ canxi máu và tái phát ung thư.

BS.CKI Trần Quốc Hoài
Khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM


Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tim mạch để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom