Nhật Bản báo động số ca tử vong liên quan đến một loại thực phẩm chức năng

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
331
Theo tờ The New York Times ngày 29-6, Bộ Y tế Nhật Bản thông báo đang điều tra vụ việc 80 trường hợp tử vong nghi liên quan đến một loại thực phẩm chức năng, tăng vọt so với báo cáo 5 trường hợp tử vong được thông tin tại một cuộc họp báo hồi tháng 3-2024.

Nhà chức trách cho biết loại thực phẩm chức năng nói trên là viên nén CholesteHelp có chứa gạo men và men đỏ, với tác dụng giảm cholesterol. Sản phẩm do Công ty Dược phẩm Kobayashi Pharmaceutical (trụ sở tại TP Osaka) phân phối.

Theo giới chức y tế Nhật Bản, loại thực phẩm chức năng này có chứa axít puberulic - một chất cực độc sinh ra từ nấm mốc.

Viên nén CholesteHelp của Công ty Dược phẩm Kobayashi Pharmaceutical. Ảnh: Kyodo


Viên nén CholesteHelp của Công ty Dược phẩm Kobayashi Pharmaceutical. Ảnh: Kyodo


Trước sự gia tăng đột ngột về số ca tử vong, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Keizo Takemi giải thích từ tháng 3 năm nay, Công ty Kobayashi Pharmaceutical không còn cung cấp thêm thông tin về những trường hợp tử vong nghi liên quan đến viên nén CholesteHelp.

Cũng từ tháng 3 tới nay, Công ty Dược phẩm Kobayashi Pharmaceutical ghi nhận báo cáo về 1.656 người đi thăm khám do gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghi do viên nén CholesteHelp gây ra, trong số đó có 289 người phải nhập viện.

Hiện viên nén đã bị thu hồi tại Nhật Bản và Trung Quốc - hai quốc gia duy nhất bán sản phẩm này, theo người phát ngôn của Kobayashi Pharmaceutical.


Bộ Y tế Nhật Bản cũng ráo riết điều tra nhằm làm rõ nguyên nhân các trường hợp tử vong nghi liên quan đến CholesteHelp. Bộ trưởng Takemi khẳng định chính phủ sẽ không để Kobayashi Pharmaceutical tự giải quyết vụ việc nữa.

Kobayashi Pharmaceutical được thành lập năm 1919. Tuy không phải là công ty dược phẩm hàng đầu của Nhật Bản nhưng Kobayashi Pharmaceutical cung cấp nhiều sản phẩm sức khỏe và thực phẩm chức năng, một số được tiêu thụ ở Mỹ và châu Á.

Các quy định về kiểm soát chất lượng liên quan đến thực phẩm chức năng và các sản phẩm sức khỏe khác ở Nhật Bản được đặt ra vào năm 2015. Theo The New York Times, những quy định này không nghiêm ngặt bằng những quy định quản lý thuốc kê toa tại nước này.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom