Nhiều sáng kiến giữ đại dương xanh

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Một buổi sáng đầu tháng 7, chúng tôi theo ghe của đội thợ lặn thuộc Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định để vớt rác thải dưới vùng biển Hòn Khô Tây, xã Nhơn Hải. Đây là công việc định kỳ mỗi tuần một lần của nhóm thợ này.

Nhiều sáng kiến giữ đại dương xanh- Ảnh 1.


Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải dọn rác dưới đáy biển


Bảo tồn hệ sinh thái ven bờ

Khoảng hơn 2 giờ hoạt động dưới biển, đội thợ lặn quay về ghe với bao rác nặng 20 kg, gồm vỏ lon, giẻ bùi nhùi, bao bì nhựa cùng nhiều loại rác thải khác. Khi đã đưa được rác thải lên bờ, các thành viên Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải tiến hành phân loại rác rồi cho vào các phuy đã chuẩn bị sẵn để chờ phân loại, xử lý.

Anh Phan Văn Bang, thành viên Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải, cho biết rác thải khó tiêu hủy dồn ứ dưới đáy biển rất nhiều. Thời gian đầu, lượng rác thải nhặt được ở khu vực biển trong xã Nhơn Hải rất lớn. Các loại rác này phủ lên san hô không chỉ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của san hô mà còn đe dọa môi trường sống của loài rùa biển.

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, cho biết việc thu gom rác thải dưới đáy biển định kỳ mỗi tuần một lần của Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn hệ sinh thái ven bờ, nhất là bảo đảm cho hệ sinh thái san hô ở địa phương được phát triển. Việc làm này cũng góp phần lan tỏa đến người dân và du khách về ý thức bảo vệ môi trường biển và hạn chế việc xả thải xuống khu vực rạn san hô đang được bảo vệ. "Đối với du khách khi đến du lịch ở khu vực biển Nhơn Hải, chính quyền địa phương cũng đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền để mọi người không vứt rác xuống biển, đồng thời bố trí các thùng rác dọc bờ biển để du khách tiện bỏ rác vào" - ông Nam nhấn mạnh.

Nhiều sáng kiến giữ đại dương xanh- Ảnh 2.


Ngư dân Bình Định đưa rác thải về bờ sau chuyến đánh bắt


Góp phần làm sạch đại dương

Không chỉ trên bãi biển và các khu vực biển gần bờ, thời gian gần đây, người dân Bình Định còn có những hoạt động góp phần làm sạch môi trường vùng biển ngoài khơi. Cụ thể, hàng trăm tàu cá của Bình Định trở về bờ, ngoài hải sản đánh bắt được, ngư dân còn mang theo những túi rác nhựa thải trong quá trình hoạt động trên biển.

Theo ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Ban Quản lý cảng cá Bình Định, thời gian qua có rất nhiều tàu cá khi đánh bắt trở về đã mang theo những túi rác thải. Khi tàu cá cập cảng, qua báo cáo của ngư dân, tổ thu gom rác thải nhựa cảng cá Quy Nhơn sẽ xuống tiếp nhận, tiến hành cân ký để thu mua cho ngư dân; sau đó đem về phân loại, ép lại và bán cho các cơ sở sản xuất vật liệu nhựa để tái chế.

TS Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định, cho biết trước đây, đa số tàu cá của ngư dân địa phương ra khơi đều có thói quen xả thẳng rác thải xuống biển. Ước tính, mỗi tàu phát thải khoảng 8-12 kg rác thải nhựa trong một chuyến biển. Với hơn 3.200 tàu đánh cá của ngư dân Bình Định hoạt động vùng khơi, hàng chục tấn rác đã thải xả xuống đại dương qua mỗi chuyến đi biển của họ.

Từ thực tế nêu trên, TS Trần Văn Vinh đã đưa ra sáng kiến quản lý rác thải nhựa, chế tạo giỏ đựng rác trên tàu cá. Mô hình nằm trong khuôn khổ phi dự án "Thí điểm các mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải ngành thủy sản nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại TP Quy Nhơn", do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tài trợ.

Từ mô hình này, TS Trần Văn Vinh cũng nghiên cứu dụng cụ đựng rác thải, phù hợp với điều kiện thực tế trên biển. Đó là những chiếc túi lưới có dạng hình phễu, tiện lợi với ngư dân, có thể chịu được sóng gió trên biển mà không bị vỡ hoặc văng mất, có thể xếp gọn lại. Cuối năm 2023, trên 200 tàu cá tỉnh Bình Định được đưa vào thí điểm triển khai mô hình trên.

Ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, cho biết địa phương hiện có 5.955 tàu cá với chiều dài từ 6 m trở lên, trong đó có 3.243 chiếc khai thác xa bờ. Giai đoạn 2024-2025, Bình Định đặt mục tiêu có 70% ngư dân được tuyên truyền, tập huấn về kỹ năng quản lý, hành động giảm thiểu rác nhựa đại dương; 50% tàu cá khai thác thủy sản thu gom rác thải nhựa trong chuyến đánh bắt trên biển mang về bờ để tái chế; xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu về rác thải nhựa đại dương của tàu cá. Đến năm 2030, 100% tàu cá, ngư dân đánh bắt trên biển tổ chức thu gom rác nhựa mang về bờ, tập trung tại các điểm thu gom rác ở cảng cá để phục tái chế.

Trước mắt, Bình Định áp dụng quy định đối với các chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên tàu cá có chiều dài 15 m trở lên tham gia mô hình thu gom, mang rác thải nhựa trên biển về bờ tại các cảng cá: Quy Nhơn, Tam Quan Nam, Đề Gi. Các cảng cá sẽ phát triển hạ tầng, nhân lực thu gom, tái chế rác nhựa. Về lâu dài, Bình Định sẽ áp dụng các quy định mới để ràng buộc trách nhiệm chống thải rác nhựa xuống đại dương đến tất cả ngư dân và sản lượng hải sản đánh bắt.


Giáo dục ý thức từ tuổi nhỏ

Tại bãi biển Quy Hòa, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, nhóm 5Rs superman Quy Nhơn tổ chức định kỳ nhặt rác, dọn vệ sinh, làm sạch bãi biển với sự tham gia của hơn 200 em nhỏ và phụ huynh trên địa bàn TP Quy Nhơn.

Ngoài hoạt động nhặt rác và dọn vệ sinh bãi biển, nhóm 5Rs superman Quy Nhơn còn tổ chức chương trình quầy hàng sản phẩm tái chế và đồ dùng học tập cũ. Hoạt động này nhằm nâng cao ý thức về giảm thiểu chất thải nhựa; giúp các đồ dùng học tập cũ được sử dụng hiệu quả và có ích hơn.

Theo các thành viên trong nhóm 5Rs superman Quy Nhơn, hoạt động nhặt rác, dọn dẹp vệ sinh bãi biển được nhóm này tổ chức hằng tháng tại nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn TP Quy Nhơn.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom