Nhà báo đa phương tiện: Khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Ngày 7/12/2023, Bình ở sân bay đợi chuyến Sài Gòn – Hà Nội. Lưng Bình như gù đi vì đeo balo nặng trĩu. Trong đó là một chiếc laptop, hai cái chân máy điện thoại, một chiếc dji osmo, vài ba bộ ổ cứng, mic… Đó là toàn bộ đồ nghề của Bình trong suốt 5 ngày 4 đêm ghi chương trình Hoa Xuân Ca. Tên đầy đủ của Bình là Mai Thị Thái Bình, Biên tập viên đa Phòng Kinh doanh và Nội dung số - Đài Truyền hình Việt Nam. Bình là một nhà báo đa phương tiện.


Nhà báo đa phương tiện còn được biết đến với tên gọi “one-man bands – ban nhạc một thành viên” hoặc “backpack reporters - phóng viên ba lô”. Họ thường xuất hiện tại hiện trường một mình nhưng lại mang theo thiết bị và thực hiện nhiệm vụ của một ekip, thường bao gồm: Viết, quay, thu thanh, dựng, biên tập,…

Trong 5 ngày làm việc cật lực, Bình cần đứng ở nhiều vị trí, từ kỹ thuật, quay phim, biên dựng,… cho đến đẩy nội dung ngắn lên các mạng xã hội. Những nhà báo có nhiều kỹ năng như Bình thường rất hiếm hoi tại các tòa soạn.

Năm 2012, sự ra đời của tác phẩm Tuyết lở (Snow Fall) của News York Times đã tạo ra một cuộc cách mạng về sản xuất đa phương tiện và thúc đẩy xu hướng này đối với báo chí toàn cầu. Chỉ một năm sau, năm 2013, Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhanh chóng tuyển sinh chuyên ngành báo chí đa phương tiện chính quy đầu tiên của cả nước.

Tuy nhiên, sau 12 năm “sản xuất đa phương tiện vẫn chưa phổ biến và chưa trở thành một điều hiển nhiên tại nhiều tòa soạn” – nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhận định. Báo chí Việt Nam vẫn có một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực tế trong sản xuất đa phương tiện.


Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội là một trong hai cơ quan báo chí cấp địa phương hiếm hoi lọt vào lọt top 10 cơ quan báo chí chuyển đổi số đạt mức xuất sắc trên cả nước năm 2023.

Ông Nguyễn Kim Khiêm, Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội cho biết, sản phẩm đa phương tiện là con đường bắt buộc trong hoạch định chiến lược chuyển đổi số. Thực tiễn này đã buộc các phóng viên truyền thống phải chuyển đổi sang tác nghiệp đa phương tiện. Tức là, một phóng viên cần sản xuất được nhiều sản phẩm trên các loại hình và nền tảng khác nhau.

Năm 2021, anh Lê Thành Lương được Đài Tiếng nói Việt Nam cử vào thành phố Hồ Chí Minh tác nghiệp khi dịch COVID-19 bùng phát. Trong 30 ngày theo đuổi F0, ngoài đồ bảo bộ, ba lô của anh chỉ chứa hai chiếc điện thoại Samsung S8, một chân máy, một bộ mic và một chiếc máy tính. Với bộ thiết bị này, anh làm công việc của bốn người: Phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội; viết tin bài cho trang tin điện tử; sản xuất bản tin âm thanh; biên tập, cắt dựng nguyên liệu thô (bao gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh và video).


Khi xây dựng nội dung số cho chương trình Hoa Xuân Ca, nhân sự của nhóm Bình chỉ có 4 đầu người. Trong khi đó, nội dung cần đẩy lên ba nền tảng mạng xã hội chính: Facebook (+Reel), Youtube (+Short), Tiktok. Video ngắn trên nền tảng Tiktok được ưu tiên đặc biệt. Nhóm quyết định đặt máy quay, kèm điện thoại để ghi cả định dạng ngang và dọc. Điều này có nghĩa là phóng viên, biên tập viên cần biết ít nhất 4 kỹ năng: Quay và dựng trên máy quay chuyên dụng; quay và dựng trên điện thoại.

"Tính chất công việc buộc mình phải đa phương tiện. Khi làm nội dung số quay, dựng,… bằng nhiều thiết bị là đều là những kỹ năng cần thiết. Nếu không, mình sẽ phát triển sau rất nhiều bên. Giống như cuộc chạy đua, người làm buộc phải học” – Bình nói.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom