NGƯỜI VIỆT CỔ GỌI BỐN PHƯƠNG BẰNG TỪ NGỮ GÌ ?

Hít Keo Chân Nhân

Tam Giới Hành Giả
Bài viết
1,080
Xu
33,818
Tứ linh nữ thần xuất hiện trong thần thoại sáng thế Việt cổ ngoài là đại diện cho tứ nguyên tố còn là đại diện cho tứ phương. Người Việt cổ gọi bốn phương theo tên của bốn nữ thần này: phương Đông là Chóa (Tsoas), phương Tây là Dịu (Yjao), phương bắc là Muồng (Muoong) và phương Nam là Krắp (Kraep).

Có một người sau khi nghe câu chuyện này thì đã suy đoán rằng: tên gọi của bốn phương này rất có thể đã xuất hiện từ trước, sau đó người ta mới nhân cách hóa nó thành tên của bốn vị nữ thần. Khả năng đó cũng có thể, nhưng cũng chưa chắc chắn, vì tứ thần này tượng trưng cho rất nhiều ý nghĩa, không phải chỉ riêng biểu tượng bốn phương. Còn nếu giải thích trên mặt ngôn ngữ, chúng ta có thể thấy: tiếng Việt cổ là tổ tiên của các ngôn ngữ dân tộc trên mảnh đất Bắc Bộ Việt Nam, có ảnh hưởng trong tiếng của người Kinh, người Mường, người Tày, người Nùng và thậm chí người Thái.

+ Phương Đông là Chóa, nó có thể là tổ tiên của từ “Chói” trong tiếng Việt hiện đại: “sáng chói,” “chói lòa,” “chói chang.” Tức là chỉ cho “ánh sáng mạnh” (bright light), hay làm chúng ta mường tượng đến “sự xuất hiện/khởi sinh của ánh sáng” (the arising of light). Nó chính là mô tả cảnh Mặt Trời mang mọc lên từ Biển Đông. Người xưa đứng trên bờ và nhìn thấy từ rạng đông lúc bình minh, ánh mặt trời xuất hiện mang những tia nắng ấm áp và khiến người nhìn bị nheo mắt lại, do đó họ phát âm “Chóa” khi nhìn thấy mặt trời đang lên, đó là lý do họ gọi phương Đông là “Chóa,” tức là “hướng có ánh sáng hiện lên chói mắt”;

+ Phương Tây là Dịu, rất tương đồng với tiếng Việt hiện đại bằng những tính từ “dịu hiền,” “dịu dàng,” “mát dịu.” Tức là chỉ cho “ánh sáng nhẹ” (soft light), hay làm chúng ta mường tượng đến “sự sắp tàn/sự lặn mất của ánh sáng” (submerged light). Nó chính là mô tả cảnh Mặt Trời sắp lặn xuống núi. Người xưa đứng trên đất và nhìn thấy mặt trời lúc chiều tà hoàng môn dần dần mất dạng, ánh sáng của nó vơi bớt đi và mặt đất chuẩn bị chìm vào bóng tối. Họ buồn bã và nói rằng Thần Mặt Trời đã đi xuống Ngừm (Âm phủ) để soi sáng cho người chết, bỏ mặc người sống chơ vơ giữa bầu trời tối tăm cùng với nỗi sợ hãi. Do đó chữ “Dịu” mang một sắc thái nhẹ nhàng nhưng cũng khá buồn và tiêu cực;

