Người ươm hạt giống, người gieo mùa vàng

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Anh hùng lao động Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed (ThaiBinh Seed) đã gắn bó cả cuộc đời với cây lúa, cánh đồng, luôn cháy bỏng khát khao ươm hạt giống, gieo mùa vàng cho bà con nông dân. Những nung nấu quyết tâm tìm tòi, nghiên cứu đã đưa ông trở thành tác giả/đồng tác giả của hàng chục giống lúa đột phá về năng suất và chất lượng…


“Khoa học về giống là một khoa học vô cùng phức tạp, bởi nó là điểm xuất phát quan trọng nhất cho mọi cuộc “cách mạng xanh". Nói về giống, do chiến tranh, do cơ chế kìm hãm, chúng ta hiện đang đi sau thế giới nhiều thập kỷ. Một đất nước nhiệt đới, một đất nước nông nghiệp, cây trái ngút ngàn, mà cho đến nay, hằng năm chúng ta vẫn phải bỏ ra đến hàng triệu USD để nhập giống rau, giống hoa. Một cây lúa có 4 vạn gene, nhưng chúng ta chưa “sờ” được vào một gene nào. Nhận thức rõ thực trạng đó, nên tháng 8/2000, khi chính thức tiếp nhận nhiệm vụ Quyền Giám đốc Công ty Giống cây trồng Thái Bình, tôi đã suy nghĩ rất nhiều…”- Những bộc bạch chân thành, những tâm huyết và trăn trở đó của ông Trần Mạnh Báo có lẽ chính là cội nguồn cho thương hiệu ThaiBinh Seed hôm nay trong công tác nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, đặc biệt là giống lúa.

Niềm tự hào của nông dân Việt Nam

Phóng viên: Thưa ông, điều gì khiến ông muốn chia sẻ nhất về hành trình xây dựng và phát triển của ThaiBinh Seed trong suốt thời gian qua?

Ông Trần Mạnh Báo:
Trong hành trình 52 năm xây dựng và phát triển, ThaiBinh Seed luôn lựa chọn sứ mệnh của mình là đồng hành cùng người nông dân. Và xuyên suốt trong các giai đoạn phát triển, ThaiBinh Seed luôn nỗ lực để trở thành niềm tự hào của người nông dân như chính câu slogan của Công ty: “ThaiBinh Seed - niềm tự hào của nông dân Việt Nam”.

Các giống lúa của ThaiBinh Seed hiện diện trên khắp 56 tỉnh, thành, nông dân sử dụng giống lúa của ThaiBinh Seed chiếm 20% diện tích sản xuất nông nghiệp trong cả nước. ThaiBinh Seed có hơn 70 điểm liên kết sản xuất với tổng diện tích 8.000ha/năm. Mỗi năm, ThaiBinh Seed tiêu thụ cho nông dân gần 30.000 tấn sản phẩm. ThaiBinh Seed đã thực hiện 3 hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008, ISO/IEC 17025-2005 và TQM. Từ năm 2012, ThaiBinh Seed trở thành doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Đến nay, ThaiBinh Seed đã có 21 giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống quốc gia. Các giống lúa đã nhanh chóng trở thành giống chủ lực trong cơ cấu sản xuất của nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Việc nhận được nhiều giải thưởng của Đảng và Nhà nước trong những năm qua đã tiếp thêm động lực cho ThaiBinh Seed trong việc nghiên cứu, chọn tạo ra những giống lúa tốt hơn nữa góp phần vào sự phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam.

ThaiBinh Seed hôm nay khang trang và mạnh mẽ vươn lên với 2 nhà máy chế biến hạt giống chất lượng cao theo công nghệ tiên tiến của châu Âu, công suất đạt 30.000-40.000 tấn/năm, 1 nhà máy sấy công nghệ Nhật Bản, 1 nhà máy chế biến gạo công suất 40.000 tấn/năm, phòng thử nghiệm quốc gia Mã số Vilas 110, Viện nghiên cứu cây trồng quy mô 152ha, mỗi năm cung ứng ra thị trường hàng chục nghìn tấn giống cây trồng các loại chất lượng cao...


Toàn cảnh nhà máy chế biến giống cây trồng Vũ Chính.


Toàn cảnh nhà máy chế biến giống cây trồng Vũ Chính.



Phóng viên: Việc phát triển thành công nhiều giống lúa của ThaiBinh Seed bắt nguồn từ đam mê, tâm huyết và cả mồ hôi, nước mắt của ông. Vậy điều gì đã thôi thúc ông theo đuổi, kiên trì không mệt mỏi với sự nghiệp nghiên cứu chọn tạo giống lúa?

Ông Trần Mạnh Báo:
Để nói về điều này, lại phải ngược thời gian trở về năm 1987. Khi đó, tôi được đề bạt Trại phó Trại sản xuất giống lúa cấp I Đông Cơ (Tiền Hải, Thái Bình). Nhìn cơ ngơi của trại tôi suy nghĩ rất nhiều. Trại có 56ha đất dành cho sản xuất giống nhưng mỗi năm chỉ được giao kế hoạch sản xuất 60 tấn giống, nghĩa là mỗi năm, mỗi ha đất chỉ làm ra được chưa đầy 1,1 tấn lúa, trong khi 20 năm trước Thái Bình đã là quê hương 5 tấn. Vì sao như vậy? Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Nước thì cho đến lúc đó chúng ta đã chủ động được do hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh; phân cũng có thể chủ động được. Nhưng vì sao người nông dân không “cần” và năng suất không lên được?

Sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi chợt ngộ ra: Giống và quyền được tự chủ trên mảnh ruộng mới là hai khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Được tự chủ trên mảnh đất của mình, cộng thêm bộ giống tốt nữa sẽ trở thành “đôi chân” vững chãi để đưa năng suất lúa lên cao. Không những người dân trong nước có đủ gạo ăn mà hạt gạo sẽ còn đi ra bốn biển năm châu mang ngoại tệ mạnh về cho đất nước.

Một đất nước nông nghiệp thì phải đi lên từ nông nghiệp. Mơ ước tạo được những giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, xác lập thương hiệu giống Việt Nam trên thị trường đã nhen nhóm trong tôi từ đó, rồi theo thời gian, càng ngày niềm mơ ước càng trở thành khao khát đam mê.


Nhà máy chế biến hạt giống của ThaiBinh Seed.


Nhà máy chế biến hạt giống của ThaiBinh Seed.


Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom