Nhiễm trùng não do virus herpes dễ nhầm với cúm siêu vi

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
TP HCMTriệu chứng nhiễm trùng não do virus herpes là đau đầu, sốt, buồn nôn, giống sốt siêu vi nên dễ nhầm lẫn dẫn đến chữa không đúng, nguy cơ tiến triển nặng.


Ngày 31/5, BS.CKI Võ Phạm Thùy Linh, Khoa Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thông tin trên, thêm rằng bệnh nhiễm trùng não do virus herpes diễn tiến khá cấp tính. Khoảng 90% người trưởng thành tiềm ẩn virus herpes trong cơ thể. Khi sức đề kháng suy yếu, virus bùng phát, gây ra các triệu chứng trong đó có tấn công vào hệ thần kinh trung ương gây viêm não, viêm màng não...

Virus herpes là một nhóm virus lớn gây nhiễm trùng ở người và động vật. Có hơn 100 loại virus herpes, trong đó 8 loại ảnh hưởng đến con người. Hai loại phổ biến nhất là virus herpes simplex (HSV-1 và HSV-2), có thể gây mụn rộp sinh dục. 6 loại còn lại là virus herpes ở người (human herpesviruses - HHV) type 3-8, gây ra các vấn đề về da, miễn dịch và rối loạn khác.

Nhiễm trùng não do virus herpes có các triệu chứng như sốt cao, co giật, rối loạn ý thức (ngủ gà, li bì, lơ mơ đến hôn mê), các dấu hiệu thần kinh khu trú (liệt nửa người hoặc tứ chi), có nguy cơ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Song, nhiều người tưởng cảm sốt thông thường tự điều trị, triệu chứng đau đầu kèm theo sốt kéo dài làm thay đổi về ý thức, phản ứng chậm, suy giảm trí nhớ.

Đơn cử bà Tiên, 55 tuổi, ngụ Lâm Đồng, đau đầu, mệt mỏi, sốt tưởng sốt siêu vi, bác sĩ bệnh viện tỉnh kê toa thuốc điều trị tại nhà. Gần đây, bà đau đầu nhiều hơn kèm nôn ói, tiếp xúc chậm, hay trả lời sai câu hỏi của người nhà, cầm đồ trên tay hoặc mang dép cũng không nhớ. Kết quả chụp MRI tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho thấy tổn thương ở thùy thái dương phải. Kết quả chọc dò dịch não tủy cho thấy PCR Herpes dương tính.

Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng virus truyền tĩnh mạch trong 14 ngày. Sau thời gian điều trị, kết quả PCR herpes dịch não tủy của bà Tiên vẫn dương tính nên tiếp tục dùng thuốc kháng virus 21 ngày.

Hết liệu trình, bà hồi phục sức khỏe, tỉnh táo, đi lại và ăn uống bình thường. Xét nghiệm dịch não tủy kết quả âm tính với .



Hình MRI cho thấy bà Tiên bị tổn thương não ở thùy thái dương phải (ảnh trái) và hình ảnh sau 21 ngày điều trị. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


Bác sĩ Thùy Linh cho biết bệnh nhân viêm do virus Herpes nếu phát hiện và điều trị trễ có thể tử vong. Ngay cả khi được chẩn đoán và điều trị thích hợp, tỷ lệ tử vong khoảng 20-30%, trường hợp sống sót thì tỷ lệ di chứng thần kinh khoảng 2,5%. Bệnh nhân lớn tuổi, người hôn mê vào thời điểm bắt đầu điều trị luôn có kết quả kém hơn. Chẩn đoán sớm, dùng thuốc đặc hiệu và chăm sóc tích cực, người bệnh thường có tiên lượng tốt.



Bác sĩ Thùy Linh khám cho bà Tiên trước ngày xuất viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.


Virus Herpes lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da hoặc niêm mạc bị tổn thương. Bệnh cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với người mang virus không có triệu chứng qua dịch tiết (nước mũi, nước bọt, dịch tiết đường sinh dục...), vào máu và đến khu trú ở các hạch thần kinh.

Bệnh nhân có biểu hiện bất thường như kéo dài, nôn ói, thay đổi ý thức, hay quên, kích động, ảo giác, thay đổi trí nhớ cấp, sốt... nên đến bác sĩ khám, tìm nguyên nhân.

Bình An

* Tên người bệnh đã được thay đổi

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom