1.Hai năm, họa sĩ Trịnh Tú rời xa cõi tạm, nhưng trong ký ức của những bạn bè, đồng nghiệp, họ vẫn nhớ về ông bằng những tình cảm ấm áp, yêu thương. Mới đây, bạn bè và gia đình đã cùng nhau xuất bản cuốn sách "Họa sĩ Trịnh Tú, nói chuyện với hình sắc" tập hợp những bài viết của ông về nghệ thuật thời ông làm ở Báo Lao động. Sinh thời, Trịnh Tú chưa bao giờ nghĩ đến điều này. Cuốn sách, là cách bạn bè và gia đình nhớ về ông, như ông vẫn hiện diện trong đời sống này.
Họa sĩ Trịnh Tú.
Cuốn sách được chọn lọc trong hàng trăm bài báo của ông in rải rác trên các báo từ những năm 97 thế kỷ trước đến trước khi ông mất, đa phần đều được in trên Báo Lao động và Lao động cuối tuần. Chương I tập hợp các bài ông viết về hội họa/ mỹ thuật, các họa sĩ/ nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho mỹ thuật nước nhà. Chương II là các bài viết về các thể loại khác ngoài hội họa như nhiếp ảnh, chân dung một số văn nghệ sĩ. Phần Phụ lục chọn in một số tác phẩm ông vẽ chân dung bạn bè, đa phần là tĩnh vật và chân dung, hai thể loại ông yêu thích.
Chủ biên của cuốn sách, họa sĩ Lê Thiết Cương đã cùng gia đình và những người bạn thân thiết của họa sĩ Trịnh Tú sưu tầm các bài viết của ông. Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, đó là những bài viết của một người có kiến thức, trải đời, trải nghề và có tấm lòng với bạn bè, đồng nghiệp. Đó còn là những bài viết "có văn," ngoài chuyện bình tranh thì còn có văn chương, ý tứ. "Ấy là chưa kể, người viết Trịnh Tú cũng là người vẽ, khác với những người viết về tranh mà không vẽ. Bên cạnh chuyện về một họa sĩ, một triển lãm hoặc một trào lưu hội họa bao giờ cũng có thêm những câu chuyện hậu trường, chuyện 'mặt sau của tấm toan', bên lề bức tranh, mà chỉ người trong nghề mới nhìn ra" - họa sĩ Lê Thiết Cương nhận định.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều dành rất nhiều tình cảm và sự trân quý cho Trịnh Tú, bởi ông đánh giá, Trịnh Tú và cái chất lịch lãm, hào hoa ấy là "di sản sống" của Hà Nội, đang biến mất cùng thời gian. Ông chia sẻ: "Nếu văn hóa Hà Nội là một bình gốm thì bình gốm ấy đã bị vỡ rồi, Trịnh Tú là một mảnh vỡ đã bị văng ra, rất cô đơn. Khi ngồi giữa đám đông mọi người, dù 3 hay 5, 7 người tôi vẫn cảm nhận được nỗi cô đơn của Trịnh Tú, dường như ông thấy mình đi lạc ra khỏi đời sống của đô thị đương đại, quá chật chội, quá khắc nghiệt. Tâm hồn Trịnh Tú, từ cách ăn, cách nói, cách nâng một ly rượu, ăn một món ăn đều mang đầy phong vị Hà Nội. Một vẻ đẹp rất cô đơn. Tôi nghĩ, không biết đến bao giờ chúng ta mới bắt gặp được một mảnh ghép như thế, một Trịnh Tú hào hoa, thanh lịch của đất Tràng An. Những người Hà Nội xưa, họ là những di sản sống của Hà Nội, truyền tải những vẻ đẹp, giá trị văn hóa của Hà Nội đã dần thưa vắng…".
2.Họa sĩ Trịnh Tú sinh ra trong một gia đình có truyền thống về nghệ thuật, thân sinh ông là cụ Trịnh Hữu Ngọc, là sinh viên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và là nhà thiết kế nội thất với thương hiệu nổi tiếng Mémo lừng danh của thế kỷ 20. Anh chị em của ông đều là các họa sĩ/nghệ sĩ có tiếng. Các chị em gái của Trịnh Tú đều là những nghệ sĩ trình diễn piano. Trong đó có bà Trịnh Thị Nhàn đã đi vào câu thơ của Phan Vũ "tiếng dương cầm trong căn nhà đổ". Anh trai Trịnh Tú là họa sĩ, dịch giả, tác giả Trịnh Lữ.
Qua những thăng trầm dâu bể, hội họa chưa bao giờ rời xa ông. Trịnh Tú theo học dở dang Đại học Mỹ thuật. Giữa lúc dang dở đường học hành, giáo sư - bác sĩ Tôn Thất Tùng - người bạn thân thiết của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc đã nhận Trịnh Tú về làm trợ lý, vẽ minh họa cho sách giải phẫu gan của ông.
Sau này, ông có 20 năm làm ở Báo Lao động, phụ trách việc viết phê bình mỹ thuật và vẽ tranh minh họa/ biếm họa cho báo. Viết và vẽ song hành, các bài viết của ông thể hiện một bề dày kiến thức và văn hóa. Với lối viết bay bổng và lãng mạn, cùng sự cẩn trọng trong con chữ, các bài viết của ông được đông đảo bạn đọc và bạn bè văn nghệ sĩ yêu mến.
Một góc triển lãm của họa sĩ Trịnh Tú.
Con gái ông, họa sĩ trẻ tài năng Trịnh Cẩm Nhi chia sẻ: "Khi về hưu, ông bắt đầu một hành trình mới trong nghệ thuật với niềm cảm hứng dồi dào, khác lạ. Ông dành toàn bộ thời gian cho việc vẽ, ông vẽ lại từ ký ức những cảnh vật, những bóng dáng phụ nữ như trôi lơ lửng trong một thứ ánh sáng trong trẻo và mơ màng. Tranh phong cảnh của ông mở ra một vùng kỷ niệm về làng quê Bắc Bộ với ruộng lúa, bóng núi, mái nhà và những người phụ nữ ông yêu thì luôn mang một vẻ đẹp tròn đầy, bình an. Họa sĩ Trịnh Tú đã để lại một gia tài hội họa vô cùng lãng mạn và đó là lời chúc tốt lành của ông đến với mọi người".
Vẽ, với Trịnh Tú là tình yêu. Họa sĩ Lê Thiết Cương chia sẻ về triển lãm đầu tiên của Trịnh Tú sau một hành trình vẽ: "Với họa sĩ Trịnh Tú, quan trọng là cách đặt câu hỏi, nên mấy chục năm đã qua của anh suy cho cùng là quãng đường đi tìm câu hỏi và khi đã tìm ra, khi đã có câu hỏi, khi đã qua cái vũ môn cực nhọc ấy thì hôm nay vẽ sẽ là một điều giản dị, tự nhiên. Cho nên xem tranh của Trịnh Tú, người ra không còn thấy những nỗ lực, những cầu kỳ, những khổ ải, những hành nghề. Khi cực nhọc đã nằm ở đoạn trường đi tìm câu hỏi thì câu trả lời của Trịnh Tú trở nên đầy thong thả, đầy chia sẻ, an lành”.
Trong đời thường, Trịnh Tú là một người sống tình cảm/tình nghĩa với bạn bè. Bà Trịnh Thị Nhã, em gái của Trịnh Tú nói rằng: "Anh tôi đã sống một cuộc đời bằng tình yêu thương sâu đậm, rộng lớn với bạn bè, những người cùng thời, những Đỗ Dũng, Trần Lưu Hậu, Bảo Toàn… Anh không chỉ xem tranh để viết mà còn lắng nghe chia sẻ của họ. Tôi chứng kiến những lúc anh mệt lắm, đau đớn lắm, cuộc sống bộn bề nhưng khi có bạn đến nhà cần là anh giúp ngay với tất cả những khả năng có thể. Anh còn là người chịu khó lắng nghe những chia sẻ mà bạn bè cần đến, không phải để làm cho bạn bè ngưỡng mộ mình mà là sự thấu hiểu, đồng cảm. Khi có thời gian để vẽ anh bảo tôi rằng, đây mới thực sự là điều anh thích, được làm công việc đúng chất của mình, mới là chính mình. Anh có thể ngồi vẽ suốt 6-7 tiếng đồng hồ, bật nhạc rất to, anh thích nhất là bản symphony của Beethoven".
Còn với nhạc sĩ Thụy Kha, Trịnh Tú là một "bạn rượu" chí cốt, luôn có mặt trong mọi cuộc vui của bạn bè văn nghệ Hà Nội. Ông kể, lạ là, thời đó không có điện thoại, nhưng rất hay gặp nhau, đó là những cuộc tụ bạ bạn bè, những Đặng Đình Hưng, Văn Cao, Thái Bá Vân, Cao Xuân Hạo, Từ Chi, rồi Nguyễn Sáng… Cuộc nào cũng có Trịnh Tú. Và trong thời bao cấp đói nghèo ấy, với vị trí trợ lý của bác sĩ Tôn Thất Tùng, ông trở thành một người luôn bận rộn với những việc thiện tâm, giúp đỡ bạn bè. Những Văn Cao, Đặng Đình Hưng, Lâm Thị Mỹ Dạ đều có bàn tay giúp đỡ nhiệt thành của Trịnh Tú để đi qua bệnh tật…
Và "Những ngày mùa thu 1983 là những ngày quần tụ đặc biệt của bạn bè Hà Nội với Trịnh Công Sơn. Ở cuộc nào cũng không thiếu vắng Trịnh Tú. Trong một hoàng hôn lên uống ở căn gác nhà tôi do Trịnh Tú đưa tới, Trịnh Công Sơn đã nhìn những mái phố cổ lô xô như sóng bên cạnh Trịnh Tú và đã "nhặt' được thi ảnh ‘mái ngói thâm nâu’ vào ca khúc "Nhớ mùa thu Hà Nội" của mình” - nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha kể về những ký ức xa xưa, một ký ức đẹp về người bạn vong niên, về một thời của Hà Nội đã dần vắng bóng.
Xem tiếp...
Họa sĩ Trịnh Tú.
Cuốn sách được chọn lọc trong hàng trăm bài báo của ông in rải rác trên các báo từ những năm 97 thế kỷ trước đến trước khi ông mất, đa phần đều được in trên Báo Lao động và Lao động cuối tuần. Chương I tập hợp các bài ông viết về hội họa/ mỹ thuật, các họa sĩ/ nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho mỹ thuật nước nhà. Chương II là các bài viết về các thể loại khác ngoài hội họa như nhiếp ảnh, chân dung một số văn nghệ sĩ. Phần Phụ lục chọn in một số tác phẩm ông vẽ chân dung bạn bè, đa phần là tĩnh vật và chân dung, hai thể loại ông yêu thích.
Chủ biên của cuốn sách, họa sĩ Lê Thiết Cương đã cùng gia đình và những người bạn thân thiết của họa sĩ Trịnh Tú sưu tầm các bài viết của ông. Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, đó là những bài viết của một người có kiến thức, trải đời, trải nghề và có tấm lòng với bạn bè, đồng nghiệp. Đó còn là những bài viết "có văn," ngoài chuyện bình tranh thì còn có văn chương, ý tứ. "Ấy là chưa kể, người viết Trịnh Tú cũng là người vẽ, khác với những người viết về tranh mà không vẽ. Bên cạnh chuyện về một họa sĩ, một triển lãm hoặc một trào lưu hội họa bao giờ cũng có thêm những câu chuyện hậu trường, chuyện 'mặt sau của tấm toan', bên lề bức tranh, mà chỉ người trong nghề mới nhìn ra" - họa sĩ Lê Thiết Cương nhận định.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều dành rất nhiều tình cảm và sự trân quý cho Trịnh Tú, bởi ông đánh giá, Trịnh Tú và cái chất lịch lãm, hào hoa ấy là "di sản sống" của Hà Nội, đang biến mất cùng thời gian. Ông chia sẻ: "Nếu văn hóa Hà Nội là một bình gốm thì bình gốm ấy đã bị vỡ rồi, Trịnh Tú là một mảnh vỡ đã bị văng ra, rất cô đơn. Khi ngồi giữa đám đông mọi người, dù 3 hay 5, 7 người tôi vẫn cảm nhận được nỗi cô đơn của Trịnh Tú, dường như ông thấy mình đi lạc ra khỏi đời sống của đô thị đương đại, quá chật chội, quá khắc nghiệt. Tâm hồn Trịnh Tú, từ cách ăn, cách nói, cách nâng một ly rượu, ăn một món ăn đều mang đầy phong vị Hà Nội. Một vẻ đẹp rất cô đơn. Tôi nghĩ, không biết đến bao giờ chúng ta mới bắt gặp được một mảnh ghép như thế, một Trịnh Tú hào hoa, thanh lịch của đất Tràng An. Những người Hà Nội xưa, họ là những di sản sống của Hà Nội, truyền tải những vẻ đẹp, giá trị văn hóa của Hà Nội đã dần thưa vắng…".
2.Họa sĩ Trịnh Tú sinh ra trong một gia đình có truyền thống về nghệ thuật, thân sinh ông là cụ Trịnh Hữu Ngọc, là sinh viên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và là nhà thiết kế nội thất với thương hiệu nổi tiếng Mémo lừng danh của thế kỷ 20. Anh chị em của ông đều là các họa sĩ/nghệ sĩ có tiếng. Các chị em gái của Trịnh Tú đều là những nghệ sĩ trình diễn piano. Trong đó có bà Trịnh Thị Nhàn đã đi vào câu thơ của Phan Vũ "tiếng dương cầm trong căn nhà đổ". Anh trai Trịnh Tú là họa sĩ, dịch giả, tác giả Trịnh Lữ.
Qua những thăng trầm dâu bể, hội họa chưa bao giờ rời xa ông. Trịnh Tú theo học dở dang Đại học Mỹ thuật. Giữa lúc dang dở đường học hành, giáo sư - bác sĩ Tôn Thất Tùng - người bạn thân thiết của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc đã nhận Trịnh Tú về làm trợ lý, vẽ minh họa cho sách giải phẫu gan của ông.
Sau này, ông có 20 năm làm ở Báo Lao động, phụ trách việc viết phê bình mỹ thuật và vẽ tranh minh họa/ biếm họa cho báo. Viết và vẽ song hành, các bài viết của ông thể hiện một bề dày kiến thức và văn hóa. Với lối viết bay bổng và lãng mạn, cùng sự cẩn trọng trong con chữ, các bài viết của ông được đông đảo bạn đọc và bạn bè văn nghệ sĩ yêu mến.
Một góc triển lãm của họa sĩ Trịnh Tú.
Con gái ông, họa sĩ trẻ tài năng Trịnh Cẩm Nhi chia sẻ: "Khi về hưu, ông bắt đầu một hành trình mới trong nghệ thuật với niềm cảm hứng dồi dào, khác lạ. Ông dành toàn bộ thời gian cho việc vẽ, ông vẽ lại từ ký ức những cảnh vật, những bóng dáng phụ nữ như trôi lơ lửng trong một thứ ánh sáng trong trẻo và mơ màng. Tranh phong cảnh của ông mở ra một vùng kỷ niệm về làng quê Bắc Bộ với ruộng lúa, bóng núi, mái nhà và những người phụ nữ ông yêu thì luôn mang một vẻ đẹp tròn đầy, bình an. Họa sĩ Trịnh Tú đã để lại một gia tài hội họa vô cùng lãng mạn và đó là lời chúc tốt lành của ông đến với mọi người".
Vẽ, với Trịnh Tú là tình yêu. Họa sĩ Lê Thiết Cương chia sẻ về triển lãm đầu tiên của Trịnh Tú sau một hành trình vẽ: "Với họa sĩ Trịnh Tú, quan trọng là cách đặt câu hỏi, nên mấy chục năm đã qua của anh suy cho cùng là quãng đường đi tìm câu hỏi và khi đã tìm ra, khi đã có câu hỏi, khi đã qua cái vũ môn cực nhọc ấy thì hôm nay vẽ sẽ là một điều giản dị, tự nhiên. Cho nên xem tranh của Trịnh Tú, người ra không còn thấy những nỗ lực, những cầu kỳ, những khổ ải, những hành nghề. Khi cực nhọc đã nằm ở đoạn trường đi tìm câu hỏi thì câu trả lời của Trịnh Tú trở nên đầy thong thả, đầy chia sẻ, an lành”.
Trong đời thường, Trịnh Tú là một người sống tình cảm/tình nghĩa với bạn bè. Bà Trịnh Thị Nhã, em gái của Trịnh Tú nói rằng: "Anh tôi đã sống một cuộc đời bằng tình yêu thương sâu đậm, rộng lớn với bạn bè, những người cùng thời, những Đỗ Dũng, Trần Lưu Hậu, Bảo Toàn… Anh không chỉ xem tranh để viết mà còn lắng nghe chia sẻ của họ. Tôi chứng kiến những lúc anh mệt lắm, đau đớn lắm, cuộc sống bộn bề nhưng khi có bạn đến nhà cần là anh giúp ngay với tất cả những khả năng có thể. Anh còn là người chịu khó lắng nghe những chia sẻ mà bạn bè cần đến, không phải để làm cho bạn bè ngưỡng mộ mình mà là sự thấu hiểu, đồng cảm. Khi có thời gian để vẽ anh bảo tôi rằng, đây mới thực sự là điều anh thích, được làm công việc đúng chất của mình, mới là chính mình. Anh có thể ngồi vẽ suốt 6-7 tiếng đồng hồ, bật nhạc rất to, anh thích nhất là bản symphony của Beethoven".
Còn với nhạc sĩ Thụy Kha, Trịnh Tú là một "bạn rượu" chí cốt, luôn có mặt trong mọi cuộc vui của bạn bè văn nghệ Hà Nội. Ông kể, lạ là, thời đó không có điện thoại, nhưng rất hay gặp nhau, đó là những cuộc tụ bạ bạn bè, những Đặng Đình Hưng, Văn Cao, Thái Bá Vân, Cao Xuân Hạo, Từ Chi, rồi Nguyễn Sáng… Cuộc nào cũng có Trịnh Tú. Và trong thời bao cấp đói nghèo ấy, với vị trí trợ lý của bác sĩ Tôn Thất Tùng, ông trở thành một người luôn bận rộn với những việc thiện tâm, giúp đỡ bạn bè. Những Văn Cao, Đặng Đình Hưng, Lâm Thị Mỹ Dạ đều có bàn tay giúp đỡ nhiệt thành của Trịnh Tú để đi qua bệnh tật…
Và "Những ngày mùa thu 1983 là những ngày quần tụ đặc biệt của bạn bè Hà Nội với Trịnh Công Sơn. Ở cuộc nào cũng không thiếu vắng Trịnh Tú. Trong một hoàng hôn lên uống ở căn gác nhà tôi do Trịnh Tú đưa tới, Trịnh Công Sơn đã nhìn những mái phố cổ lô xô như sóng bên cạnh Trịnh Tú và đã "nhặt' được thi ảnh ‘mái ngói thâm nâu’ vào ca khúc "Nhớ mùa thu Hà Nội" của mình” - nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha kể về những ký ức xa xưa, một ký ức đẹp về người bạn vong niên, về một thời của Hà Nội đã dần vắng bóng.
Xem tiếp...