Nhiều chính sách đặc thù giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách đặc thù dành cho đồng bào DTTS của Đảng và Nhà nước luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Bạc Liêu quan tâm chỉ đạo thực hiện kịp thời, chặt chẽ và phát huy hiệu quả, trong đó đáng chú ý là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025. Tính riêng giai đoạn 2022-2023, từ nguồn vốn phân bổ của Trung ương và ngân sách đối ứng của địa phương, tỉnh Bạc Liêu đã giải ngân gần 42 tỷ đồng đầu tư vào xây dựng hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, nhà ở, nước sạch sinh hoạt, chuyển đổi ngành nghề... Trong đó, toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng 379 căn nhà ở (50 triệu đồng/căn), chuyển đổi nghề cho 628 hộ (10 triệu đồng/hộ), hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 225 hộ (3 triệu đồng/hộ); đầu tư, nâng cấp 1 trường phổ thông dân tộc nội trú; tổ chức đào tạo nghề dưới 3 tháng cho 1.229 người; cấp 19.398 thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người DTTS.

Gia đình anh Danh Công ở ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu trước đây có hoàn cảnh rất khó khăn. Bao năm cả gia đình 6 người sống chen chúc trong căn nhà đã xuống cấp trầm trọng, nhưng do không có công việc ổn định nên ước mơ có được căn nhà kiên cố của cả gia đình mãi vẫn không thực hiện được. Biết được hoàn cảnh của gia đình anh Danh Công, đầu năm 2024, xã Vĩnh Trạch Đông đã đề nghị cấp trên hỗ trợ gia đình 50 triệu đồng để làm nhà. Không những thế, anh còn được tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn hạn về chăn nuôi, trồng trọt và hỗ trợ chuyển đổi nghề, nhờ đó, đến nay gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo.


 
Còn với ông Danh Thol, ở ấp Cỏ Thum, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, từ khi được hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội và hướng dẫn phương thức làm ăn, kỹ thuật canh tác thì những ruộng đồng hoang hóa của gia đình trước đây đã được thay thế thành những ruộng tôm, lúa cho giá trị kinh tế cao, bền vững. Ông Thol cho biết: “Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, không chỉ riêng gia đình tôi mà đời sống, kinh tế của bà con trong ấp được cải thiện và phát triển hơn trước. Giờ đây, cả ấp không còn nhà tạm, nhà dột nát nữa, đường sá đi lại thuận tiện hơn, trẻ em được đến trường học hành đầy đủ...”.


Cùng với việc chăm lo đời sống vật chất, việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc cũng được tỉnh Bạc Liêu đặc biệt quan tâm. Hiện nay, tất cả 22 chùa của người Khmer trong tỉnh được chính quyền, đoàn thể quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để các vị sư sãi và đồng bào phật tử thực hiện các nghi thức tín ngưỡng. Theo đồng chí Tô Thành Phương, Trưởng ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu, những ngôi chùa, nhà văn hóa cộng đồng của đồng bào Khmer không chỉ là nơi giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer, mà còn là nơi để các vị sư sãi tuyên truyền cho phật tử hiểu rõ và chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.


Để nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần, bảo tồn các giá trị truyền thống của đồng bào các dân tộc, thời gian tới, tỉnh Bạc Liêu tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện nhiều chương trình, chính sách giúp nâng cao đời sống đồng bào như: Đỡ đầu hộ nghèo, hộ cận nghèo, tạo mô hình sinh kế, hỗ trợ nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, chăm lo về giáo dục, y tế, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ đất ở, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất... Đồng chí Ngô Vũ Thăng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Cùng với triển khai các chương trình mục tiêu, các dự án phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, thời gian tới, tỉnh sẽ quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, nâng cao trình độ dân trí cho con em đồng bào Khmer. Đặc biệt là quan tâm thực hiện tốt việc dạy song ngữ để nâng cao chất lượng giáo dục, làm tốt công tác hướng nghiệp, cử tuyển và hỗ trợ học phí, bố trí việc làm cho con em đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh”.


Bài và ảnh: KHÁNH UYÊN


* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom