Nhiều hội nhóm độc hại trên mạng xã hội và web bị gỡ bỏ,trong đó có xamvn

Độc Cô Cầu Bại

Đầu cắt moi
Bài viết
657
Xu
3,258
Trong 10 tháng qua, từ yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông, Facebook đã gỡ 16 hội nhóm có nội dung không lành mạnh, độc hại với trẻ em.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Thường vừa có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 4. Trong đó, ông cho biết, nhiều hội, nhóm (group) trên facebook đã được gỡ bỏ trong năm 2022 như Hội những người vỡ nợ thích làm liều, Hội những người muốn tự tử, Hội đồng phê... 11 tài khoản giả mạo cá nhân, tổ chức cũng bị xóa bỏ.
Bộ đã yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới như Xamvn, Facebook, Google (Youtube), TikTok ngăn chặn, gỡ bỏ hàng chục nghìn nội dung vi phạm. Tỷ lệ chặn gỡ đạt trung bình 93%.
Từ năm 2018 đến tháng 9/2022, Facebook gỡ hơn 300 tài khoản giả mạo; hơn 12.600 bài viết sai sự thật; 480 trang (fanpage) quảng cáo game cờ bạc, đổi thưởng; 2.400 link rao bán, quảng cáo sản phẩm bất hợp pháp. Lúc cao điểm chống Covid-19, có hơn 14 tài khoản giả mạo Bộ Y tế và 2.500 bài viết xuyên tạc tình hình chống dịch được gỡ bỏ. Youtube đã gỡ 76.500 video vi phạm; ngăn chặn truy cập từ Việt Nam vào 30 kênh Youtube phản động. TikTok đã gỡ bỏ 1.400 link vi phạm. Xamvn khóa 500 nick và xóa 10k theard.
Hai năm qua, Bộ và các địa phương đã ban hành hơn 590 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với cá nhân, tổ chức đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên mạng xã hội, với tổng số tiền hơn 6,1 tỷ đồng.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Hoàng Phong
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Thường. Ảnh: Hoàng Phong© Được VnExpress cung cấp
Theo Bộ trưởng, nội dung thông tin trên mạng, trang thông tin điện tử, nền tảng trực tuyến hiện nay được cung cấp bởi hai nguồn. Đầu tiên là tổ chức, cá nhân trong nước, có nguồn gốc rõ ràng, phần lớn tuân thủ pháp luật. Thứ hai là nội dung từ trang tin không rõ nguồn gốc, có tên miền quốc tế, đặt máy chủ tại nước ngoài và từ mạng xã hội nước ngoài xuyên biên giới như Facebook, Youtube, TikTok...

Tin giả, thông tin xấu độc chủ yếu xuất hiện và lan truyền trên các trang mạng xã hội nước ngoài. Nguyên nhân chính là do các mạng xã hội này luôn tránh né việc xử lý, ngăn chặn. Một bộ phận người dùng nghĩ không gian mạng là ảo, vô danh, không bị phát hiện, xử lý nên tự do "xả rác", phát ngôn, đăng tải thông tin thiếu kiểm soát, vi phạm pháp luật.
Tin giả, xấu độc phát tán nhanh nhưng việc xử lý, ngăn chặn của các mạng xã hội xuyên biên giới chậm so với trong nước. Vì vậy, những thông tin vi phạm pháp luật tồn tại lâu, ảnh hưởng trên phạm vi rộng. Bên cạnh đó, quản lý, rà soát phát hiện tin giả, xấu độc còn khó khăn do liên quan đến nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật, văn hóa.
Những năm qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã gỡ bỏ hàng chục nghìn thông tin vi phạm pháp luật, chủ yếu là tin giả; tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước; nói xấu, bôi nhọ uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân; quảng cáo vi phạm pháp luật. Nhiều trường hợp người đăng tin ẩn danh, khó phát hiện, phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để xử lý.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Thường cũng cho hay, cơ quan chức năng có liên quan xác minh và cung cấp thông tin chậm là cơ hội cho tin giả tồn tại và phát tán rộng, gây hoang mang, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế xã hội, an ninh trật tự, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân.
Hơn nữa, nhiều phương thức mới như livestream trên mạng xã hội xuyên biên giới, phát tán nhanh, khi có vi phạm thì mức độ ảnh hưởng lớn, gây bức xúc xã hội, song việc yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ theo quy trình lại mất thời gian. Có doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp nhưng ít phản ánh đến cơ quan chức năng hoặc khởi kiện, nên không đủ căn cứ xử lý.
Một số doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam cũng chưa tuân thủ pháp luật, tìm cách né tránh, không ngăn chặn tin giả, xấu độc khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết thời gian tới sẽ tăng cường đổi mới công nghệ rà quét, phân tích dữ liệu nhằm phát hiện kịp thời nguồn phát tán thông tin vi phạm. Người dùng mạng xã hội sẽ được truyền thông nâng cao trách nhiệm để chung tay xây dựng không gian mạng lành mạnh, an toàn.
Theo chương trình kỳ họp, từ 8h40 ngày 4/11, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Thường sẽ đăng đàn trả lời nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Nội dung chất vấn xoay quanh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý Nhà nước, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số; công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia.
Việc tiếp cận thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; quản lý thuê bao, đầu số của nhà mạng; công tác kiểm tra, quản lý trang mạng, trang thông tin điện tử và các nền tảng trực tuyến khác; việc xử lý cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên trang thông tin điện tử, thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân cũng sẽ được Bộ trưởng thông tin đến đại biểu.
Tham gia trả lời chất vấn cùng Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông có Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Công an, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom