Tỷ lệ sinh giảm 8 năm liên tiếp, xuống mức thấp kỷ lục, khiến Bộ Y tế Nhật phải cảnh báo "nguy cấp" về khả năng duy trì dân số.
Bộ Y tế Nhật Bản ngày 5/6 công bố số liệu cho thấy tỷ lệ sinh trung bình của phụ nữ nước này giảm từ 1,26 năm 2022 xuống mức thấp kỷ lục 1,2 năm 2023, đánh dấu năm suy giảm thứ 8 liên tiếp.
Con số này thấp hơn nhiều so với mức khuyến cáo 2,1 để đảm bảo dân số ổn định, khiến Bộ Y tế Nhật phải mô tả tình hình là "nguy cấp".
"Nhiều yếu tố, như bất ổn kinh tế, khó khăn trong sắp xếp công việc, nuôi dạy con cái là các nguyên nhân khiến tỷ lệ sinh tiếp tục sụt giảm", quan chức Bộ Y tế Nhật nói với AFP.
Người cao tuổi Nhật Bản tập thể dục tại công viên ở Tokyo. Ảnh: AFP
, quốc gia dân số già thứ hai thế giới sau Monaco, đang nỗ lực tìm cách khuyến khích người dân sinh con, ngăn khủng hoảng nhân khẩu học.
Sau số liệu mới của Bộ Y tế, quốc hội Nhật ngày 5/6 thông qua sửa đổi luật, cung cấp thêm các gói hỗ trợ tài chính, tăng quyền lợi nghỉ thai sản, cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ cho người dân. Đây là một trong loạt biện pháp của Nhật nhằm tăng tỷ lệ sinh, điều mà Thủ tướng Fumio Kishida mô tả là "nguy cơ khẩn cấp" với xã hội Nhật.
Trong số các sáng kiến nổi bật, giới chức Tokyo chuẩn bị ra mắt ứng dụng hẹn hò mới. Để sử dụng dịch vụ, người dùng được yêu cầu gửi hồ sơ chứng minh độc thân và thư bày tỏ nguyện vọng muốn kết hôn.
Các quốc gia láng giềng của Nhật Bản cũng đang đối mặt vấn đề tương tự. Tỷ lệ sinh ở Hàn Quốc cũng giảm 4 năm liên tiếp, xuống mức thấp kỷ lục 0,72 năm 2023.
Dân số cũng suy giảm năm thứ hai liên tiếp trong 6 thập kỷ, xuống 1,409 tỷ người. Tình trạng này có thể cản đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, khi dân số trong tuổi lao động giảm mạnh. Nước này đã triển khai nhiều chính sách khuyến sinh, như giảm thuế, tăng chế độ thai sản, trợ giá nhà ở, nhưng chưa cải thiện được tình hình.
Đức Trung (Theo AFP)
Xem tiếp...
Bộ Y tế Nhật Bản ngày 5/6 công bố số liệu cho thấy tỷ lệ sinh trung bình của phụ nữ nước này giảm từ 1,26 năm 2022 xuống mức thấp kỷ lục 1,2 năm 2023, đánh dấu năm suy giảm thứ 8 liên tiếp.
Con số này thấp hơn nhiều so với mức khuyến cáo 2,1 để đảm bảo dân số ổn định, khiến Bộ Y tế Nhật phải mô tả tình hình là "nguy cấp".
"Nhiều yếu tố, như bất ổn kinh tế, khó khăn trong sắp xếp công việc, nuôi dạy con cái là các nguyên nhân khiến tỷ lệ sinh tiếp tục sụt giảm", quan chức Bộ Y tế Nhật nói với AFP.
Người cao tuổi Nhật Bản tập thể dục tại công viên ở Tokyo. Ảnh: AFP
, quốc gia dân số già thứ hai thế giới sau Monaco, đang nỗ lực tìm cách khuyến khích người dân sinh con, ngăn khủng hoảng nhân khẩu học.
Sau số liệu mới của Bộ Y tế, quốc hội Nhật ngày 5/6 thông qua sửa đổi luật, cung cấp thêm các gói hỗ trợ tài chính, tăng quyền lợi nghỉ thai sản, cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ cho người dân. Đây là một trong loạt biện pháp của Nhật nhằm tăng tỷ lệ sinh, điều mà Thủ tướng Fumio Kishida mô tả là "nguy cơ khẩn cấp" với xã hội Nhật.
Trong số các sáng kiến nổi bật, giới chức Tokyo chuẩn bị ra mắt ứng dụng hẹn hò mới. Để sử dụng dịch vụ, người dùng được yêu cầu gửi hồ sơ chứng minh độc thân và thư bày tỏ nguyện vọng muốn kết hôn.
Các quốc gia láng giềng của Nhật Bản cũng đang đối mặt vấn đề tương tự. Tỷ lệ sinh ở Hàn Quốc cũng giảm 4 năm liên tiếp, xuống mức thấp kỷ lục 0,72 năm 2023.
Dân số cũng suy giảm năm thứ hai liên tiếp trong 6 thập kỷ, xuống 1,409 tỷ người. Tình trạng này có thể cản đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, khi dân số trong tuổi lao động giảm mạnh. Nước này đã triển khai nhiều chính sách khuyến sinh, như giảm thuế, tăng chế độ thai sản, trợ giá nhà ở, nhưng chưa cải thiện được tình hình.
Đức Trung (Theo AFP)
Xem tiếp...