Nhà xuất bản Giáo dục cần đề cao 'tinh thần giáo dục'

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng NXB Giáo dục cần đề cao tinh thần giáo dục, chứ không phải là doanh nghiệp kinh doanh sách giáo khoa.


Ông Sơn nói như trên tại lễ trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho ông Nguyễn Tiến Thanh, ngày 7/6.

Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, dù là tổng công ty với nhiều đơn vị thành viên, quy mô hàng nghìn nhân viên, Nhà xuất bản Giáo dục vẫn còn là đơn vị nhỏ bé so với nhiều doanh nghiệp. Nhưng xét về vai trò, tác động với xã hội và sự nghiệp giáo dục, kỳ vọng với đơn vị này vô cùng lớn, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục.

Ông đề nghị nhà xuất bản nâng cao chất lượng biên soạn và xuất bản sách giáo khoa, có thêm các ấn phẩm khác như sách nghiên cứu, học thuật, văn học, nghệ thuật, góp phần nâng cao dân trí và phát triển con người toàn diện.

"Hai từ giáo dục không chỉ là tên gọi mà còn phải là tinh thần, triết lý. Chúng ta không phải là doanh nghiệp lớn có hoạt động kinh doanh sách giáo khoa, mà là cần mô hình của doanh nghiệp để hoàn thành trách nhiệm của giáo dục", ông Sơn nói.

Tuy vậy, theo ông Sơn, trong thời gian qua Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam "có phần hướng đến mục tiêu của doanh nghiệp hơi lớn và ráo riết".

"Lúc này, tinh thần giáo dục phải là tinh thần lớn nhất của nhà xuất bản, doanh nghiệp kinh doanh thu lợi là công cụ để thực hiện trách nhiệm giáo dục với xã hội", ông Sơn nhấn mạnh.

Từ đó, Bộ trưởng yêu cầu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam điều chỉnh chiến lược, cơ cấu tổ chức, cải tổ từ bên trong.

Ông cũng nhìn nhận đây là thách thức lớn bởi quy mô hoạt động của nhà xuất bản hiện lớn, bộ máy khá cồng kềnh.



Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Tiến Thanh. Ảnh: NXB cung cấp


Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100%, cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm 2022, Nhà xuất bản in hơn 206 triệu bản sách giáo khoa, doanh thu đạt 2.387 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ 2021. Lợi nhuận sau thuế là 331 tỷ đồng, cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động.

Tại kết luận ra cuối năm 2022, Thanh tra Chính phủ xác định có nhiều "bất thường, chưa đảm bảo công bằng, hiệu quả kinh tế" khi lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa, theo phương thức chào hàng cạnh tranh. Đơn vị sử dụng giấy in định lượng thấp hơn so với Tiêu chuẩn quốc gia.


Dương Tâm

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom