- Bài viết
- 321
- Xu
- 17,297
Hôm nay là Phật Đản.
1. Chúng sinh mê lầm, khổ đau nên Phật ra đời để hướng dẫn, chỉ đường cho chúng sinh thoát Khổ. Đạo Phật là Đạo thoát Khổ. Chỉ thế thôi.
2. Thế nên, bài chuyển pháp luân đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế (Tứ Thánh Đế) nói về Khổ và thoát Khổ. Có nhiều bài giảng dùng từ ngữ phức tạp để nói về Tứ Diệu đế, nhưng tóm lại đơn giản là:
- Khổ đế: giải thích Khổ là gì (không thoả mãn được tham dục nên khổ), sau đấy kết luận cuộc sống này vốn là Khổ vì chúng sinh ai cũng đang sống với tham dục. Để hiểu về Khổ, ta phải tư duy, tìm hiểu về nó, cảm nhận về nó.
- Tập đế: giải thích về nguồn gốc, nguyên nhân sinh ra Khổ. Chỗ này chính là liên quan đến Duyên khởi (Thập nhị nhân duyên) và câu ""Khi cái này có, thì cái kia có; Cái này phát sinh, thì cái kia phát sinh; Khi cái này không có, thì cái kia không có; Cái này chấm dứt, Cái kia chấm dứt." Hiểu về Duyên khởi sẽ hiểu thêm về luân hồi, về nhân - quả. Người giác ngộ sẽ sợ nhân, thế nên mới có câu "bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả".
- Diệt đế: khi hiểu về Khổ và nguyên nhân sinh Khổ rồi thì tìm cách diệt nó, chấm dứt nó. Vẫn là câu chuyện Duyên khởi 12 nút, nhưng tiến lên 1 bước là không chỉ hiểu về 12 nút ấy là gì mà còn biết trong 12 nút ấy, nút nào là chính, cần phá để chấm dứt cái vòng luẩn quẩn ấy, để cắt 1 cái là hết luân hồi, hết khổ. Cái nút ấy chính là Tham Ái. Hết tham là vạn sự lành
- Đạo đế: ý là con đường, cách thực hành thoát Khổ. Biết nguyên nhân, biết cái cần diệt rồi thì phải biết cách làm thế nào để diệt. Chỗ này chính là nhắc đến Bát Chánh Đạo. Tuy dùng "Đạo" ám chỉ con đường nhưng thực tế là 8 Điều cần làm thực hành để thoát Khổ, và không phải là chọn 1 trong 8 để thực hành mà là phải thực hành đủ cả 8 Điều.
3. Hiểu rồi thì phải tu tập, thực hành.
Con người sống vốn tùy ý đã quen nên để tu tập đạt hiệu quả thì cần phải đưa mình vào khuôn phép, quản thúc bản thân, cái này gọi là Giới. Thế nên cần giữ Giới (trì Giới) là vậy.
Giữ Giới đủ lâu, thành quen thì thân tâm ta đã thiện lành hơn, lúc đó ta cần tĩnh tâm, tập trung tư duy để hiểu sâu hơn. Tập trung chỉ tư duy về điều ấy, gọi là chính niệm, cái nào không phải là điều ấy, ta gọi là tạp niệm, phải loại bỏ. Giữ được trạng thái ấy gọi là Định (tĩnh, tịch).
Định đủ lâu, ta sẽ hiểu, kiến thức tăng trưởng, đó gọi là Tuệ. Khi ta đạt Tuệ, lúc đó ta giác ngộ, người giác ngộ gọi là giác giả, tiếng Phạn gọi giác giả là Budha, ta dịch âm thành Bụt, Phật Đà, Phật.
4. Bao nhiêu quyển kinh ngắn dài thì rồi cũng chỉ để ta hiểu cặn kẽ, thâm sâu hơn về mấy cái trên thôi. Chả phải đọc gì nhiều, chỉ cần đọc kỹ về Tứ Diệu đế, Duyên khởi và Bát Chánh đạo là đủ.
Nếu ai tự nhận mình là con Phật (Phật tử), nhân ngày Phật đản, nhớ đến Phật thì hãy đọc, thực hành những gì Phật dạy, thế là thiết thực nhất.
Nói có 8 vạn 4 nghìn pháp môn thực ra là chỉ 8 vạn 4 nghìn cách tu tập để diệt Khổ, ai hợp cách nào thì chọn cách đấy, như nhau cả. Hiểu thế thì ta sẽ bỏ chấp, bỏ danh sắc, không so sánh, khen chê tông phái, cách thức tu tập của nhau.
Thế là hoà ái, thế giới an ổn, thế là biết ơn Phật, không phụ công Phật.
1. Chúng sinh mê lầm, khổ đau nên Phật ra đời để hướng dẫn, chỉ đường cho chúng sinh thoát Khổ. Đạo Phật là Đạo thoát Khổ. Chỉ thế thôi.
2. Thế nên, bài chuyển pháp luân đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế (Tứ Thánh Đế) nói về Khổ và thoát Khổ. Có nhiều bài giảng dùng từ ngữ phức tạp để nói về Tứ Diệu đế, nhưng tóm lại đơn giản là:
- Khổ đế: giải thích Khổ là gì (không thoả mãn được tham dục nên khổ), sau đấy kết luận cuộc sống này vốn là Khổ vì chúng sinh ai cũng đang sống với tham dục. Để hiểu về Khổ, ta phải tư duy, tìm hiểu về nó, cảm nhận về nó.
- Tập đế: giải thích về nguồn gốc, nguyên nhân sinh ra Khổ. Chỗ này chính là liên quan đến Duyên khởi (Thập nhị nhân duyên) và câu ""Khi cái này có, thì cái kia có; Cái này phát sinh, thì cái kia phát sinh; Khi cái này không có, thì cái kia không có; Cái này chấm dứt, Cái kia chấm dứt." Hiểu về Duyên khởi sẽ hiểu thêm về luân hồi, về nhân - quả. Người giác ngộ sẽ sợ nhân, thế nên mới có câu "bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả".
- Diệt đế: khi hiểu về Khổ và nguyên nhân sinh Khổ rồi thì tìm cách diệt nó, chấm dứt nó. Vẫn là câu chuyện Duyên khởi 12 nút, nhưng tiến lên 1 bước là không chỉ hiểu về 12 nút ấy là gì mà còn biết trong 12 nút ấy, nút nào là chính, cần phá để chấm dứt cái vòng luẩn quẩn ấy, để cắt 1 cái là hết luân hồi, hết khổ. Cái nút ấy chính là Tham Ái. Hết tham là vạn sự lành
- Đạo đế: ý là con đường, cách thực hành thoát Khổ. Biết nguyên nhân, biết cái cần diệt rồi thì phải biết cách làm thế nào để diệt. Chỗ này chính là nhắc đến Bát Chánh Đạo. Tuy dùng "Đạo" ám chỉ con đường nhưng thực tế là 8 Điều cần làm thực hành để thoát Khổ, và không phải là chọn 1 trong 8 để thực hành mà là phải thực hành đủ cả 8 Điều.
3. Hiểu rồi thì phải tu tập, thực hành.
Con người sống vốn tùy ý đã quen nên để tu tập đạt hiệu quả thì cần phải đưa mình vào khuôn phép, quản thúc bản thân, cái này gọi là Giới. Thế nên cần giữ Giới (trì Giới) là vậy.
Giữ Giới đủ lâu, thành quen thì thân tâm ta đã thiện lành hơn, lúc đó ta cần tĩnh tâm, tập trung tư duy để hiểu sâu hơn. Tập trung chỉ tư duy về điều ấy, gọi là chính niệm, cái nào không phải là điều ấy, ta gọi là tạp niệm, phải loại bỏ. Giữ được trạng thái ấy gọi là Định (tĩnh, tịch).
Định đủ lâu, ta sẽ hiểu, kiến thức tăng trưởng, đó gọi là Tuệ. Khi ta đạt Tuệ, lúc đó ta giác ngộ, người giác ngộ gọi là giác giả, tiếng Phạn gọi giác giả là Budha, ta dịch âm thành Bụt, Phật Đà, Phật.
4. Bao nhiêu quyển kinh ngắn dài thì rồi cũng chỉ để ta hiểu cặn kẽ, thâm sâu hơn về mấy cái trên thôi. Chả phải đọc gì nhiều, chỉ cần đọc kỹ về Tứ Diệu đế, Duyên khởi và Bát Chánh đạo là đủ.
Nếu ai tự nhận mình là con Phật (Phật tử), nhân ngày Phật đản, nhớ đến Phật thì hãy đọc, thực hành những gì Phật dạy, thế là thiết thực nhất.
Nói có 8 vạn 4 nghìn pháp môn thực ra là chỉ 8 vạn 4 nghìn cách tu tập để diệt Khổ, ai hợp cách nào thì chọn cách đấy, như nhau cả. Hiểu thế thì ta sẽ bỏ chấp, bỏ danh sắc, không so sánh, khen chê tông phái, cách thức tu tập của nhau.
Thế là hoà ái, thế giới an ổn, thế là biết ơn Phật, không phụ công Phật.