+ Phương Bắc là Muồng, từ này là một từ ngữ cực kỳ xa xưa, niên đại của nó có thể từ 4000 năm trước trở lên, và hoàn toàn không thấy xuất hiện trong tiếng Việt hiện đại. Muồng có cùng nghĩa với Mằng (Marng), tức là chỉ cho một loại Rồng. Người Việt cổ nói rằng vùng đất mà ngày nay gọi là “Bắc Bộ” vốn ban đầu chỉ có những Người Chim sinh sống thôi, sau này, từ phía Bắc có những Người Rồng đã xuất hiện và đi xuống phương Nam. Họ giao phối với những phụ nữ của Người Chim và sinh ra những đứa con lai huyết Chim và Rồng. Cũng chính người phương Bắc đã đem các biểu tượng về con Rồng đến với vùng đất này. Ad cho rằng, những Người Chim được nói đến bởi các linh hồn Việt cổ kia rất có khả năng là người Indonedian, có xuất xứ từ Mã Lai và Nam Đảo gần với chủng hệ Đông Nam Á, còn Người Rồng ở đây có thể chính là người Bách Việt của Thần Nông tương đương với chủng hệ Mongoloit. Ngay hôm trước cũng có một bạn đọc hỏi ad về hình tượng con Rồng của người Việt cổ giống và khác thế nào với Long của người Trung Hoa. Ad xin thưa, con Rồng của Việt cổ được gọi bằng rất nhiều từ ngữ, cổ điển nhất là Muồng và sau đó là Mằng (thực ra 2 từ này tương tự), sau nữa còn có từ Thuồng Luồng. Ngày xưa, ở Bắc Bộ Việt Nam và các vùng đất phía Nam của dãy núi Ngũ Lĩnh (tức Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Phúc Kiến) sông ngòi chằng chịt, có rất nhiều những loài thú dữ quý hiếm mà ngày nay bị tuyệt chủng: ba ba khổng lồ, cá sấu lớn và rắn vảy có râu. Thuồng Luồng có khả năng là chỉ cho loài cá sấu lớn cổ đại, loài cá sấu này hay xuất hiện ở các vùng sông nước của Bắc Việt thời xưa, đặc biệt là ở hệ thống sông Mã và sông Hồng, mãi đến tận thế kỷ 14 thì loài cá sấu này mới gần như tuyệt chủng. Có khả năng con Mằng của người Việt cổ là sự kết hợp của ba ba khổng lồ, cá sấu lớn và rắn vảy có râu, cho nên con Mằng có nhiều nét tương tự với Long của người Trung Hoa. Nó cũng giống như Naga của Ấn-độ hay Drangon của Tây phương vậy. Từ “Mằng” mặc dù đã mất trong ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay, nhưng ad phát hiện một số dân tộc thiểu số vẫn còn sử dụng nó, như người H’Mông, người Nùng, người Lào, thậm chí trong tiếng Thái-lan hiện nay vẫn có từ “Mang” chỉ cho con Rồng. Ad cho rằng nó rất có thể là xuất phát từ tiếng “Mằng” hay “Muồng” của người Việt cổ. Do đó, phương Đông được gọi là “Muồng,” có nghĩa là “hướng mà con Rồng xuất hiện”;

+ Phương Nam là Krắp, đây cũng là một từ ngữ rất cổ sơ, nếu dịch theo nghĩa hiện nay tức là “tài nguyên” (resources). Hiện nay trong tiếng Việt không thấy xuất hiện từ này, nhưng ad suy đoán những tính từ có thể liên quan, biết đâu từ “đầy ắp” hay “ăm ắp” trong tiếng Việt Nam có nguồn gốc từ đây chăng? Krắp mang nghĩa là sự dồi dào, phì nhiêu, hay những cái gì đó được sản sinh ra rất nhiều. Tức là người Việt cổ xa xưa tin rằng phương Nam là một nơi mà cái gì cũng có, cứ hễ cái gì thiếu thốn thì hãy chạy xuống phía Nam ta sẽ tìm được cái mình cần. Tài nguyên thì rất đa dạng, đá cũng là tài nguyên, gỗ cũng là tài nguyên, thảo mộc để làm thuốc cũng là tài nguyên, đồng xanh đồng đỏ, sắt, thép, chì, muối v.v... tất cả cũng là tài nguyên. Văn hóa Việt cổ tin rằng phương Nam bao giờ cũng dễ sống hơn phương Bắc, do đó ngay từ đầu óc của người cổ đại đã lập trình rằng “phải luôn luôn Nam tiến,” “Nam tiến là giàu có,” “Nam tiến là sống vui.” Chính khái niệm này đã vô hình trung tạo nên ý thức Nam tiến của người Việt Nam, đó là lý do tại sao lịch sử Việt Nam thích “Nam tiến” hơn là “Bắc tiến,” vì ngay từ ý thức văn hóa họ đã cho rằng phương Nam là “tài nguyên,” “đất hứa,” “phong phú,” Krắp có nghĩa là “hướng của tài nguyên dồi dào”;

Các bạn thấy đấy, ngôn ngữ và văn hóa nếu ta truy xuất được nguồn gốc của nó, ta sẽ hiểu lý do tại sao người cổ đại có suy nghĩ như vậy, và nó ảnh hưởng thế nào đến tư duy của con cháu người Việt Nam hiện nay. Mặc dù chúng ta đã mất liên hệ với tổ tiên xa xưa của mình, di sản của họ chúng ta cũng đánh rơi mất, nhưng hãy nhớ, chúng ta vẫn mang trong mình dòng máu của họ và cách tư duy của họ vẫn ám ảnh và được lập trình một cách vô hình trong đầu óc chúng ta. Nếu như không tìm hiểu cho kỹ về văn hóa và lịch sử của người Việt cổ, chúng ta sẽ không bao giờ lý giải được tại sao người Việt Nam chúng ta lại có những tư duy như hiện đang diễn ra?


Nguồn FB: Quỷ Học.
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom